Nhà văn Kim Dung - Ông trùm truyện kiếm hiệp sự nghiệp vang danh, cuộc đời bi kịch

Hà Hà17:31 14/09/2021

 4  |  0 Thảo luận  |  Báo cáo

Theo dõi trên

Tháng 10/2018, nhà văn Kim Dung - một trong tứ đại tiểu thuyết gia có sức ảnh hưởng và được yêu thích nhất Trung Quốc ra đi ở tuổ.i 94 khiến giới văn đàn vô cùng thương tiếc.

Ông sinh năm 1924, tên thật là Tra Lương Dung tại tỉnh Chiết Giang (Trung Quốc) trong một gia tộc khoa bảng với ông cố là nhà thơ nổi tiếng còn ông nội là tri huyện Đan Dương ở tỉnh Giang Tô.

Nhà văn Kim Dung - Ông trùm truyện kiếm hiệp sự nghiệp vang danh, cuộc đời bi kịch - Hình 1

Đến bây giờ, Kim Dung đã tạo nên một thương hiệu, cứ nhắc đến phim võ thuật, người ta lại nói đến "Phim Kim Dung". Thời sinh viên, để trang trải chi phí cho việc học ở Đại học Luật Tô Châu, Kim Dung bắt đầu làm báo và phiên dịch vào năm 1947 cho tờ "Đại Công Báo ở Thượng Hải". Đến năm 1948, khi tốt nghiệp đại học, ông chuyển đến làm việc tại văn phòng của tờ báo này ở Hong Kong.

Năm 1955, ông cho ra mắt tiểu thuyết võ hiệp đầu tiên mang tên "Thư Kiếm Ân Cừu Lục" trên tờ New Evening Post với bút danh Kim Dung.Tác phẩm lập tức gặt hái thành công vang dội. Sau đó, ông tiếp tục cho ra đời 14 bộ tiểu thuyết võ hiệp khác, đặc biệt phải kể đến là "Đông Tà Tây Độc", "Tiếu ngạo giang hồ", "Thiên long bát bộ", "Anh hùng xạ điêu", "Ỷ Thiên Đồ Long Ký", "Thần điêu đại hiệp"... và tác phẩm cuối cùng là "Lộc Đỉnh Ký" vào năm 1972.

Nhà văn Kim Dung - Ông trùm truyện kiếm hiệp sự nghiệp vang danh, cuộc đời bi kịch - Hình 2

Sau khi hoàn thành các tác phẩm của mình, Kim Dung đã có lần ngâm tên tựa đề 14 bộ thành hai câu thất ngôn nổi tiếng: "Phi tuyết liên thiên xạ bạch lộc/Tiếu thư thần hiệp ỷ bích uyên" (Dịch nghĩa: Tuyết bay đầy trời bắ.n (nhìn) hươu trắng/Truyện cười thần hiệp tựa uyên xanh).

Các tác phẩm trên không chỉ được độc giả trên khắp thế giới đón nhận, vang danh trên mặt giấy, mà còn "nổi đình, nổi đám" khi được được mua bản quyền chuyển thể thành những bộ phim truyền hình, điện ảnh nổi tiếng, thậm chí còn được chuyển thành game online. Theo ước tính, những tác phẩm của Kim Dung được bán ra hơn 300 triệu bản (không kể những bản lậu tràn lan trên mạng), tạo ra một làn sóng văn hóa đặc trưng của Hong Kong trong nhiều thập niên.

Trong sự nghiệp cầm bút của mình, ông nhận được vô số giả.i thưởn.g, danh hiệu danh giá như "Huân chương Tử kinh" (2000), "Thành tựu trọn đời cho nghệ sĩ người Hoa có tầm ảnh hưởng thế giới" (2008), có tên trong danh sách các bậc tông sư văn học vĩ đại nhất trong lịch sử Trung Quốc... Theo Taiwan News, sau khi kết thúc những bộ truyện kiếm hiệp cuối cùng, Kim Dung bắt tay chỉnh sửa lại nhiều tác phẩm trước đó của mình. Bằng việc tiếp tục tung hoành trong làng văn chương võ hiệp Trung Quốc với hàng loạt tác phẩm tái bản từ năm 1999 cho đến khi thật sự gác bút vào năm 2006. Ngoài sự nghiệp văn học đồ sộ, ông còn nổi tiếng với vai trò người sáng lập ra tờ Minh Báo của Hong Hong vào năm 1959, giữa vị trí tổng biên tập cho đến khi về hưu vào năm 1989.

Nhà văn Kim Dung - Ông trùm truyện kiếm hiệp sự nghiệp vang danh, cuộc đời bi kịch - Hình 3

Thế nhưng ít ai biết rằng, nhà văn Kim Dung có sự nghiệp lừng lẫy nhưng cuộc đời ông lại gặp không ít khó khăn, bất hạnh. Người vợ đầu tiên của tiểu thuyết gia là Đỗ Dã Phần, là chị gái của một người bạn thân thiết với Kim Dung. Năm 1948, họ tổ chức đám cưới ở Thượng Hải. Sau đó, Kim Dung đưa vợ đến Hong Kong vì được tòa soạn cử đi làm việc. Cuộc sống đất khách quê người khó khăn, cộng với chồng quá bận rộn không có thời gian săn sóc khiến Đỗ Dã Phần không chịu nổi, bỏ về nhà bố mẹ đẻ. Năm 1951, hai người l.y hô.n. Sau này, nhắc lại cuộc hôn nhân ngắn ngủi này, Kim Dung cho biết, người vợ đầu tiên đã phản bội ông.

