Danh ca Lan Ngọc: Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn xem như em gái, là ngoại lệ duy nhất
2 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
Một người nghệ sĩ nổi tiếng với biệt tài "chắp cánh" cho những bài thơ trở thành những giai điệu. Cố nhạc sĩ Hoàng Hiệp đã để lại cho đời những ca khúc đi theo năm tháng.
Nhạc sĩ Hoàng Hiệp (1 tháng 10, 1931 - 9 tháng 1, 2013) là một trong những nhạc sĩ tiêu biểu nhất của dòng nhạc cách mạng Việt Nam, với nhiều tác phẩm phản ánh những giai đoạn thay đổi của dân tộc Việt Nam trong thế kỷ 20.
Ông tên thật là Lưu Trần Nghiệp, bút danh là Lưu Nguyễn. Ông sinh ngày 01/10/1931 ở xã Mỹ Hiệp, huyện Chợ Mới, An Giang. Ông tham gia cách mạng vào năm 1945, tham gia vào đoàn Tuyên truyền lưu động Long Xuyên, sau chuyển về đoàn văn công và phân hội Văn nghệ Long Châu Hà. Hoàng Hiệp bắt đầu sáng tác từ năm 1948, tuy nhiên những tác phẩm thật sự để đời của ông chỉ xuất hiện trong những giai đoạn sáng tác sau đó vài thập kỷ.
Ông là một trong những nhạc sĩ phổ thơ xuất sắc. Ông cũng từng là Tổng thư kí Hội âm nhạc Thành phố Hồ Chí Minh. Với những công hiến to lớn cho sự nghiệp cách mạng và nền âm nhạc nước nhà, ông đã được tặng thưởng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học - nghệ thuật (đợt 2, năm 2000).
Ngày nhỏ bên ngoại ông là nhà giáo, muốn ông nối nghiệp nghề "gõ đầu trẻ". Bên nội ông muốn ông theo nghề thuốc gia truyền để trị bịnh cứu người. Ông không trở thành thầy giáo mà cũng không là thầy thuốc. Cuộc đời lại trao cho Hoàng Hiệp một cái nghề viết ra các bài hát.
Sau ngày Nhật đảo chánh Pháp (9-3-1945), một số công chức và những học sinh ngày đó tập hợp nhau lại và tổ chức Thanh niên Tiền Phong. Ngoài những giờ phút luyện tập vất vả họ hát vang những bài ca yêu nước. Và cũng từ đây một người nhạc sĩ yêu nước Lưu Trần Nghiệp bị lôi cuốn bởi những tiếng hát hào hùng ấy đã đánh thức năng khiếu âm nhạc đã có sẵn trong mình.
"Ngày ấy, con rạch chảy qua trước nhà về đêm thật là thanh vắng. Một tiếng rao hàng cũng lọt đến tai mọi nhà hai bên bờ sông. Và cũng từ trên dòng sông ấy, nhiều đêm lại vang lên những giọng hò đối đáp. Những giọng hò cũng trôi theo sông, chất chứa nhiều nỗi niềm tâm sự. Những âm thanh trầm bổng nhặt khoan, mênh mông dìu dặt đó thường làm cho tâm hồn trẻ thơ tôi không sao chịu nổi. Nó gây cho tôi nỗi xốn xang bứt rứt", nhạc sĩ Hoàng Hiệp chia sẻ.
Ngày đó ở làng chỉ có thầy giáo Nguyễn Ngọc Bạch là người biết chơi đàn mandoline và là tác giả những bài hát Cương quyết ra đi, Tháp Mười anh dũng, Tuyên truyền lưu động.
Còn bé nhưng ông vừa thích hát lại vừa thích đàn. Hồi ấy, một cây đàn mandoline có giá tiền tương đương bằng mấy chục giạ lúa. Gia đình thì nghèo nên ông không thể mua đàn được.
"Nhưng giờ đây tôi lại xin ba má tôi một cây đàn, mặc dầu biết rằng đó là một vật không phải ai muốn cũng được. Nó vượt quá khả năng của gia đình. Vậy mà, để chiều theo sở thích của tôi, ba tôi đành phải bán hết số lúa để ăn còn lại của cả nhà. Sau đó, cầm số tiền ấy, ba tôi còn phải len lỏi sang tận thị xã Long Xuyên (lúc bấy giờ đã bị giặc Pháp tái chiếm) để tìm mua và mang về cho tôi một cây đàn bănggiôlin đã cũ".
Giữa năm 1948, chàng trai Lưu Trần Nghiệp gia nhập đoàn cán bộ đi sang tỉnh Long Châu Hậu (Lúc này hai tỉnh Long Xuyên và Châu Đốc được sát nhập và chia thành hai tỉnh Long Châu Tiền và Long Châu Hậu, lấy con sông Hậu làm ranh giới).
Lúc đó ông không hề có ý định sáng tác, nhưng trước sự ra đi của em ruột tên Tuyết, Hoàng Hiệp đành mượn giai điệu và lời ca đầu tiên để xoa dịu nỗi đau mất mát. Ông đã tạo ra một tác phẩm trong khi chưa hề có ý định trở thành một nhạc sĩ sáng tác âm nhạc.
