Nhà máy hạt nhân Ukraine bị Nga nhắm tới: Hậu quả sẽ khủng khiếp đến mức nào?

Huỳnh Như20:56 07/03/2022

 5  |  0 Thảo luận  |  Báo cáo

Theo dõi trên

Là nhà máy hạt nhân có ý nghĩa quan trọng và có thể ảnh hưởng tới nhiều người, nơi này (thuộc) Ukraine thực sự đang trong tầm đe dọa nguy cấp.

Sputnik hôm 6/3 dẫn lời Thiếu tướng Igor Konashenkov, phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Nga cho biết: "Chế độ theo đường lối dân tộc chủ nghĩa ở Kiev đang buộc các công nhân trong lĩnh vực công nghiệp quốc phòng Ukraine phải sửa chữa các thiết bị bị tấn công để có thể đưa chúng đến các vùng chiến sự. Để thực hiện mục tiêu phi quân sự hóa Ukraine, các lực lượng vũ trang Nga sẽ hướng các cuộc tập kích có độ chính xác cao vào các cơ sở công nghiệp quốc phòng của Ukraine".

Nhà máy hạt nhân Ukraine bị Nga nhắm tới: Hậu quả sẽ khủng khiếp đến mức nào? - Hình 1

Ông Konashenkov cũng khuyến cáo, những công nhân đang làm việc tại các nhà máy công nghiệp quốc phòng Ukraine nên sơ tán khỏi đó.

Cảnh báo của Bộ Quốc phòng Nga được đưa ra trong bối cảnh Cơ quan năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) bày tỏ "vô cùng quan ngại" trước việc quân Nga siết chặt kiểm soát nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia lớn nhất châu Âu ở Ukraine.

"Ukraine báo cáo rằng, bất kỳ hành động nào của ban quản lý nhà máy, bao gồm cả những biện pháp liên quan đến vận hành kỹ thuật của 6 tổ máy phản ứng, đều cần phải có sự chấp thuận trước của chỉ huy Nga. Trong một diễn biến nghiêm trọng thứ hai, Ukraine cho biết, các lực lượng Nga tại Zaporizhzhia đã tắt một số hệ thống mạng di động và internet để những thông tin đáng tin cậy từ cơ sở này không thể thu thập thông qua các kênh liên lạc thông thường", trích tuyên bố của IAEA.

Nhà chức trách Ukraine tố cáo quân Nga đã thâu tóm quyền kiểm soát nhà máy Zaporizhzhia hôm 4/3 sau khi phóng hỏa một cơ sở đào tạo lân cận. Bộ Quốc phòng Nga đổ lỗi vụ tấn công cho "những kẻ phá hoại người Ukraine" và gọi đó là "hành động khiêu khích tàn ác".

Nhà máy hạt nhân Ukraine bị Nga nhắm tới: Hậu quả sẽ khủng khiếp đến mức nào? - Hình 2

Lãnh đạo IAEA Rafael Grossi bày tỏ lo lắng trước thông tin binh lính Nga buộc các nhân viên nhà máy điện hạt nhân phải làm việc theo lệnh của họ. "Để có thể vận hành nhà máy một cách an toàn và bảo mật, ban quản lý và các nhân viên phải được phép thực hiện các nhiệm vụ quan trọng của họ trong những điều kiện ổn định mà không có sự can thiệp hoặc áp lực quá mức từ bên ngoài", ông Grossi giải thích.

Nhà máy hạt nhân Ukraine bị Nga nhắm tới: Hậu quả sẽ khủng khiếp đến mức nào? - Hình 3

Theo Reuters, cơ quan giám sát hạt nhân của Liên Hợp Quốc cũng quan ngại về các diễn biến tại một địa điểm khác của Ukraine, đang nằm dưới sự kiểm soát của Nga: các cơ sở sử dụng nhiên liệu đã qua sử dụng và chất thải phóng xạ tại Chernobyl, bên cạnh nhà máy điện nguyên tử đã bị chấm dứt hoạt động kể từ khi xảy ra vụ tai nạn hạt nhân tồi tệ nhất thế giới năm 1986.

