Hoàng Hường kể tội hậu đám cưới của Phúng Phính, HH Phương Lê liền ra mặt
1 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
Nhiều người bày tỏ sự đồng tình, cho rằng việc ghép hai từ này với nhau nghe khá kỳ lạ, "lệch pha". Tuy nhiên, cũng không ít ý kiến cho rằng "nhé ạ" đã trở thành một thói quen trong giao tiếp.
Mới đây, siêu mẫu Xuân Lan đã tạo nên cuộc "đại chiến" với toàn cõi mạng khi cho rằng không nên dùng cụm từ "nhé ạ".
Cụ thể, Xuân Lan chia sẻ quan điểm trên trang cá nhân: ""Nhé"và "ạ" là 2 từ đệm có tính chất khẩu ngữ đặt ở cuối câu,"nhé" dùng cho ngang hàng thân mật, "ạ" dùng để kính trọng kẻ dưới người trên. Đừng gộp lại".
Ngay lập tức, dòng trạng thái này đã gây bão toàn cõi mạng. Bên dưới bài viết, nhiều netizen đã đưa ra những quan điểm trái chiều về cách sử dụng từ ngữ này.
Trong đó, một số netizen đồng tình với quan điểm của Xuân Lan khi cho rằng sự kết hợp của "nhé ạ" là không nên sử dụng.
Tuy nhiên, phần lớn cộng đồng mạng lại nhận xét không nên đặt nặng lỗi sai ngữ pháp với cách sử dụng từ ngữ này. Bởi trong nhiều trường hợp, nếu dùng từ "nhé" thì quá thân mật hay suồng sã với người đối diện, nhưng nếu chỉ sử dụng từ "ạ" thì lại khiến câu nói trở nên trang trọng quá mức.
Do đó, việc sử dụng cụm "nhé ạ" được xem là một cách cân bằng để 2 người nói chuyện thoải mái và thân thiện với nhau hơn, song vẫn giữ được sự trang trọng cho cuộc đối thoại.
Người trẻ nghĩ thế nào về 'nhé ạ'?
Khi được hỏi về cụm từ "nhé ạ", bạn Trung Quân (20 tuổi, sinh viên tại TP.HCM) chia sẻ: "Mình nghĩ đây là kiểu nói vui, tạo cảm giác nhẹ nhàng hơn khi nhờ vả ai đó hoặc khi kết thúc câu. Mình thấy nó cũng không có gì nghiêm trọng lắm!".
Cùng quan điểm đồng tình, một số bạn trẻ cho rằng kết hợp hai từ này là cách "làm mềm" câu từ, biểu thị sự nhờ vả một cách lịch sự và lễ phép.
Chẳng hạn, câu nói "Cô làm giúp em nhé!" có thể bị coi là thiếu kính trọng với người lớn, trong khi câu "Cô làm giúp em ạ!" lại khiến người khác hiểu rằng người nói đang yêu cầu hoặc "ra lệnh" một cách chưa tế nhị.
Vì vậy, việc sử dụng cụm từ "nhé ạ" được cho là dung hòa cả hai thái độ: vừa tôn trọng, vừa thân thiện.
Tuy nhiên, không phải ai cũng cảm thấy thoải mái với cách sử dụng này. Chị Ngọc Trân (25 tuổi, nhân viên văn phòng) nhận định: "Mình thấy cụm từ này thừa và thiếu lịch sự. Nếu dùng với người lớn tuổi hoặc cấp trên có thể khiến họ cảm thấy khó chịu. Mình nghĩ ngôn ngữ cần chuẩn mực hơn, nhất là khi giao tiếp chuyên nghiệp".
Để bảo vệ quan điểm, số đông bạn trẻ khác cho rằng "nhé ạ" vẫn dễ thương, thân thiện nếu phân biệt ngữ cảnh giao tiếp. Họ cho biết mình chỉ sử dụng trong các đoạn chat hoặc bài đăng trên mạng xã hội, với những người có mối quan hệ thân thiết.
Ngọc Vân (17 tuổi, học sinh lớp 12 tại huyện Củ Chi, TP.HCM) bày tỏ: "Mình và bạn bè xung quanh vẫn hay dùng 'nhé ạ' khi nhắn tin hay bình luận trên mạng xã hội.
Mình cũng chưa từng bị ai 'chỉnh' lại bao giờ. Mọi người đều tỏ ra bình thường, thậm chí thoải mái, vui vẻ nữa. Nên mình cũng không quá để ý".
Liệu có nên kết hợp 'nhé' và 'ạ'?
Cô Lê Thị Hoài Thanh - giáo viên môn ngữ văn tại Trường THPT Lê Thánh Tôn (quận 7, TP.HCM) - cho rằng việc kết hợp "nhé" và "ạ" là cách sử dụng không hợp lý trong giao tiếp tiếng Việt.
"Ví dụ như câu: 'Cô cảm ơn em nhé!' sẽ thể hiện sự thân mật; còn 'Dạ cô ạ!' lại mang ý nghĩa vâng lời, hoặc mong muốn giúp đỡ. Hai từ này vốn có chức năng khác nhau, nên việc ghép lại là chưa chuẩn xác. Vì vậy, tôi không đồng tình cách sử dụng này", cô Thanh phân tích.
Dựa vào Từ điển tiếng Việt (Hoàng Phê chủ biên), cô Thanh cũng chỉ ra cách hiểu chuẩn của hai từ đệm này:
"Nhé" (khẩu ngữ, thường dùng ở cuối câu): từ biểu thị thái độ thân mật của mình đối với người đối thoại.
1. Với ý mong muốn lời nói của mình được chú ý. Ví dụ: "Mẹ ở nhà, con đi nhé".
2. Với ý mong muốn người đối thoại đồng ý với ý kiến, đề nghị của mình.
Trợ từ "ạ": tỏ ý kính trọng hoặc thân mật khi xưng hô trò chuyện, thường dùng ở cuối câu hoặc sau từ chỉ người nói chuyện với mình.
Ví dụ: "Vâng ạ", "Em chào thầy ạ", "Chị ạ, mai em bận rồi",...
Từ đệm "ạ": tiếng trước câu sực nhớ, hoặc đứng sau câu để làm dịu lời nói. Ví dụ: "Ạ! Nói đó sao?",...
Cô Thanh kết luận: "Hai từ này được dùng trong những ngữ cảnh và mục đích khác nhau, nên không thể phân tích như các bạn trẻ đã nghĩ. Ngôn ngữ cần được sử dụng đúng chuẩn mực để tránh gây hiểu nhầm trong giao tiếp".
Sự kết hợp "nhé ạ" đã cho thấy sự sáng tạo trong ngôn ngữ của giới trẻ, nhưng đồng thời cũng đặt ra câu hỏi về việc giữ gìn tính chuẩn xác trong giao tiếp tiếng Việt.
Theo bạn, đây có phải là dấu hiệu của sự linh hoạt, đổi mới ngôn ngữ hiện đại, hay là một thói quen cần được cân nhắc lại?
Cô Bình Yên lại khiến CĐM quốc tế bấn loạn với bản cover Million Dollar Baby Đình Như17:20:09 19/10/2024Những ngày gần đây, MXH TikTok bỗng truyền tay nhau 1 đoạn cover bài hát Million Dollar Baby của 1 nữ TikToker lớn tuổi đến từ Việt Nam. Người này thường được dân mạng gọi là Cô Bình Yên.
1 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
4 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
5 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
4 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 2 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
4 | 2 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 0 Thảo luận | Báo cáo