"Tôi chưa được trang bị những kiến thức sáng tác âm nhạc tối thiểu nào hết, nên những bài hát đầu tiên của tôi không có gì là xuất sắc cả. Tất nhiên, chúng chỉ sống thui thủi bên tôi, rồi dần dần lặng lẽ ra đi, không mấy người biết đến. Dẫu sao, tôi cũng không chút hổ thẹn mỗi khi nhớ lại. Bởi một lẽ là ở tuổi mười bảy, vốn sống của tôi còn quá non nớt, vốn âm nhạc hầu như chưa có gì. Thế mà tôi vẫn dám liều lĩnh dấn thân vào một con đường mà giờ đây, đến lúc bạc đầu, vẫn còn thấy là mênh mông vô tận".
Chàng trai Chợ Mới Lưu Trần Nghiệp đang thực hiện ước mơ và hoài bão của mình để trở thành nhạc sĩ sáng tác chuyên nghiệp. Những ngày cuối năm 1956, ông đi xe đò từ Hà Nội vào đặc khu Vĩnh Linh.
Rồi từ cái đêm hôm đó, bài hát Câu hò bên bờ Hiền Lương ra đời (lời Hoàng Hiệp và Đằng Giao). Và từ đây, bút danh Hoàng Hiệp xuất hiện đầu tiên và tồn tại trong làng nhạc Việt Nam. Bài hát được phổ biến rộng rãi qua giọng ca mặn mòi, khắc khoải của nghệ sĩ Tân Nhân, quê gốc Quảng Trị.
Bấy giờ, nhạc sĩ Hoàng Hiệp là một trong những học trò của thầy Trần Kiết Tường đang dạy hát dân ca Nam bộ ở Trường Âm nhạc Việt Nam.
Vào khoảng giữa năm 1965, cuộc chiến tranh phá hoại của giặc Mỹ đã leo thang ra đến phía Bắc thị xã Thanh Hóa. Đoàn của anh Hoàng Hiệp gồm có bảy nhạc sĩ sáng tác, phải ngồi xe lửa từ Hà Nội vào đến ga Đò Lèn, rồi bắt đầu đi bằng xe đạp vào các tỉnh thuộc Khu IV cũ.
Qua chuyến đi này, anh Hoàng Hiệp đã tận mắt về ý chí của quân dân ta, chi viện cho chiến trường vì sự nghiệp giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Và chứng kiến một hệ thống báo động phòng không. Đó là những ngọn đèn lồng có lắp kính hai màu xanh và đỏ được đặt ở khắp trên tuyến đường.
Hoàng Hiệp đã tích lũy vốn sống như thế, nên khi "bắt gặp" bài thơ của nhà thơ Chính Hữu liền phổ ngay. Qua giọng của NSND Mai Khanh, ca khúc Ngọn đèn đứng gác phản ánh lòng dũng cảm và không ngại hy sinh của đội ngũ nữ Thanh niên xung phong trên tuyến lửa. Bài hát đã bay cao, bay xa trên dãy Trường Sơn cùng đoàn quân đi cứu nước.
Trong vòng 20 năm sống ở Hà Nội, ông đã đi đến nhiều vùng tuyến lửa, viết hơn 100 bài hát. Nhiều bài trong đó được coi như bản tình ca, ca ngợi cuộc đấu tranh chống Mỹ, cứu nước oanh liệt của dân tộc như: Lá đỏ, Trường Sơn Ðông - Trường Sơn Tây, Cô gái vót chông hay Ngọn đèn đứng gác... Những bài ca của ông đọng lại với đời, ghi dấu ấn sâu sắc là tính nhân bản, lòng nhân ái.
Sau năm 1975, nhạc sĩ Hoàng Hiệp vào sống và sáng tác tại TP Hồ Chí Minh. Ðây là thời kỳ tư duy sáng tác đang độ chín, đa dạng. Ngoài ca khúc, nhạc phim, sân khấu, múa, nói chung là khí nhạc với khoảng hơn 100 tác phẩm, phần ca khúc khác của ông cũng chiếm con số vài ba trăm.
Ca khúc giai đoạn này chia làm hai hướng. Hướng kế thừa truyền thống cách mạng 20 năm trước như: Viếng Lăng Bác, Nhớ về Hà Nội, Sao anh không kể, Tổ Quốc mà không có, Ðồng Nội, Khúc thơ tình cho người lính biển, Thành phố tôi yêu, Hoa Hồng, Trở về dòng sông tuổi thơ... Ðó là những bài hát nặng tình quê hương, đất nước và đây là một trong hai đề tài chủ đạo trong sự nghiệp sáng tác của ông.
Năm 1978, cố nhạc sĩ Hoàng Hiệp có tham gia giảng về kinh nghiệm phổ thơ cho trại sáng tác nhạc ở tỉnh Hậu Giang (bây giờ là thành phố Cần Thơ, tỉnh Sóc Trăng và tỉnh Hậu Giang).
Âm nhạc Hoàng Hiệp rất phong phú và đa dạng. Với hàng trăm ca khúc, không bài nào giống bài nào, không lặp đi lặp lại những sáng tạo của bài trước, đặc biệt, không giống ai. Giai điệu và tiết điệu của anh vừa trẻ trung vừa dày dạn, vừa đậm chất dân tộc vừa hiện đại.
2 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
4 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
4 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
4 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
4 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
4 | 0 Thảo luận | Báo cáo