Người lính cụ Hồ giản dị ăn vội bữa cơm, lấy sức lao vào lũ dữ cứu đồng bào Kỳ Sơn - Miền Trung

Hoàng Anh10:13 04/10/2022

 3  |  0 Thảo luận  |  Báo cáo

Theo dõi trên

Rất nhiều người trong chúng ta, tại thời điểm này, đang ung dung ngồi lướt web, vui vẻ tán gẫu với nhiều câu chuyện tiêu kiển nhảm nhí trên mạng xã hội.

Thế nhưng, cùng chung sống trên mảnh đất hình chữ S, đồng bào ta ở miền Trung mưa giông nắng cháy, đang oằn mình chống chọi những thiên tai, lũ lụt cực đoan sau khi cơn bão Noru đi qua, dòng nước chảy xiết, cuốn trôi mọi của cải, tài sản tích góp của bà con, tạo lên 1 cảnh tượng đau xót khôn nguôi.

Người lính cụ Hồ giản dị ăn vội bữa cơm, lấy sức lao vào lũ dữ cứu đồng bào Kỳ Sơn - Miền Trung - Hình 1

Đứng trước nỗi đau mất mát của bà con, lực lượng vũ trang và đoàn thể chính quyền đã lập tức xắn áo, đến từng khu vực, từng nhà để giúp dân khắc phục hậu quả. Những người lính áo xanh - anh bộ đội cụ Hồ lại một lần nữa có mặt khi bà con cần nhất.

Sau cả ngày dài hỗ trợ dọn dẹp sau lũ, những người lính buộc lòng nghỉ ngơi để lấy lại năng lượng, tiếp tục cùng bà con khắc phục hậu quả. Bữa cơm vội của các chiến sĩ chỉ là những hộp cơm đơn giản nhưng ai nấy đều vội vàng ăn no bụng để có thể tiếp tục công việc. Có những chiến sĩ, do không đủ ghế ngồi nên họ phải đứng hoặc ngồi xổm ở chỗ đất trống.

Người lính cụ Hồ giản dị ăn vội bữa cơm, lấy sức lao vào lũ dữ cứu đồng bào Kỳ Sơn - Miền Trung - Hình 2

Đó có lẽ là bữa cơm đơn giản mà vội vàng, chẳng kịp cảm nhận vị ngon của thức ăn bởi những người bộ đội cụ Hồ còn đang lo lắng cho người dân ngoài kia, lo rằng nếu như chưa kịp sửa lại nhà thì đêm nay bà con ở đâu.

Chính trong những lúc khó khăn nhất, người ta mới thấy tình quân dân gắn bó khăng khít như thế nào. Bất kỳ khi nào người dân cần nhất, khi đó đều thấy màu áo xanh của những người lính lấp ló trong dòng nước xiết, trên những con đường lầy lội bùn đất sau lũ.

Người lính cụ Hồ giản dị ăn vội bữa cơm, lấy sức lao vào lũ dữ cứu đồng bào Kỳ Sơn - Miền Trung - Hình 3

Trước hình ảnh đầy xúc động của những người lính, người dân cả nước chỉ biết dành những lời cảm ơn, những lời chúc chân thành nhất tới các chú bộ đội. Một số bình luận của bà con cả nước:

- "Tuyệt vời tình quân dân như cá với nước. Chúc các cháu thật nhiều sức khỏe để nhân dân được nhờ nhiều."

- "Mong các anh bộ đội Cụ Hồ có nhiều sức khỏe."

- "Thương lắm các cháu bộ đội vất vả vì dân, ăn không ngon, ngủ không yên, tội lắm."

- "Thương bà con vùng lũ mà cũng rất thương các chú bộ đội đã đến giúp dân chúc tất cả các chiến sĩ mạnh khỏe bình an."

