Vua Khang Hy 1 đêm thị tẩm 9 phi tần, cuối đời nhận "quả báo" vì đời sống tình ái bê bối
5 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
Vào thời cổ đại, đại đa số các cô gái đều mong ước trở thành phi tử của Hoàng đế. Vì thế rất nhiều người phải tranh giành nhau để có thể tiến cung. Ấy thế nhưng không phải ai cũng thành công, biến giấc mơ thành sự thật.
Trong lịch sử phong kiến Trung Quốc, các nữ nhân trong hậu cung đều là mẫu dĩ tử quý (phú quý của người mẹ dựa vào con cái) bởi nhiều người cho rằng việc phi tần không có con như đã mất đi chỗ dựa. Tuy nhiên, có rất nhiều phi tần không thể sinh con, đây là một điều khá kỳ lạ lúc bấy giờ.
Nhiều người cho rằng nguyên nhân chủ yếu dẫn đến việc các phi tần khó có khả năng mang thai là do âm mưu cung đấu giữa hàng trăm nữ nhân trong cung.
Trong suy nghĩ của nhiều người, để hạ gục đối thủ của mình, các phi tần hậu cung sẽ dùng mọi cách để hạ độc, dẫn dụ hay khiến phi tần khác sẩy thai, sinh non.
Nhưng thực tế là không có quá nhiều âm mưu như thế được thực hiện trót lọt, bởi vì bất kể hậu cung của triều đại nào cũng đều bị kiểm soát rất chặt chẽ.
Thế nhưng tại sao sau khi trở thành người phụ nữ của vua, họ lại không còn khả năng sinh sản?
Có 3 nguyên nhân chính lý giải cho việc này. Và Hoàng đế chính là người quyết định việc phi tần có thể mang thai hay không.
Đầu tiên phải kể tới một sự thật, trong cung chỉ có duy nhất 1 hoàng đế, nhưng lại có rất nhiều thê thiếp.
Chẳng hạn như Thanh triều, mỗi tối sau khi hoàng thượng dùng bữa, đều sẽ lật tấm thẻ bài, quyết định xem vị nương nương nào sẽ hầu hạ hoàng thượng hôm đó.
Cũng vì "cơ chế" này nên các phi tần trong hậu cung bắt đầu hành động, hối lộ thái giám của phòng Kính sự để họ đặt thẻ bài của mình ở vị trí nổi bật, như thế khả năng được chọn sẽ cao hơn.
Đối với các phi tần không chịu hối lộ thì ngay cả thẻ bài cũng không có, làm sao có cơ hội được hoàng thượng lật thẻ bài?
Có rất nhiều phi tần, mỹ nữ sống cả đời trong cung nhưng chưa một lần được vua chọn để "thị tẩm", một số người may mắn được phục vụ hoàng đế một lần nhưng như thế là chưa đủ để mang thai.
Không có cơ hội thị tẩm đồng nghĩa với việc không có cơ hội mang long thai. Vậy nên những phi tần này cả đời không thể sinh con, thậm chí cho tới khi qua đời, họ vẫn còn là trinh nữ.
Nguyên nhân thứ hai là do chính hoàng đế không muốn phi tần mang thai.
Vào thời cổ đại, có không ít các cuộc hôn nhân đến từ mục đích giao hảo, làm thân. Con gái của các dân tộc thiểu số tiến cung, trở thành phi tử của hoàng đế.
Xuất thân của họ đa phần đều không thể làm hoàng đế yên tâm, chính vì thế hoàng đế không muốn họ mang thai.
Nếu không muốn phi tần vừa được "thị tẩm" mang long thai, hoàng đế sẽ ra lệnh cho thái giám thực hiện một loạt hành động.
Họ sẽ ấn vào một huyệt đạo trên mông của vị phi tần, sau đó liên tục ấn vào bụng để tinh dịch chảy ra ngoài, hạn chế cơ hội mang thai. Trong một số trường hợp, hoàng đế có thể ban thuốc tránh thai cho phi tần mình vừa "thị tẩm".
Lý do khiến Hoàng đế phải làm vậy là để tránh những sự tranh giành trong hậu cung. Vì một phi tần mang thai sẽ được hoàng đế sủng ái hơn, nếu là con trai có thể được phong làm hoàng tử, nằm trong danh sách nối ngôi vua, người mẹ cũng nhờ cậy con mà nâng vị thế của mình lên.
Ngoài ra, một số vị phi tần được tuyển chọn vào cung là để củng cố thế lực của nhiều dòng họ.
Với nguyên nhân này, Hoàng đế sẽ quyết định ai sẽ được phép và ai sẽ không được phép mang long thai, cứ như vậy nên ngày càng ít các phi tần trong cung có khả năng mang thai.
Ngoài ra, một số phi tần không thể sinh con là do chính cơ thể của họ. Cho dù hoàng thượng có sủng ái cỡ nào cũng không thể đơm hoa kết trái, chỉ có thể từ bỏ mong muốn.
Có thể thấy, các vị phi tần trong hậu cung không sinh được con, vì cả yếu tố khách quan và chủ quan.
Dù mong muốn của họ phần lớn đến từ cuộc đua tranh sủng, giành vinh quang cho mẫu tộc, nhưng suy cho cùng họ vẫn là người đáng thương nhất, vì đến cuối đời họ vẫn không thể biết tới niềm hạnh phúc vô bờ bến, đó là có con, không cảm nhận được tình cảm vợ chồng gia đình ấm áp.
Trong xã hội phong kiến, trở thành người phụ nữ của hoàng thượng là một điều vô cùng vẻ vang. Nhưng đằng sau sự vinh quang đó là những trói buộc niềm vui, kìm kẹp tự do hạnh phúc của người phụ nữ.
Cuộc sống của họ chỉ xoay quanh mong ước mang được long thai. Hoàng thượng vui, họ cũng vì thế mà vui vẻ. Hoàng thượng băng hà, có thể họ cũng vì thế mà bỏ mạng. Đây liệu có phải là hạnh phúc vợ chồng thực sự?
Sống trong xã hội ngày nay, khi mà nam nữ bình quyền, thật may mắn thay người phụ nữ có thể làm những điều bản thân muốn, tự do bay theo ước mơ của mình mà không bị gông cùm của chế độ ràng buộc, có nhiều lựa chọn hơn cho cuộc sống hạnh phúc của bản thân.
Không ai dám cưới cung nữ dù trẻ đẹp, lý do đằng sau khiến ai cũng sốc! Thảo Mai17:09:13 27/03/2024Trong hoàng cung thời cổ đại của Trung Quốc, cung nữ (thị nữ hay a hoàn) là tầng lớp có số lượng áp đảo vì họ là những người đảm nhiệm các công việc tạp vụ, giặt giũ, bưng trà nước và lo việc ăn uống, sinh hoạt cho chủ nhân.
5 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
4 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
4 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 0 Thảo luận | Báo cáo