Hoàng Nguyên Vũ "khịa" Ngọc Trinh vụ "lùa gà": "Đừng có thổi cái này cái nọ quen rồi thì đất cũng thổi được"
5 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
Bài viết của nam nhà báo khiến cư dân mạng không khỏi chạnh lòng.
19h ngày 15/2, xe cứu thương xuất phát từ TP.HCM đưa thi thể em Nguyễn Văn Nghĩa - tân sinh viên Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM mất tích rồi tử vong một cách bí ẩn về quê nhà tại xã Tây An (huyện Tây Sơn, Bình Định).
5h sáng 16/2, bánh xe cứu thương chầm chậm rẽ vào ngôi nhà của Nghĩa tại thôn Trà Sơn. Hai bên con hẻm nhỏ, người thân, hàng xóm đứng đón em về. Cũng nơi đây, cũng những con người này, cách đây chưa đầy một tuần đã tiễn em lên đường vào thành phố nhập học với bao hy vọng.
Mới đây, nhà báo Hoàng Nguyên Vũ đã có bài đăng xót xa về vụ việc này: "Nếu sinh viên ấy chọn cái chết vì gia đình quá nghèo...
Câu chuyện sinh viên Nguyễn Văn Nghĩa càng trở nên ám ảnh hơn khi trên báo chí, hình ảnh em trở về trong chiếc áo quan nơi miền quê nghèo khiến trái tim chúng ta như thắt lại.
Một căn nhà tuềnh toàng nơi một thôn xóm nhỏ. Người bố với dáng người nhỏ bé khắc khổ quần áo sờn cũ; người mẹ đau đớn khổ hạnh ngẩn ngơ...
Nhìn vào gia cảnh ấy, ai cũng đau đớn hiểu rằng, Nghĩa - một trong những niềm hy vọng lớn của những con người ấy, cho một tương lai có thể khác những gì ta thấy ở hiện tại. Nhưng hy vọng ấy, đã vĩnh viễn biến mất.
Nghĩa không phải là sinh viên duy nhất của đất nước hình chữ S này, có một gia cảnh như vậy trước khi bước vào giảng đường, cũng như bước vào cuộc sống xô bồ chộn rộn ngoài kia.
Có những em còn khổ sở hơn, mất cả cha lẫn mẹ. Có em ngày đêm sống trong lều cỏ ngoài đồng. Có em, thậm chí còn không có nhà mà ở. Nhưng rồi bằng nghị lực của các em, bằng lòng trắc ẩn của người đời, các em vững vàng bước vào giảng đường rồi đi lên bằng đôi chân trần cứng cáp.
Người viết bài này cũng vậy, 500 ngàn bước vào giảng đường báo chí tháng 9/1998. Tháng sau, ông bố nghèo bán cái nhà gỗ gửi tiền ra Hà Nội, phương châm cứ có cái gì bán cái đó cho nó học được ngày nào hay ngày đó.
Cậu sinh viên báo chí năm ấy đã không muốn nhìn thấy cảnh gia đình bán không còn gì để bán, nên các tháng tiếp theo, biết mình nghèo, tự tìm việc mà làm, tự viết bài mà sống.
Có lẽ khi người ta không có gì, thì người ta dễ dàng vượt qua hoàn cảnh của chính mình, cứ thế thẳng tiến về phía trước, không ngoảnh đầu lại suốt chặng đường đầu tiên trong hành trình đi tìm giá trị cuộc đời.
Cái chết của em Nghĩa đầy khó hiểu. Càng khó hiểu hơn khi cơ quan điều tra đã chứng minh được rằng em đã tự kết thúc cuộc đời mình, chứ không phải một vụ án mạng, như không ít người đồn đoán.
Dĩ nhiên, cơ quan điều tra trong trường hợp này khó có thể sai và chẳng có lý do để sai. Cái khó hiểu ở đây, là tại sao một sinh viên ngoan hiền giỏi giang, lại tự tìm đến cái kết thúc như thế.