Theo Điện Elysee, ông Putin thừa nhận, IAEA cần phải thực hiện các bước khẩn cấp nhằm đảm bảo an toàn cho các nhà máy hạt nhân ở Ukraine, nhưng với điều kiện binh lính Nga tiếp tục quản lý những nơi này "nhằm loại trừ khả năng xảy ra các hoạt động khiêu khích gây hậu quả thảm khốc của những kẻ khủng bố hoặc tân phát xít người Ukraine".

Trao đổi với các phóng viên Pháp sau cuộc điện đàm giữa hai nguyên thủ, phát ngôn viên Điện Elsysee cho biết, ông Putin đã thể hiện quyết tâm đạt được các mục tiêu của mình, "thông qua đàm phán hoặc chiến tranh".

Nhà máy hạt nhân Ukraine bị Nga nhắm tới: Hậu quả sẽ khủng khiếp đến mức nào? - Hình 4

Được biết, khu vực Chernobyl chứa 4 lò phản ứng hạt nhân, 3 trong số đó đã ngừng hoạt động, trong khi lò thứ tư là nguồn gốc của thảm họa lịch sử xảy ra năm 1986.

Lò phản ứng này hiện được bảo vệ bởi một "cỗ quan tài" chứa bê tông bên trong và một lớp vỏ nặng 32.000 tấn bên ngoài. Ngoài ra, nhiên liệu hạt nhân đã qua sử dụng từ các lò phản ứng khác vẫn được lưu trữ tại khu vực này, cùng với chất thải phóng xạ từ các thiết bị bị ô nhiễm.

Mặc dù lò phản ứng đã được che phủ, nhưng bức xạ đã làm "nhiễm độc" toàn bộ khu vực xung quanh. Theo Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA), hàng chục nguyên tố phóng xạ đã được phát tán vào không khí trong quá trình tan chảy, với một số nguyên tố được coi là nguy hiểm đối với động vật sống, bao gồm đồng vị iốt 131, stronti 90, cesium 134 và cesium 137; có chu kỳ bán rã lên tới 24.000 năm.

Bạn có THÍCH bài viết này chứ?
Không

Chủ đề liên quan

Nga chiếm thêm một thành phố ở miền Đông Ukraine, người đứng đầu nói gì?

Huỳnh Như13:58:56 04/03/2022
Theo nguồn tin từ đài ABC News dẫn lời người phát ngôn Bộ Quốc phòng Nga, quân đội Nga đã kiểm soát TP Balakliya ở miền Đông Ukraine vào ngày 3/3. Tình chính chiến sự ở Ukraine đang nhận được sự chú ý từ khắp nơi trên thế giới, đây là sự kiện nóng có thể nói mang tính chất...

 5  |  0 Thảo luận  |  

Ngành điện ảnh Nga bị cô lập: Các hãng phim Hollywood tẩy chay; Liên hoan phim Cannes từ chối phái đoàn Nga

Thư Kỳ15:37:16 02/03/2022
Các hãng phim Hollywood như Disney, Universal, Warner, Sony và Paramount cho biết họ sẽ tạm ngừng phát hành phim tại Nga, trong khi LHP Cannes, một trong ba LHP lớn ở châu Âu, cũng đã thông báo cấm sự tham gia của các đoàn đại biểu chính thức của Nga

 2  |  0 Thảo luận  |  

Phạm Nhật Vượng tiên đoán chính xác tình hình bất ổn của Nga và Ukraine, quyết định về nước đúng đắn

Nam Phương16:36:40 25/02/2022
Từng lập nghiệp thành công tại đất nước Ukraine, năm 2016, tỷ phú Phạm Nhật Vượng đã đưa ra lời khuyên chính xác khi tập đoàn viễn thông Viettel muốn mở rộng tại đây

 1  |  0 Thảo luận  |  

anh trai "say hi"hằng du mụctriệu lộ tưwukongmiss international.lisamiss universe -kỳ duyênrosébruno marsthanh thúyquang linh -