Vương Hạc Đệ bị phơi bày scandal chấn động, vạ lây Điền Hi Vi, fan vẫn bênh?
2 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
Không chỉ bác sĩ pháp y mới cần hòa tan với những vấn đề tâm linh, mà hội trai xinh gái đẹp của ngành hàng không cũng phải đối mặt với nhiều hiện tượng và câu chuyện ma mị không kém, cùng những quy tắc ngầm chỉ người trong cuộc mới hiểu.
Một tiếp viên nữ từng run rẩy tiết lộ trải nghiệm bản thân đã gặp thứ không sạch sẽ trên máy bay. Trên chuyến bay định mệnh đó, có một số hiện tượng lạ liên tục lập lại, chẳng hạn đèn bật tắt liên tục trên máy bay, những tiếng xả nước trong nhà vệ sinh dù không có ai bên trong.
"Tại hãng bay của tôi, chúng tôi luôn tin rằng chiếc máy bay số 502 có linh hồn. Ngoại trừ một số người không tin, còn lại chúng tôi vẫn thường trìu mến gọi chiếc máy bay ấy là Christine - cái tên được đặt theo bộ phim kinh dị nổi tiếng dựa theo tác phẩm của Stephen King", một tiếp viên hàng không giấu tên kể trên News khi nói về trải nghiệm gặp ma của mình ở trên trời.
Cũng theo tiếp viên này, Christine đối xử với một số người tốt hơn vài người khác. Tuy nhiên, phần lớn nhân viên hãng bay đều nhận định, "cô nàng" có tính cách thất thường. Một trong những câu chuyện mà các tiếp viên vẫn truyền tai nhau là việc họ thấy nhiệt độ trong khoang máy bay tăng giảm mạnh đột ngột, đèn tắt bật liên tục. Đôi khi, có tiếp viên nghe rõ tiếng xả nước trong nhà vệ sinh khi máy bay đang ở độ cao 12.000 m. Tuy nhiên cô đợi mãi vẫn không thấy ai bước ra. Khi đẩy cửa ngó vào, nhà vệ sinh hoàn toàn trống rỗng.
"Christine không làm tôi phân tâm, nhưng một số tiếp viên, phi công trong hãng thường cố tránh để không bay cùng cô ấy vì những lời đồn", nữ tiếp viên nói.
Tuy nhiên, Christine không phải là chiếc máy bay bị cho là ma ám duy nhất. Một trong những câu chuyện nổi tiếng nhất về đề tài này thuộc về chuyến bay mang số hiệu 401 của hãng Eastern Airlines.
Câu chuyện bắt đầu vào năm 1972, khi chiếc máy bay Lockheed L-1011-1 Tristar chở theo 3 phi công, 10 tiếp viên và 172 hành khách gặp nạn, đ.âm xuống Everglades, Florida. Tai nạn này khiến nhiều người ra đi, trong đó có cả các phi công.
Hai phi công Robert Albin và Albert John Stockstill trên chuyến bay 401 của Eastern Airlines
Mọi chuyện không dừng lại ở đó, những người còn sống sót đã không ít lần nhìn thấy đội phi công hy sinh trên máy bay Lockheed L-1011-1 Tristar, xuất hiện trên các chuyến bay khác. Một tiếp viên của hãng đã báo cáo rằng, một trong các phi công đó đã xuất hiện giữa chuyến bay cảnh báo cô về một ngọn lửa sắp bùng lên trong cabin rồi biến mất. Tai nạn được cảnh báo đó, theo lời đồn, nó đã xảy ra vào ngày hôm sau.
Ngoài câu chuyện đáng sợ trên, ngành hàng không còn tồn tại khá nhiều quy tắc ngầm như tiếp viên hàng không tại nhiều quốc gia phải đến khách sạn thay vì về nhà sau khi máy bay hạ cánh. Lý giải cho thắc mắc trên, một người trong ngành từng tiết lộ, do các chuyến bay khởi hành và hạ cánh liên tục. Điều này dẫn đến lịch làm việc dày đặc cho tiếp viên, đòi hỏi họ phải di chuyển thường xuyên giữa các thành phố và quốc gia. Việc ở lại khách sạn gần sân bay giúp họ tiết kiệm thời gian di chuyển, đảm bảo có đủ thời gian nghỉ ngơi trước khi bắt đầu chuyến bay tiếp theo.