Có người suy diễn rằng, Nghĩa rời gia cảnh mình vào Sài Gòn với hơn 1 triệu đồng trong tay (mà cha mẹ còn phải vay mượn), choáng ngợp với mọi thứ, mặc cảm với cái nghèo của mình, sốc đến mức không vượt qua được, nên tìm đến kết cục này, khi không muốn cha mẹ phải khổ và mình phải mặc cảm tiếp, với cái nghèo của mình.
Tôi thì thiên về hướng em bị trầm cảm sau một thời gian dài không đến trường. Còn nghèo khổ thì em đã nghèo suốt 19 năm tuổi đời, nghèo suốt 12 năm học, không cớ gì khi bước chân vào trường đại học, lại có thể đầu hàng cái nghèo một cách dễ dàng thế được.
Tôi muốn nghĩ đến một số lý do khác nữa, hơn là lý do nghèo khổ. Chẳng có gì khó khăn với một sinh viên vừa học vừa làm, nhất là sau dịch bệnh, nhân sự dịch vụ thiếu trầm trọng ở một thành phố lớn như Sài Gòn. Nghĩa dư sức kiếm một việc làm thêm, đủ cho em trang trải cuộc sống ở cái thành phố hoa cho người giàu, lệ cho người nghèo này.
Là một sinh viên giỏi, lại con nhà nghèo, em hoàn toàn hiểu điều đó. Nhưng giả sử lý do đó là thật...
Giả sử trên đời này, cũng có những thanh niên sợ nghèo khổ đến mức hành động dại dột như thế thật... thì, cứ nhìn vào cái đám tang quê nghèo, nhìn vào hai người già bị tước hết hy vọng sau một quãng đời lo cho con; nhìn vào cái nhà xiêu vách vẹo chờ một đứa con trở về làm mới làm to lên, mà vĩnh viễn không thể, để thấy rằng, bạn ơi, nghèo không đáng sợ bằng việc không vượt được qua cái hoàn cảnh nghèo khổ của mình.
Khi bạn nghèo, bạn khổ một thì cha mẹ bạn khổ mười, vì họ đã phải nuốt nước mắt vào trong, đổ mồ hôi ra ngoài nuôi bạn khôn lớn. Và bạn làm gì dại dột để chạy trốn cái nghèo ấy, thì họ khổ thành một trăm.
Mà khổ ở tuổi ấy, sẽ chẳng còn mấy cơ hội để đổi đời thoát khổ được. Nghĩa ơi, mong suy luận đó là sai, mong sự thật không phải như vậy. Em không trả lời được nữa đâu, thì những bạn khác cùng cảnh ngộ nếu mảy may một chút suy nghĩ như thế, hãy gạt đi ngay lập tức. Không có bất cứ lý do gì để huỷ hoại bản thân và làm đau lòng người đến thế chứ!
Nếu sinh ra trong những gia đình nghèo là một định mệnh, thì việc của chúng ta là vượt qua định mệnh ấy, mang lại hạnh phúc cho mình và cho những người thân thiệt thòi của mình. Đành rằng ai cũng có số phận nhưng suy cho cùng, số phận là do chúng ta lựa chọn cách sống mà thành thôi!"
Giữa năm trước, Nghĩa trúng tuyển vào Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM. Do tình hình dịch bệnh phức tạp, Nghĩa ở nhà học online. Dù vậy, em vẫn đạt được kết quả rất cao trong kỳ vừa rồi. Đến chiều 11/2, sau kỳ nghỉ Tết, Nghĩa vào TP.HCM để học. Em đi mang theo biết bao nhiêu hoài bão, thế nhưng, lần đầu tiên vào ngôi trường em mơ ước ấy, lại là lần đi định mệnh cuối cùng...
Đoàn Di Băng bị Hoàng Nguyên Vũ 'móc mỉa': 'Trọc phú nửa mùa chứ 'tinh tế' cái gì' Jennie17:17:41 14/11/2022Một số bình luận đồng tình của cư dân mạng: Một chuyến bay đa phần là ghế dân thường, vậy mà cô ta xem họ là những người phải chịu đựng tiếng ồn là chuyện bình thường. Đúng loại trọc phú không văn hóa!
5 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
13 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
11 | 2 Thảo luận | Chia sẻ
4 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
57 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
175 | 3 Thảo luận | Chia sẻ
4 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 0 Thảo luận | Báo cáo