Thái Thanh: Nữ danh ca khiến Mr Đàm nể phục, Trấn Thành "đời đời kiếp kiếp dõi theo"
2 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
Bảo Chấn là một trong những cây đại thụ trong âm nhạc còn sót lại giữa đại ngàn, sau bao biến thiên của lịch sử và thời gian.
Bảo Chấn tên đầy đủ là Nguyễn Phúc Bảo Chấn, là con cháu dòng dõi hoàng tộc ở Huế. Xuất thân danh giá nhưng ông lại khiêm tốn nói rằng chưa bị "đói ăn" nhưng cuộc sống bình dị chứ không giàu có so với mặt bằng chung thời bấy giờ. Ba ông là giảng viên âm nhạc đi lại bằng ô tô riêng nhưng 6 anh em nhà ông chỉ có xe máy tàng tang để đi.
Năm 1970 tốt nghiệp trường nhạc ở Sài Gòn đã về đầu quân cho phòng trà của danh ca Khánh Ly khi ông mới là cậu thanh niên 20 tuổi. Mặc dù là nhạc sĩ sống ở thời kỳ trước giải phóng nhưng mức thù lao mà phòng trà Khánh Ly trả cho nhạc công trưởng Bảo Chấn lúc ấy khá hậu hĩnh: 150.000 đồng/1 tháng. Ông lĩnh lương 2 lần trong một tháng, là ngày mồng 1 và ngày 14 dương lịch hàng tháng.
Nói về cơ duyên "có chân" trong phòng trà Khánh Ly, nhạc sĩ Bảo Chấn bồi hồi: "Năm 1972 có nhạc sĩ đàn anh là anh Hoàng- chef band nhạc KL mời tôi ra nhập nhóm nhạc do lúc ấy bị thiếu người chơi đàn piano".
Lần tập nhạc đầu tiên, các chị danh ca rất dễ chịu, gần gũi làm chàng thanh niên Bảo Chấn rất tự tin. Các ca sĩ đàn chị đã "dạy" cậu em Bảo Chấn rất nhiều điều bổ ích về cách đệm nhạc, sao cho khán giả dễ nghe, ca sĩ dễ hát.
Nhạc sĩ Bảo Chấn trưởng thành dần nhờ sự hướng dẫn này, người mà ông hàm ơn về sự dạy dỗ này chính là cô Thái Thanh (nữ danh ca vừa mất cách nay 2 năm - dĩ nhiên còn nhiều cô chú khác nữa.)
Ông kể, khi đàn cho phòng trà Khánh Ly, luôn có một hai ông chủ phòng trà khác đến ngỏ ý "rước" ông về, sẵn sàng chi mức lương cao hơn. Nhưng thời ấy người ta sống chân thành lắm, không thực dụng và chạy theo cơ hội tốt hơn chỉ vì tiền bạc. Cho nên Bảo Chấn gắn bó với phòng trà Khánh Ly tới tận năm 1975 mới dừng lại - khi Khánh Ly sang Mỹ.
Buôn lậu thuốc lá... bị lỗ nặng
Sau giải phóng, Bảo Chấn ra phường làm. Ông là một trong những người đầu tiên ở Sài Gòn đi làm cho cơ quan nhà nước với mức lương 36 đồng, hàng tháng nhận 14 kg gạo.
Nhạc sĩ Bảo Chấn hồi tưởng: "Thời đó, ai cũng ăn loại gạo trộn bo bo, khoai sắn, mì gián - loại mì có rất nhiều phân gián nên hôi khủng khiếp. Mỗi người được một phần thịt, miếng thịt mỏng như lưỡi dao lam, luồn qua sợi dây cước xe đạp.
Hồi làm ở đoàn Bông Sen, còn gọi là Đoàn Văn công miền Nam, chúng tôi hay đi tỉnh diễn. Tranh thủ những chuyến đi diễn như thế, anh em thường mua gạo, mắm muối đem về.
Để cải thiện đời sống, chị Hoa - một người làm công việc giống như bảo vệ trong đoàn, mua nguyên con heo sống về mổ rồi chia ra cho mọi người. Tôi chuyên đăng ký lấy mỡ về rán.
Có lần tôi với Quốc Dũng đi buôn lậu thuốc lá. Đoàn diễn ở Tây Ninh sát biên giới Campuchia, vậy là tôi với Quốc Dũng rủ nhau mua thuốc lá Samit - loại thuốc lá đắt đỏ của Thái đem về bán kiếm thêm.
Hai thằng làm gan, bọc hai cây thuốc lá vào giấy báo, treo tòng teng trên nóc xe. Lúc công an lên kiểm tra, tưởng đường thốt nốt nên không giở ra xem, thế là bọn tôi qua cửa.
Vừa về xuống, hai thằng sung sướng vô cùng, lấy xe đạp mang thuốc lá đi bán. Lúc mua, 1 cây thuốc lá 70 đồng, tức 7 đồng 1 bao, hy vọng về bán lẻ sẽ được 10 đồng. Không ngờ lúc đem bán, người ta bảo 60 đồng 1 cây. Hai thằng ngậm đắng nuốt cay lỗ mất 10 đồng. Từ sau chừa không buôn thuốc lá lậu nữa".
Chuyện ít ai biết về Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn và Bảo Chấn
Một chuyện không nhiều người biết khác, đó là Bảo Chấn và Trịnh Công Sơn là "con cô con cậu", quan hệ họ hàng ruột thịt rất gần gũi.