Người lính cụ Hồ giản dị ăn vội bữa cơm, lấy sức lao vào lũ dữ cứu đồng bào Kỳ Sơn - Miền Trung - Hình 4

Trận lũ quét qua các tỉnh miền Trung có thể được xem là một trong những trận lũ lịch sử. Những thiệt hại do trận lũ này để lại vẫn chưa thể thống kê hết, nhiều ngôi nhà bị thiệt hại nặng nề, tài sản trôi theo dòng nước, đau xót hơn khi có những gia đình đã không còn đầy đủ chỉ vì cơn lũ.

Hiện tại, nước lũ đang rút dần nhưng nguy hiểm vẫn có thể ập đến, chính vì vậy, bà con vẫn cần cảnh giác, không nên quá chủ quan. Để khắc phục hậu quả sau lũ, những người lính bộ đội cụ Hồ cùng các lực lượng khác cũng đã ra quân để trợ giúp bà con. Hy vọng trong thời gian tới, sẽ có nhiều hơn những nhà hảo tâm để giúp bà con phần nào ổn định lại cuộc sống.

Người lính cụ Hồ giản dị ăn vội bữa cơm, lấy sức lao vào lũ dữ cứu đồng bào Kỳ Sơn - Miền Trung - Hình 5

Thủ tướng Chính phủ gửi lời thăm hỏi, chia buồn sâu sắc đến các gia đình có người bị nạn, chia sẻ với những khó khăn, mất mát, vất vả của cấp ủy, chính quyền địa phương và các hộ dân bị ảnh hưởng do đợt bão, lũ vừa qua.

Trước tác động của biến đổi khí hậu, diễn biến thiên tai ngày càng bất thường, cực đoan, khó dự báo, để chủ động ứng phó, giảm đến mức thấp nhất thiệt hại do thiên tai, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Ban chỉ đạo quốc gia về phòng chống thiên tai, Ủy ban quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, các bộ, ngành, địa phương tuyệt đối không được lơ là, chủ quan, mất cảnh giác, tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, triển khai công tác phòng chống thiên tai với phương châm chủ động phòng ngừa, kịp thời, quyết liệt ứng phó, khắc phục khẩn trương, hiệu quả, không để bị động, bất ngờ, đặt nhiệm vụ bảo đảm an toàn tính mạng của Nhân dân lên trên hết, trước hết.

Có thể nói, để khôi phục hoàn toàn hậu quả sau mỗi đợt bão lũ, không phải ngày một ngày hai là làm được nhưng với sự chỉ đạo kịp thời, quyết liệt của chính quyền các cấp, sự chung sức của các lực lượng, đoàn thể đã làm ấm lòng người dân trong mỗi lúc khó khăn, qua đó góp phần tô thắm truyền thống "tương thân, tương ái" của cộng đồng

Người lính cụ Hồ giản dị ăn vội bữa cơm, lấy sức lao vào lũ dữ cứu đồng bào Kỳ Sơn - Miền Trung - Hình 6

Bạn có THÍCH bài viết này chứ?
Không

Chủ đề liên quan

Những cựu chiến binh Thủ đô xông pha trên mặt trận kinh tế, xây dựng quê hương giàu đẹp

Tin tài trợ
Với những người lính Thủ đô, dù thời chiến hay thời bình, cả khi tại ngũ cũng như khi về với đời thường, họ luôn giữ được nét tài hoa và sự vô tư. Hơn thế nữa, họ luôn biết vượt qua những thăng trầm của số phận và truyền được cảm hứng, niềm vui, hạnh phúc cho mọi người....

