Nhà Thanh bị chèn ép, lạc hậu, mất chức bá chủ châu Á do đâu?

Keng18:11 06/01/2024

 3  |  1 Thảo luận  |  Báo cáo

Theo dõi trên

Trước thế kỷ 19, Đế chế Trung Quốc của nhà Thanh là cường quốc bá chủ châu Á. Tuy nhiên, sang thế kỷ 19, nhà Thanh suy yếu đi và sự thịnh vượng cũng sút giảm. Nó đến từ nhiều nguyên nhân...

Một quan điểm thông thường về Trung Quốc ở thế kỷ 19 cho rằng đây là giai đoạn mà sự kiểm soát của nhà Thanh suy yếu đi và sự thịnh vượng cũng sút giảm. Quả vậy, Trung Quốc phải chịu đựng nhiều cuộc xung đột xã hội, đình đốn kinh tế và sự bùng nổ dân số đặt ra những vấn đề lớn đối với việc phân phối lương thực.

Các nhà sử học đã đưa ra nhiều sự giải thích cho những sự kiện trên, nhưng ý tưởng căn bản cho rằng quyền lực nhà Thanh, sau một thế kỷ, đã phải đối mặt với những vấn đề bên trong và áp lực bên ngoài khiến cho hình mẫu chính phủ, tình trạng quan liêu và hệ thống kinh tế của Trung Quốc thời ấy không sao giải quyết nổi.

Nhà Thanh bị chèn ép, lạc hậu, mất chức bá chủ châu Á do đâu? - Hình 1

Cuộc khởi nghĩa Thái bình thiên quốc vào giữa thế kỷ 19 là ví dụ đầu tiên phản ánh tư tưởng chống Mãn Châu đe dọa sự ổn định của nhà Thanh, một hiện tượng còn tăng thêm trong những năm sau này. Tuy nhiên, số lượng thương vong kinh khủng của cuộc khởi nghĩa này - tới 30 triệu người - và sự tàn phá nghiêm trọng các vùng đất rộng lớn ở phía nam đất nước vẫn còn bị che mở bởi một cuộc xung đột khác. Dù không đẫm m.áu bằng, nhưng thế giới ảnh hưởng của thế giới bên ngoài qua những tư tưởng và kỹ thuật của nó đã có một ảnh hưởng rất lớn và cuối cùng mang lại tác động có tính cách mạng đối với một triều đình nhà Thanh đang ngày càng suy yếu và dao động.

Nhà Thanh bị chèn ép, lạc hậu, mất chức bá chủ châu Á do đâu? - Hình 2

Một trong những vấn đề lớn ở thế kỷ mười chín của Trung Quốc là cách thức đối phó với các nước khác bên ngoài. Trước thế kỷ mười chín, Đế chế Trung Quốc là cường quốc bá chủ châu Á. Theo học thuyết đế quốc của họ, hoàng đế Trung Quốc có quyền cai trị toàn bộ "thiên hạ". Tùy theo từng giai đoạn và từng triều đại, họ hoặc cai trị trực tiếp các vùng lãnh thổ xung quanh hoặc buộc các nước đó phải nộp cống cho mình.

Các nhà sử học thường đưa ra quan niệm cơ bản của đế chế Trung Quốc, "đế chế không biên giới", khi đề cập tới thực trạng trên. Tuy nhiên, trong thế kỷ mười tám, các đế chế châu Âu dần mở rộng ra khắp thế giới, khi các nước châu Âu phát triển các nền kinh tế hùng mạnh dựa trên thương mại hàng hải. Mặt khác, đế chế Trung Quốc rơi vào tình trạng tù hãm sau nhiều thế kỷ dẫn đầu thế giới.

Nhà Thanh bị chèn ép, lạc hậu, mất chức bá chủ châu Á do đâu? - Hình 3

Tới cuối thế kỷ 18, các thuộc địa của châu Âu đã được lập nên ở gần Ấn Độ và trên những hòn đảo hiện là các vùng thuộc Indonesia, trong khi Đế chế Nga đã sáp nhập các vùng phía bắc Trung Quốc. Ở thời các cuộc chiến tranh Napoleon, Anh Quốc từng muốn thành lập liên minh với Trung Quốc, gửi các hạm đội tàu tới Hồng Kông mang theo quà tặng gửi tới vị Hoàng đế, gồm nhiều vật phẩm được chế tạo bởi những kỹ thuật và phong cách nghệ thuật mới nhất của châu Âu thời kỳ đó. Khi các phái đoàn Anh nhận được một lá thư từ Bắc Kinh giải thích rằng Trung Quốc không cảm thấy ấn tượng trước những thành tựu của châu Âu và cho rằng triều đình Trung Quốc sẵn lòng nhận sự kính trọng của vua George III nước Anh, chính phủ Anh cảm thấy bị xúc phạm và từ bỏ mọi kế hoạch nhằm thiết lập các quan hệ với nhà Thanh.