Lịch làm việc của tiếp viên thường không cố định, có thể thay đổi liên tục. Việc ở lại khách sạn giúp họ tránh làm phiền gia đình với lịch trình di chuyển thất thường và đảm bảo có thời gian riêng tư để nghỉ ngơi và thư giãn.
Thứ hai, các hãng hàng không có quy định nghiêm ngặt về thời gian nghỉ ngơi cho tiếp viên nhằm đảm bảo an toàn cho cả phi hành đoàn và hành khách. Sau một chuyến bay dài, tiếp viên cần có đủ thời gian để ngủ đủ giấc và thư giãn trước khi bắt đầu nhiệm vụ tiếp theo. Việc ở lại khách sạn giúp họ dễ dàng tuân thủ các quy định này và đảm bảo sức khỏe, sự tỉnh táo khi làm việc.
Ngoài ra, hầu hết các khách sạn dành cho tiếp viên đều nằm gần sân bay, thuận tiện cho việc di chuyển đến và đi khỏi nơi làm việc. Việc này giúp họ tiết kiệm thời gian và chi phí di chuyển, đặc biệt là vào ban đêm hoặc khi giao thông đông đúc.
Một tiết lộ thú vị khác của nam tiếp viên hàng không hãng bay có trụ sở tại Mỹ, sẽ khiến bạn hoặc ai đó có ý định sử dụng cà phê trên máy bay phải rén ngang. Cụ thể, người này cho biết "Bể chứa nước trên máy bay hiếm khi được làm sạch. Nó cũng thường được đặt gần nhà vệ sinh. Tôi không muốn nghĩ đến nấm mốc và vi khuẩn phát triển trong những nơi đó. Vì bất kỳ lý do gì, chúng tôi không được phép đổ nước trong bình xuống cống mà phải đổ xuống bồn cầu. Vì vậy, khi đổ xuống, để không bắn tung tóe, bạn phải đặt bình gần bồn cầu. Lúc này, có thể vi khuẩn hoặc bất cứ thứ gì có thể bắn ngược lại và bám vào bình cà phê".
Những thông tin trên nhanh chóng thu hút sự chú ý của đông đảo cư dân mạng, đa số họ bày tỏ bản thân luôn cảm thấy rùng mình khi thấy mọi người gọi cà phê trên máy bay.
Bởi theo một số quy tắc, những tiếp viên chỉ dùng thức uống đóng chai và không bao giờ uống bất kỳ chất lỏng nào được pha chế trên máy bay. Nguyên nhân là vì nước dùng để pha lấy từ bể chứa trên máy bay. Hiếm khi người ta làm sạch nơi chứa nước và thường đặt ở gần nhà vệ sinh. Nước pha cà phê hay trà đều đến từ cùng một thùng nước đó. Cũng vì điều này, mà các phụ huynh được khuyến cáo không dùng nước trên chuyến bay để pha sữa cho con nhỏ.
Tiến sĩ Cedric Spark, chuyên gia về bệnh truyền nhiễm tại Trung tâm Y tế Đại học Baylor khuyến cáo những người có hệ thống miễn dịch bị tổn hại nên tránh xa đồ uống trên chuyến bay.
Madam Pang cúi đầu trước CĐV Việt, thay Supachok dọn tàn cuộc, kể điều tâm linh Bình Minh16:23:11 07/01/2025Sau khoảnh khắc gây phẫn nộ vì ăn mừng bàn thắng của Supachok, Madam Pang bất ngờ cúi đầu cảm ơn người hâm mộ Việt Nam. Bà cũng có chia sẻ gây chú ý liên quan chuyện tâm linh.
2 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
0 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
4 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
5 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 1 Thảo luận | Báo cáo