Về Bản Chao - Tú Lệ ngắm những đ.ứa t.rẻ học bơi trên suối dữ

Tin tài trợ
Bản Chao - Tú Lệ thuộc huyện Văn Chấn tỉnh Yên Bái nổi tiếng với tục tắm tiên của đồng bào Thái. Nếu muốn xin một vé trở về t.uổi thơ thì nơi đây là một lựa chọn tuyệt vời

Chiêm ngưỡng lễ hội đua bò của đồng bào Khmer qua ống kính OPPO Reno8 Z 5G

Tin tài trợ
OPPO Reno8 Z 5G không chỉ có khả năng chụp ảnh chất lượng ấn tượng như những dòng điện thoại cao cấp, máy còn có khả năng đáp ứng hầu như tất cả các nhu cầu sử dụng

Những màn tranh tài đua bò kịch tính trên bùn lầy ở An Giang

Tin tài trợ
Màn tranh tài quyết liệt trên bùn lầy của 20 cặp bò để lại nhiều cảm xúc đối với hàng trăm khán giả có mặt tại sân đua chùa Rô, Tịnh Biên (An Giang), chiều 18/9. Lễ hội đua bò Chùa Rô ở huyện Tịnh Biên, An Giang, diễn ra sáng 18/9 với sự tham dự của 20 cặp đấu....

Tả Lèng óng ả những 'hạt vàng'

Tin tài trợ
Sau những tháng ngày lao động miệt mài trên cánh đồng thân thuộc, vào khoảng tháng 9, tháng 10, đồng bào dân tộc Mông tại Tả Lèng lại rộn vang tiếng cười cùng nhau thu hoạch những bông lúa trĩu hạt

Ghé thăm Châu Phong, làng Chăm yên bình bên dòng sông Hậu

Tin tài trợ
An Giang là nơi tập trung nhiều đồng bào dân tộc Chăm, hiện có khoảng 30.000 người Chăm sinh sống tại các xã đầu nguồn ven sông Hậu thuộc các huyện An Phú, Tân Châu, Phú Tân và Châu Phú

Kiến trúc ngôi trường đậm chất bản địa ở núi rừng Sơn La

Tin tài trợ
Đó là Trường tiểu học và mầm non Nà Khoang, thuộc huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La. Đây vừa là trường cho các bé mẫu giáo và tiểu học, vừa là không gian sinh hoạt văn hóa cộng đồng

Độc đáo hàng rào đá ở San Thàng

Tin tài trợ
Không xi măng, cát, những hàng rào đá được xây dựng theo cách riêng của đồng bào dân tộc Giáy ở bản San Thàng (TP Lai Châu, tỉnh Lai Châu) tạo ấn tượng tốt đẹp trong lòng du khách gần xa bởi vẻ mộc mạc mà độc đáo

Người cựu chiến binh gương mẫu, hết lòng vì cộng đồng

Tin tài trợ
Trở về quê với hai bàn tay trắng sau khi tham gia và bị thương nặng ở chiến trường miền Nam, ông Vũ Văn Vỹ (sinh năm 1954, xã Nam Dương, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định) đã phát huy phẩm chất Bộ đội Cụ Hồ mạnh dạn vay vốn đầu tư sản xuất đồ mộc dân dụng

Hồn liệt sỹ xanh thắm rừng thiêng

Tin tài trợ
Khu rừng Ma - rừng thiêng, nơi biết bao đồng bào, đồng đội chúng tôi nằm lại nơi này, mùa mưa thân xác treo trên cây, mùa khô vùi vào đất, không ai có bia mộ

Đảng viên trẻ tiêu biểu trong đồng bào Công giáo

Tin tài trợ
Sau khi tốt nghiệp đại học, thầy giáo Đặng Văn Tình (hiện là viên chức biệt phái tại Huyện đoàn Xuân Lộc) về làm giáo viên bộ môn Lịch sử - Địa lý tại Trường tiểu học Lê Hồng Phong, xã Xuân Bắc và 2 năm sau được Ban giám hiệu phân công làm giáo viên Tổng phụ trách Đội
mr vịthạt tiêu playhằng du mụcsunnaxemesisblackpinkhari won -trần nghiên hyxoài nontrần hiếutiểu long nữlưu diệc phitiến đạtthủy tiên