Nhà Thanh bị chèn ép, lạc hậu, mất chức bá chủ châu Á do đâu? - Hình 4

Khi các cuộc chiến tranh Napoleon chấm dứt năm 1815, thương mại thế giới tăng trưởng nhanh chóng, và bởi vì dân số đông đảo của Trung Quốc là một thị trường vô hạn cho hàng hóa châu Âu, thương mại giữa Trung Quốc và các thương gia châu Âu phát triển trong những năm đầu của thế kỷ mười chín. Khi thương mại tăng trưởng, sự thù nghịch cũng gia tăng giữa các chính phủ châu Âu và nhà Thanh.

Năm 1793, nhà Thanh chính thức cho rằng Trung Quốc không cần tới các hàng hóa châu Âu. Vì thế, các lái buôn Trung Quốc chỉ chấp nhận dùng bạc làm vật trao đổi cho hàng hóa của họ. Nhu cầu to lớn của châu Âu đối với các hàng hóa Trung Quốc như tơ, trà, và đồ sứ chỉ có thế được đáp ứng khi các công ty châu Âu rót hết số bạc họ có vào trong Trung Quốc. Tới cuối những năm 1830, các chính phủ Anh và Pháp rất lo ngại về các kho dự trữ kim loại quý của họ và tìm cách đưa ra một phương thức trao đổi mới với Trung Quốc - và cách tốt nhất là đ.ầu đ.ộc Trung Quốc bằng t.huốc p.hiện. Khi nhà Thanh tìm cách cấm buôn bán t.huốc p.hiện năm 1838, Anh Quốc đã tuyên chiến với Trung Quốc.

Nhà Thanh bị chèn ép, lạc hậu, mất chức bá chủ châu Á do đâu? - Hình 5

Chiến tranh nha phiến lần thứ nhất cho thấy sự lạc hậu của quân đội Trung Quốc. Dù có quân số áp đảo so với người Anh, kỹ thuật và chiến thuật của họ không thể so sánh với các cường quốc kỹ thuật thời ấy. Hải quân nhà Thanh, gồm toàn các tàu gỗ không phải là đối thủ của các tàu chiến bọc thép chạy hơi nước của Hải quân Hoàng gia Anh. Binh sĩ Anh sử dụng s.úng có rãnh xoắn và pháo binh vượt trội dễ dàng t.iêu d.iệt các lực lượng nhà Thanh trên chiến trường.

Việc nhà Thanh đầu hàng năm 1842 đ.ánh dấu một tai họa mang tính quyết định và nhục nhã của Trung Quốc. Hiệp ước Nam Kinh, buộc họ phải trả khoản bồi thường 21 triệu lạng bạc và nhượng đảo Hồng Kông cho Anh Quốc. Nó cũng cho thấy tình trạng bất ổn định của chính phủ nhà Thanh và khiến cho nhiều cuộc khởi nghĩa chống chế độ diễn ra.

Nhà Thanh bị chèn ép, lạc hậu, mất chức bá chủ châu Á do đâu? - Hình 6

Các cường quốc phương tây, chưa hài lòng với Hiệp ước Nam Kinh, chỉ miễn cưỡng hỗ trợ nhà Thanh trong việc t.iêu d.iệt các cuộc nổi dậy Thái bình thiên quốc và cuộc khởi nghĩa Niệm Quân. Thu nhập của Trung Quốc giảm sút rõ rệt trong thời gian chiến tranh khi nhiều vùng đất canh tác rộng lớn bị hủy hoại, hàng triệu người t.hiệt m.ạng và số lượng binh lính đông đảo cũng như trang bị vũ khí cho họ để chiến đấu.

Nhà Thanh bị chèn ép, lạc hậu, mất chức bá chủ châu Á do đâu? - Hình 7

Năm 1854, Anh Quốc tìm cách đàm phán lại Hiệp ước Nam Kinh, thêm vào các điều khoản cho phép các thương gia người Anh đi lại trên sông ngòi Trung Quốc và lập một đại sứ quán thường trực của họ tại Bắc Kinh. Điều khoản cuối cùng này xúc phạm tới chính quyền nhà Thanh và họ đã từ chối ký kết, gây ra một cuộc chiến tranh khác giữa hai bên. Cuộc chiến tranh nha phiến lần thứ hai chấm dứt với một thất bại nặng nề khác của Trung Quốc, khiến cho Nhà Thanh phải ký hiệp ước Thiên Tân với Đế quốc Anh...

