Bà Nguyễn Phương Hằng khóc nức nở nhận sai, lên tiếng xin lỗi tại tòa khi bị tuyên án 3 năm tù
2 | 2 Thảo luận | Chia sẻ
Dưới góc độ pháp lý, nhà báo Đức Hiển chỉ ra nguyên nhân khiến phần hát Quốc ca trong trận Việt Nam - Lào tại AFF Cup không được phát sóng trên nền tảng Youtube.
Tối 06/12, fan hâm mộ nước nhà tự hào khi Việt Nam giữ vững phong độ, chiến thắng 2-0 trước đội tuyển Lào tại vòng loại AFF Suzuki Cup 2020. Với thế trận áp đảo, Công Phượng và Phan Văn Đức là những cầu thủ xuất sắc mang về bàn thắng.
Tuy nhiên, mọi chuyện sẽ không có gì bàn cãi nếu như ở phần hát Quốc ca mở đầu. Nhiều khán giả theo dõi trên nền tảng Youtube bất bình khi không nghe được tiếng của bài hát Tiến Quân Ca kèm với đó là dòng chia sẻ: "Vì lý do bản quyền âm nhạc, chúng tôi buộc lòng phải tắt tiếng ở phần lễ chào cờ. Sau lễ chào cờ, tín hiệu âm thanh sẽ trở lại bình thường, mong khán giả thông cảm".
Ngay sau đó, rất đông khán giả đồng loạt lên án BH Media bởi cách đây không lâu. Đơn vị này từng vướng lùm xùm đánh bản quyền Quốc ca Việt Nam. Các bài viết trên nền tảng MXH như Youtube, Facebook bị cư dân mạng spam bình luận, yêu cầu lên tiếng xin lỗi.
BH Media vừa lên tiếng với VietNamNet khẳng định mình không liên quan vụ việc lần này. Đơn vị này thông tin: "Trong trận đấu Việt Nam - Lào, không hề có bên nào "đánh bản quyền" bài Tiến quân ca mà chính đơn vị tiếp sóng tự tắt tiếng bài Tiến quân ca để phòng xa, tránh bị mất doanh thu như kênh YouTube của FPT trước đó. Việc làm này tương tự đơn vị Next Media tắt tiếng phần hát Quốc ca các video các trận đấu của các quốc gia khác trên kênh của mình để tránh việc bị xác nhận bản quyền âm nhạc".
Sáng 07/12, dưới góc độ pháp lý - nhà báo Nguyễn Đức Hiển đã có bài viết phân tích nguyên nhân cụ thể khiến Tiến Quốc Ca bị đánh bản quyền. Theo đó, đơn vị BH Media không có liên quan mà trách nhiệm thuộc về BTC sân đấu. Nhà báo Đức Hiển đồng thời cũng khuyên Netizen yêu nước nhưng cũng cần phải cẩn trọng và đúng luật.
Nguyên chia sẻ của Nhà báo trên Facebook gần 60k lượt theo dõi:
Hàng triệu khán giả bị sốc: "Đội tuyển mình, hát quốc ca đất nước mình trong một giải đấu quốc tế mà bị đánh bản quyền". Rồi chuyển qua phẫn nộ.
Trên MXH, nhiều người cho rằng lời bài hát Tiến quân ca đã bị ai đó đăng ký bản quyền và triệt để khai thác cho mục tiêu thương mại, cấm hát nếu không xin phép kể cả khi đó là dân mình, hát quốc ca mình trên lãnh thổ mình.
Cho đến giờ, câu chuyện đã khá rõ: Họ tắt âm thanh vì sợ đánh bản quyền bản ghi Tiến Quân ca như trận hôm 16-11, sử dụng bản ghi của một hãng đĩa nước ngoài.
Các văn bản luật trong nước và quốc tế đều chỉ rõ, bản ghi và phần hoà âm, phối khí do chủ thể nào bỏ tiền, thời gian, kinh phí thực hiện và đăng ký bản quyền thì thuộc về sở hữu chủ đó. Việc phái sinh một tác phẩm được coi là một tác phẩm độc lập. Dĩ nhiên để thực hiện nó, chủ bản ghi phải xin phép và trả tác quyền cho nhạc sĩ hoặc chủ sở hữu bản nhạc.
Ví dụ nôm na một chút: Nhạc phẩm trứ danh Thành phố buồn là của cố nghệ sĩ Lam Phương. Thuý Nga Paris tổ chức ghi âm với giọng ca Chế Linh và đã trả tiền cho Lam Phương lẫn Chế Linh. Vậy thì nếu sau này con của Lam Phương hay cháu của Chế Linh muốn dùng bản ghi âm này cho chương trình nào đó và đưa lên Youtube thì buộc phải thỏa thuận, phải xin phép và được Thuý Nga Paris cho phép, nếu không sẽ bị đánh gậy bản quyền, bồi thường, xoá chương trình hoặc xóa kênh.
Vì vậy câu chuyện quốc ca bị tắt tối qua trên Truyền hình quốc gia, khi đội tuyển hát quốc ca không liên quan đến việc DN nào đó "tận thu", vì tiền mà trả treo danh dự. Nó liên quan đến sự tắc trách của BTC sân đấu dẫn đến các đơn vị phát, tiếp sóng sợ bị phạt khi phát lại trên các nền tảng và tắt âm thanh.
Yêu nước, cảm xúc thì càng phải cẩn trọng và đúng luật.
Khoảng lặng quốc ca, đôi khi do khoảng trống nào đó về pháp lý.
Gia đình cố NSƯT Vũ Linh loạn khi tòa phán quyết về vụ kiện bản quyền tang lễ Trí Nhi14:18:54 18/10/2024Toà án vừa ra quyết định huỷ hợp đồng giữa đơn vị BH Media và cháu ruột Vũ Linh là nghệ sĩ Hồng Phương, liên quan đến việc đưa tin, quay phim hình ảnh trong tang lễ cố NSƯT Vũ Linh cách đây hơn 1 năm trước.
2 | 2 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
44 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
4 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
4 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 0 Thảo luận | Báo cáo