Người vợ thứ hai của Kim Dung là Chu Mai, một phụ nữ có học vị cao, tốt nghiệp đại học ở Hong Kong, biết ngoại ngữ, vẻ ngoài cũng xinh đẹp. Hai người kết hôn năm 1953. Đến năm 1959, ông bà sáng lập tờ Minh Báo. Khi ấy, Kim Dung là tổng biên tập còn Chu Mai là nữ phóng viên duy nhất của tờ báo. Doanh số Minh Báo phát hành rất thấp, lúc nào cũng đứng trước nguy cơ giải tán. Khi Chu Mai sinh thêm con, gia đình càng rơi cảnh khó khăn. Để giúp đỡ chồng, bà một tay chăm sóc các con, một tay vun vén công việc với vai trò phụ tá của Kim Dung. Năm 1970, Kim Dung hoàn thành 14 tiểu thuyết dài và vừa. Đây cũng là giai đoạn Minh Báo trở thành tờ báo bán chạy nhất Hong Kong. Sự nghiệp thăng tiến cũng là thời điểm hôn nhân rạ.n nứ.t.

Nhà văn Kim Dung - Ông trùm truyện kiếm hiệp sự nghiệp vang danh, cuộc đời bi kịch - Hình 4

Kim Dung là người ngoài mềm trong cứng, bảo thủ. Chu Mai cũng thuộc mẫu phụ nữ hiếu thắng. Giữa hai người bắt đầu hình thành tranh cãi. Kim Dung không thiếu bóng hồng, ông bắt đầu thay lòng, si mê minh tinh Hạ Mộng và một phụ nữ khác. Biết chuyện, Chu Mai kiên quyết đòi chia tay. Ngày l.y hô.n vào năm 1973, bà đưa ra hai yêu cầu: Một là nhận khoản tiề.n sinh hoạt, hai là yêu cầu người vợ mới thắt ống dẫn trứng để không thể sinh thêm con, sau đó Kim Dung đã đồng ý hai điều kiện trên. Nhiều năm sau có dịp gặp lại trong hôn lễ tổng biên tập mới của Minh Báo, Kim Dung từng ngỏ ý đón bà về sống chung. Nhưng Chu Mai từ chối.

Những năm tháng cuối đời, vợ hai của Kim Dung sống trong cô độc và nghèo khó và các con thì đều sống với bố. Tháng 11/1998, Chu Mai qua đời sau cơn bạo bệnh, hưởng thọ 63 tuổ.i. Ngày bà qua đời, bên cạnh không có người chồng cũ, cũng không có con cái, chỉ có nhân viên bệnh viện. Sau này, trong buổi phỏng vấn ở tuổ.i 90, khi nói về Chu Mai, Kim Dung đã khóc: "Tôi thực lòng xin lỗi Chu Mai...".

Trong cuộc hôn nhân lần hai, Chu Mai đã sinh cho Kim Dung 4 người con gồm 2 trai, 2 gái. Trong đó, con trai đầu là Tra Truyền Hiệp từng là niềm tự hào của Kim Dung. Khi 4 tuổ.i cậu bé đã thuộc Tam Tự Kinh. 6 tuổ.i có thể ngân nga Tăng Quảng Hiền Văn, do đó mà Tra Truyền Hiệp được khen là "thần đồng văn học". Tuy nhiên, vào tháng 10/1976, Tra Truyền Hiệp tre.o c.ổ quyên sinh tại Mỹ ở tuổ.i 19 sau một cuộc tranh cãi với bạn gái ngoại quốc. Nỗi đau mất con khi đó đã là vết thương không bao giờ lành trong lòng Kim Dung.

Nhà văn Kim Dung - Ông trùm truyện kiếm hiệp sự nghiệp vang danh, cuộc đời bi kịch - Hình 5

"Tôi nhớ rõ ngày đó, khi nhận được tin con trai qua đời tại Mỹ, lòng không còn tâm trạng, nỗi khổ đau không thể khóc thành tiếng. Tôi vẫn đang làm việc ở tòa soạn, tay viết văn mà lòng đau như cắt. Rồi tôi khóc như trẻ thơ, càng khóc tôi càng muốn viết", Kim Dung chia sẻ trên Chinanews. Sau đó, ông sang Mỹ đem tro cốt con trai về Hong Kong an táng. Ba người con còn lại của Kim Dung là Tra Truyền Thích (giống Kim Dung nhất), hai con gái Tra Truyền Thi và Tra Truyền Nột, đều làm trong lĩnh vực xuất bản.