Nhạc sĩ Bảo Chấn kể, gia đình hoàng tộc của anh Trịnh Công Sơn ở Huế kín đáo, nghiêm trang lắm. Thời ấy, gia đình anh đã có ô tô đi lại và thuộc thành phần gia thế giàu có ở Huế.
"Tôi chỉ mong đến Tết bố tôi chở tôi đến nhà cô ruột (mẹ anh Sơn) để được cô lì xì tiền mừng tuổi. Ngày nhỏ tôi và anh Sơn biết nhau nhưng anh Sơn chơi với lứa tuổi bạn anh ấy là Hoàng Phủ Ngọc Tường, Bửu Ý".
Mối thân tình đầu tiên đánh dấu sự thân thiết của hai anh em Trịnh Công Sơn và Bảo Chấn chính là âm nhạc. Bảo Chấn rất vinh dự khi là người phối khí những ca khúc của Trịnh Công Sơn cho ca sĩ hải ngoại hát - hồi ấy là Khánh Hà, sau đó là Ý Lan.
Khi mối quan hệ thân hơn, nhạc sĩ Bảo Chấn ngỏ lời nhờ Trịnh Công Sơn đặt tên cho hai cô con gái sinh đôi của ông: "Anh Sơn ơi, hai cô con gái em định đặt tên là Thuận Nhi - Thuận Nhu. Anh coi có tên nào hay hơn đặt cho hai cháu dùm em?"
Trịnh Công Sơn bảo: "Cho moi (moa là đại từ nhân xưng tiếng Pháp nghĩa là tôi) suy nghĩ đến ngày mai sẽ đặt tên cho cháu". Hôm sau anh Sơn đi xe máy PC đến nhà của Bảo Chấn ở quận Tân Bình, TPHCM, giọng hồ hởi: "Moi nghĩ ra tên cháu là Thuần Nhiên - Thuần Nhã, chú ra phường khai sinh cho 2 cháu luôn đi".
Nói chuyện về phụ nữ, anh Trịnh Công Sơn đáng yêu lắm, anh ấy nhận định thế này: "Con nít mới đẻ tới 3 tuổi rất đáng yêu. Nhưng từ 7 - 10 tuổi thì rất khó ưa vì ngang bướng, còn từ 16 tuổi trở đi thì dễ thương vô cùng".
Gắn bó với Trịnh Công Sơn cả về âm nhạc và đời thường, nhạc sĩ Bảo Chấn nói: "Phải hiểu về âm nhạc của Trịnh Công Sơn thì mới thấy trái tim của Trịnh Công Sơn dành cho ai sâu sắc. Anh Sơn thì ai cũng thương nhưng yêu thì Bảo Chấn cảm nhận rõ tình cảm anh dành cho Dao Ánh và Tôn Nữ Bích Khê.
Còn lâu nay mọi người hay đổ dồn về quan hệ với danh ca Khánh Ly. Nhưng mấy năm làm việc cho phòng trà Khánh, tôi thấy giữa họ chỉ có mối quan hệ về một ca sĩ hát thành công ca khúc của nhạc sĩ mà thôi. Còn trong tình yêu, anh Sơn vừa dễ thương mến phụ nữ nhưng lại vừa sâu sắc kiểu khắc cốt ghi tâm.
Cuộc sống giản dị ở tuổi 72
Lúc còn trai tân, lĩnh lương bao nhiêu Bảo Chấn đều đưa cho mẹ. Còn khi lấy vợ thì ông chuyển toàn bộ tiền kiếm được cho vợ giữ, bản thân Bảo Chấn suốt thời trai trẻ đến giờ không biết tiêu tiền, chỉ toàn tâm dành cho sáng tác.
Hiện tại, nhạc sĩ Bảo Chấn sống cùng vợ và gia đình cậu con trai. Năm cô con gái của ông đã lấy chồng ngoại quốc hết cả. Mỗi cô một quốc tịch: Indonesia, Mỹ, Anh... với Bảo Chấn, hậu vận như bây giờ là hạnh phúc rồi, một cuộc sống vừa đủ với những dấu ấn huy hoàng đẹp đẽ về một thời trai trẻ phong nhiêu và rực rỡ!
Vì thế, gặp Bảo Chấn, đừng nhìn cái vẻ bề ngoài chậm rãi, cũ kỹ, rêu phong mà thấy bình thường. Bởi ông chưa từng lái xe ô tô vì ngại thi lấy bằng nhưng lại đỏng đảnh trên chiếc Vespa sang trọng từ thập niên 70 đến làm nhạc trưởng của phòng trà Khánh Ly với mức thù lao bằng 1/8 một ngôi nhà đẹp ở nội thành Sài Gòn!
Còn về âm nhạc thì miễn bàn, bởi 50 năm qua, ông đã tận hiến cho âm nhạc bằng tài năng, sự giản dị khiêm nhường của mình. Ông là một trong những cây đại thụ trong âm nhạc còn sót lại giữa đại ngàn, sau bao biến thiên của lịch sử và thời gian.
Hoàng Hồng Nhị: Cuộc đời bế tắc, đầy bi kịch của nữ chính Em còn nhớ hay em đã quên JLO17:06:34 18/09/2023Bất thành trên hành trình tìm giấc mơ mới, giai nhân một thời Hoàng Hồng Nhị như chơi vơi giữa những cám dỗ cuộc đời. Nhiều năm sau đó, không ai biết tung tích của nữ diễn viên.
2 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
5 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
4 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
5 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
5 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
5 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
5 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
4 | 0 Thảo luận | Báo cáo