Chung Trấn Đào bị bắt gặp hát vỉa hè, từ tài tử màn ảnh nay thành con nợ 700 tỷ
3 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
Tạp chí Times liệt kê Nhậm Chính Phi trong danh sách 100 người ảnh hưởng nhất năm 2005. Những đóng góp to lớn của Nhậm Chính Phi cũng như Huawei không chỉ góp phần to lớn vào sự thay đổi bộ mặt kinh tế Trung Quốc, nó còn góp phần đẩy mạnh sự phát triển mạng lưới viễn thông trên toàn cầu.
Nhậm Chính Phi sinh năm 1944. Tổ tiên họ Nhậm gốc gác ở tỉnh Giang Tô thuộc tầng lớp giàu có. Thế nhưng Nhậm Chính Phi lại được sinh ra tại Quý Châu, nơi nghèo nhất đất nước. Năm 2015, ông trả lời BBC rằng mình xuất thân từ gia đình bình thường. Ông nói vì có muối để nấu ăn nên nhà ông được xem là giàu có.
Nhậm Chính Phi đi học tiểu học tại huyện thu vùng núi hẻo lánh ở Quý Châu. Năm 1963, Nhậm Chính Phi đăng ký vào Học viện Công trình Kiến trúc Trùng Khánh (nay là Đại học Trùng Khánh) và được tuyển dụng vào một đơn vị kỹ thuật xây dựng sau khi tốt nghiệp. Ông tự học 3 ngoại ngữ, điều khiển tự động, điện tử số, khoa học máy tính, logic, triết học.
Năm 1974, Nhậm Chính Phi gia nhập Quân đội Giải phóng Nhân dân (PLA) với tư cách là một kỹ sư. Thời điểm này Trung Quốc đang diễn ra cuộc Cách mạng Văn hóa trong bối cảnh đất nước bị thiếu hụt nghiêm trọng lương thực và quần áo.
Ông Nhậm được giao nhiệm vụ thành lập một nhà máy hóa chất để sản xuất sợi dệt ở đông bắc Trung Quốc. Đây là một phần trong kế hoạch của chính phủ nhằm đảm bảo mọi người dân có ít nhất một bộ quần áo tươm tất.
Nhậm Chính Phi và các đồng đội của mình phải ngủ trong một căn nhà tồi tàn ở nhiệt độ 0 độ C và sống bằng cách ăn rau trong nhiều tháng liền. Tuy nhiên, Nhậm Chính Phi cho biết lúc đó ông rất vui vì trong khi những người khác tại Trung Quốc bị chỉ trích do đọc quá nhiều sách thì nhà máy "có lẽ là một trong số ít nơi mà mọi người có thể đọc".
Vị doanh nhân tiết lộ bản thân từng mong muốn trở thành một trung tá phục vụ trong PLA. Tuy nhiên, điều này đã không thể trở thành hiện thực do lý lịch cha mẹ có dính dáng tới Quốc Dân Đảng. Công việc cuối cùng của ông tại PLA là phó giám đốc một viện nghiên cứu xây dựng.
Thế nhưng mối liên hệ này vẫn khiến người ta đặt ra nghi vấn về sợi dây giữa Huawei và chính phủ Trung Quốc. Sau này, Ông bác bỏ các cáo buộc chính phủ yêu cầu Huawei gián điệp.
Năm 1987, Nhậm Chính Phi thành lập Công ty công nghệ Huawei với số vốn 21.000 RMB (Nhân dân tệ) tương đương khoảng 5.000 USD thời điểm ấy. Với vị trí ở Thâm Quyến (cầu nối giữa Hồng Kông và Trung Quốc Đại lục).
Theo cuốn sách " The Huawei Way" của tác giả Tian Tao, thời gian đầu công ty kinh doanh như một nhà cung cấp thiết bị và gặp rất nhiều khó khăn. Huawei phải vật lộn để giành thị phần và ông Nhậm đối mặt với "những lo lắng và trầm cảm nghiêm trọng trong những ngày đen tối nhất của công ty".
Nhà sáng lập Huawei yêu cầu nhân viên làm việc nhiều giờ và làm bất cứ điều gì cần thiết để đảm bảo công việc kinh doanh. Không thể cạnh tranh ở các thành phố lớn, Huawei ban đầu tập trung vào các thị trấn và làng mạc nhỏ của Trung Quốc. Trong thời gian đó, ông Nhậm đã đầu tư rất nhiều vào nghiên cứu và phát triển, thúc đẩy Huawei tạo ra công nghệ của riêng mình để có thể cạnh tranh với các đối thủ lớn hơn.
Năm 1992, Nhậm phát triển triển sản phẩm C&C8 sever switch và bán với giá chỉ bằng 1/3 thị trường, đây là bước phát triển thành công đầu tiên của Huawei.
Sau đó, Huawei nhận được các hợp đồng xây dựng trung tâm dữ liệu, xây dựng mạng viễn thông 4G. Huawei cũng hoạt động trong việc xây dựng mạng viễn thông cho các nước châu Phi phục vụ xây dựng quan hệ ngoại giao cho Trung Quốc vào những năm 1990.