Nhà Thanh bị chèn ép, lạc hậu, mất chức bá chủ châu Á do đâu? - Hình 8

Bạn có THÍCH bài viết này chứ?
Không

Chủ đề liên quan

Loạt ảnh hiếm cách đây hơn 100 năm: Cận cảnh đôi giày 'dễ ngã' trị giá hơn 460 tỷ đồng của Từ Hi Thái hậu

Tin tài trợ
Những hình ảnh hiếm cách đây hơn 100 năm tiết lộ cuộc sống xa hoa của Từ Hi Thái hậu, trong đó có đôi giày trị giá hơn 460 tỷ đồng.

Vì sao sau khi mất 1 năm, t.hi t.hể của Từ Hi Thái hậu mới được chôn cất?

Tin tài trợ
Từ Hi Thái hậu là một trong những nhân vật lịch sử nổi tiếng của Trung Quốc. Bà là người có quyền lực nhất đời nhà Thanh và có lối sống xa hoa, sinh hoạt cầu kì.

Dụng ý của 15 lớp gạch dưới sàn của Tử Cấm Thành

Tin tài trợ
Tử Cấm Thànhhay còn gọi làCố Cunglà một địa danh vô cùng nổi tiếng tại Bắc Kinh (Trung Quốc). Đây là nơi sinh sống của hoàng đế cũng như các phi tần và quý tộc của các triều đại nhà Thanh và nhà Minh. Với tổng diện tích xây dựng là 150.000 mét vuông và hàng ngàn phòng, điện...

Vì sao các phi tần nhà Thanh luôn đeo hộ giáp không rời?

Tin tài trợ
Trên các bộ phim truyền hình, chúng ta thường thấy các phi tần nhà Thanh luôn đeo hộ giáp (móng tay giả) trên tay, vậy chúng được dùng để làm gì?

Nhân vật duy nhất khiến Từ Hi Thái Hậu quyền uy lừng lẫy phải kiêng nể, hậu thế biết được nguyên nhân cũng phải gật gù thán phục

Tin tài trợ
Vào cuối triều đại nhà Thanh, Từ Hi Thái hậu luôn được coi là một nhân vật đứng trên vạn người , là người nắm quyền vương triều nhà Thanh. Sở hữu quyền lực tối cao, Từ Hi khiến cho không ít người phải kiêng sợ và dám làm trái ý bà.

Phổ Nghi vừa thoái vị, Ái Tân Giác La vẫn còn tồn tại, vì sao quý tộc nhà Thanh lập tức thay tên đổi họ?

Tin tài trợ
Vào ngày 12 tháng 2 năm 1912, Phổ Nghi, vị hoàng đế cuối cùng của triều đại nhà Thanh, đã chính thức thoái vị. Nhà Thanh cũng sụp đổ sau gần 300 năm trị vì đất nước. Kể từ đó, Ái Tân Giác La, dòng họ nổi tiếng thống trị triều đại này cũng không còn là đại diện cho...

Vị Trạng nguyên bị Từ Hi Thái hậu đ.ánh rớt chỉ vì có tên gọi làm bà tức run và màn trả thù sâu cay khiến nhà Thanh sụp đổ

Tin tài trợ
Thời nhà Thanh có một thí sinh khoa cử bị vụt mất danh hiệu Trạng nguyên chỉ vì tên gọi không được Từ Hi Thái hậu yêu thích .

Sau khi nhà Thanh sụp đổ, hoàng tộc Ái Tân Giác La đã đi đâu?

Tin tài trợ
Sau khi triều đại nhà Thanh sụp đổ, hóa ra hoàng tộc Ái Tân Giác La không bị tận diệt. Tuy nhiên, phải đến đầu thế kỷ 21, những thông tin về gia tộc quyền quý này mới dần được hé mở.

Sâu trong Tử Cấm Thành có một "bức tranh ma", tồn tại suốt 1000 năm nhưng ý nghĩa thực sự của nó vẫn là ẩn số

Tin tài trợ
Khi sinh thời, Hoàng đế Càn Long của triều đại nhà Thanh được cho là đặc biệt yêu thích thư pháp và hội họa, vì vậy, ông đã thu thập rất nhiều bức tranh nổi tiếng để thỏa mãn đam mê của mình.
phanh nè biến mấtnhất dươnghùng didulisa comebackhằng du mụcchu thanh huyềndịch đườngđám cưới miduminh đạtlisarockstarmiduchưa biết