Những năm tháng cuối đời, Kim Dung sống cùng vợ ba là Lâm Nhạc Di, kém ông 29 tuổ.i. Hai người quen nhau trong một lần Kim Dung vào quán rượu để giải sầu, còn Nhạc Di là người phục vụ trong quán.Từ cuộc trò chuyện "tâm đầu ý hợp", hai người dần thân thiết hơn, rồi trở thành vợ chồng. Dù khá kín tiếng trước truyền thông, nhưng mỗi lần xuất hiện công khai, cặp vợ chồng lệch tuổ.i rất tình cảm, có nhiều cử chỉ thân mật.

"Kim Dung là nhà văn lỗi lạc, tiểu thuyết của ông mang đậm tính sử thi và hào khí khát vọng dân tộc hầu hết đã chuyển thể thành những bộ phim rất hay. Ông đã trở thành huyền thoại của làng võ hiệp. Cả 1 tuổ.i thơ gắn liền với võ hiệp Kim Dung. Những tác phẩm của ông như "Thiên long bát bộ", "Tiếu ngạo giang hồ", "Anh hùng xạ điêu", "Thần điêu hiệp lữ", "Ỷ thiên đồ long ký", ... Sẽ sống mãi trong lòng khán giả & độc giả", một độc giả xúc động viết khi hay tin Kim Dung qua đời.

Nhà văn Kim Dung - Ông trùm truyện kiếm hiệp sự nghiệp vang danh, cuộc đời bi kịch - Hình 6

Bạn có THÍCH bài viết này chứ?
Không

Chủ đề liên quan

Đời người chỉ cần "lười" đúng chỗ thì ắt càng có phúc khí

Tin tài trợ
Khi lười động não, không so đo với người, con người lại có thể biến nghịch cảnh của số phận, cuối cùng nghịch cảnh ấy lại trở thành nơi thành tựu một nhà văn lưu danh thiên cổ.

Andersen - Cha đẻ "Nàng tiên cá" bị người đời khinh miệt từ nhỏ đến lớn vì lý do này

Hà Hà19:14:58 27/08/2021
Hans Christian Andersen (sinh năm 1805 - mất năm 1875) là người Đan Mạch, cha đẻ của những tác phẩm nổi tiếng như Nàng tiên cá, Cô bé bán diêm, Chú lính chì dũng cảm... Gắn liền với tuổ.i thơ của tr.ẻ e.m trên khắp thế giới, Andersen đã mang đến những câu chuyện cổ tích đầy màu sắc hấp...

 3  |  0 Thảo luận  |  

Từ Đông Đông đáp trả khi b.ị ch.ê xấu

Tin tài trợ
Bom se.x Từ Đông Đông đáp trả khi bị một số khán giả chê nhan sắc, tạo hình trong Thiên Long Bát Bộ.

Văn mẫu đang làm chai lỳ cảm xúc và triệt tiêu sáng tạo của trẻ

Tin tài trợ
Văn mẫu là những bài văn không bị ép viết theo khuôn mẫu của bao thế hệ học trò lớp trước, của các nhà văn, giáo viên... họ viết bằng chính cảm xúc thật của mình.

Top 5 mỹ nhân đẹp nhất phim kiếm hiệp Kim Dung: Lý Nhược Đồng - Lê Tư biến mất khó hiểu, hạng 1 lại là nhân vật... đồng tính

Tin tài trợ
Đây là 5 nữ diễn viên được đài truyền hình CCTV ưu ái gọi tên khi nhắc đến những mỹ nhân đình đám nhất phim Kim Dung.

Đầm Lập An Nơi giao tình giữa núi và biển

Tin tài trợ
Nếu đi từ TP.HCM, vừa trải nghiệm cảnh đẹp của đèo Hải Vân xong du khách sẽ đến đầm Lập An, hoặc có thể đi qua hầm để tiết kiệm thời gian và dễ đi hơn.

"Vùng đất thi nhân ngàn năm", cảnh sắc khiến ai cũng phải ngỡ ngàng

Tin tài trợ
Vùng đất này ở Trung Quốc là nơi mà nhiều nhà văn, nhà thơ lấy cảm hứng sáng tác nên những tác phẩm bất hủ.

"Ký gió" Một thoáng Việt Nam

Tin tài trợ
Ký gió Một thoáng Việt Nam là ghi chép của nhà văn Trịnh Đình Nghi khi mấy năm trước ông ghé thăm khu du lịch chứa đựng ăm ắp những giá trị lịch sử, văn hóa thuần Việt có một không hai này.

Trải nghiệm khinh công như phim kiếm hiệp ở Trung Quốc

Tin tài trợ
Du khách khi tới trung tâm võ thuật mới mở cửa ở tỉnh Hà Nam, Trung Quốc, sẽ được thử cảm giác bay lượn qua sông như trong tác phẩm Ngọa Hổ Tàng Long nổi tiếng.
đêm nhạc anh em kết đoàndiddy bị bắthằng du mụcteam châu phi- quang linh vlogtôn bằngbạn trai nam emlê bảo bìnhtúi hermes bạch tạngtrương mỹ landiddytriệu lệ dĩnhquang linh -- justin bieberduy mạnh