Sau 32 năm xây dựng và phát triển, Huawei là thương hiệu điện tử lớn nhất Trung Quốc, một trong những tập đoàn có sức ảnh hưởng nhất Trung Quốc và là nhà sản xuất hạ tầng viễn thông 5G hàng đầu thế giới, đồng thời vượt mặt Apple trở thành hãng sản xuất smartphone lớn thứ hai thế giới.
Tuy nhiên sự phát triển quá mạnh mẽ của Huawei cùng sự hậu thuẫn của chính phủ CHND Trung Hoa đã làm chính quyền tổng thống Donald Trump lo ngại. Huawei trở thành nạn nhân của cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung với việc tổng thống Donald Trump ra lệnh cấm các hãng công nghệ Mỹ xuất khẩu linh kiện và phần mềm cho Huawei, đặc biệt là nền tảng hệ điều hành Android của Google. Nhiều quốc gia phương Tây đồng minh của Mỹ cũng cân nhắc việc cấm Huawei bán các sản phẩm viễn thông 5G tại quốc gia mình. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến tương lai của Huawei nói riêng và các hãng công nghệ trên toàn thế giới nói chung.
Phát biểu trước báo giới về lệnh cấm vận từ Mỹ, ông Nhậm Chính Phi hoàn toàn không tỏ ra lo sợ và tuyên bố Huawei có đủ năng lực để tạo ra nền tảng tương đương, cạnh tranh với Android cũng như xoay xở được nguồn cung ứng linh kiện phần cứng.
Là 1 người sống kín tiếng, nhưng đã có lúc ông Nhậm Chính Phi có những chia sẻ về gia đình.
Khoảng thời gian làm việc cho quân ngũ, ông cưới người vợ đầu tiên, Mạnh Quân, và có một con gái là bà Mạnh Vãn Châu và 1 con trai Nhậm Bình.
Ông Nhậm ly hôn với vợ đầu không lâu sau khi mở Huawei và kết hôn với Diêu Lăng. Cả hai có một con gái tên là Diêu Anna. Cô con gái này tuy học vị rất cao nhưng lại quyết định đi theo con đường diễn xuất.
Cuộc sống của ông Nhậm không được biết đến nhiều. Theo một bài báo trên Paris Match, gia đình ông sống trong "cung điện" tại Thâm Quyến để đón khách thăm Huawei. Theo truyền thông Trung Quốc, ông đang sống với người vợ thứ ba, đó là cựu trợ lý tên Su Wei.
Nhậm Chính Phi dành nhiều thời gian cho công việc, vì vậy ông có rất ít thời gian để xây dựng mối quan hệ bền chặt với 3 con của mình.
Tỷ phú này cho biết, trong thời gian ở quân đội, mỗi năm ông chỉ dành một tháng cho gia đình của mình. Sau khi thành lập Huawei, "Tôi đã phải đấu tranh cho sự tồn tại của công ty này và dành 16 giờ mỗi ngày trong văn phòng", ông nói.
Theo một email mà trang Sina Tech có được, Nhậm Chính Phi viết điều hành Huawei cần tầm nhìn, sự quyết tâm và tầm nhìn dài hạn. "Không ai trong số các thành viên gia đình tôi có được các phẩm chất này, vì thế, họ không bao giờ có tên trong danh sách thừa kế". Dù vậy, Mạnh Vãn Châu dường như chứng minh cha mình đã sai. Bà gia nhập Huawei năm 1993 và từng bước trở thành Giám đốc Tài chính. Bà thay thế ông Nhậm làm Phó Chủ tịch công ty vào tháng 3/2018.
Bà bị bắt tại Canada vào ngày 1/12/2020 vì liên quan đến việc che giấu liên hệ giữa Huawei và một công ty bán thiết bị Huawei cho Iran, vi phạm các lệnh trừng phạt của Mỹ. Trung Quốc ngay lập tức phản ứng và đòi Canada thả bà Mạnh cũng như Mỹ rút lại lệnh bắt giữ.
Vụ bắt giữ bà Mạnh như đổ dầu vào lửa các xung đột giữa Mỹ và Trung Quốc. Trung Quốc cảnh báo mọi biện pháp sắp tới sẽ phụ thuộc vào hành động của Mỹ cũng như cảnh báo Canada sẽ "lĩnh hậu quả nghiêm trọng".
Hôm 25/9 vừa qua, bà Mạnh về nước sau khi được tòa án Canada trả tự do theo một thỏa thuận với các công tố viên Mỹ.
Theo bảng xếp hạng Real Time của Forbes, ông Nhậm hiện sở hữu khối tài sản 1,3 tỷ USD.
Vương Nhất Bác bị nữ diễn viên 9x có gia thế khủng đeo bám, động thái của nam thần gây chú ý? Hoàng Anh08:57:28 12/05/2022Là 1 trong những lưu lượng hàng đầu Trung Quốc, việc Vương Nhất Bác bị người khác lợi dụng để kéo nhiệt có lẽ là điều không còn xa lạ trong showbiz
3 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
4 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
5 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
4 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 0 Thảo luận | Báo cáo