Nữ cử nhân Luật lái xe tải hỗ trợ khu cách ly khiến ai nấy nể phục
5 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
Mới đây, cộng đồng mạng vô cùng cảm động trước việc làm nhân văn của ông Bùi Thanh Thuận (45 tuổi, ngụ Mỹ Phước, TP.Long Xuyên, An Giang) dạo quanh các tuyến đường trên con phố cặm cụi vá đường miễn phí với mong muốn được người tham gia giao thông an toàn gần 2 năm qua.
Tại tuyến đường Lý Thái Tổ nối dài, Ung Văn Khiêm, phường Mỹ Phước, TP.Long Xuyên, dưới cái nắng chói chang, ông Thuận đẩy chiếc xe ba gác đã chuẩn bị sẵn đồ nghề, lọ mọ, quan sát tìm những ổ gà để vá. Ông Thuận vừa đẩy xe và quan sát nói: "Tôi làm công việc này thường vào lúc sáng hoặc trưa để hồ nhanh khô. Tôi chịu cực một chút, chứ trời chuyển mưa hay không nắng là hồ lâu khô khiến các ổ gà, ổ voi vừa vá xong không đảm bảo chất lượng". Ông Bùi Thanh Thuận đẩy chiếc xe ba gác đã chuẩn bị sẵn đồ nghề, lọ mọ, quan sát tìm những ổ gà trên đường để vá. Thấy một ổ gà trên tuyến đường, ông Thuận cho xe ba gác dừng lại bên vệ đường. Lúc này, ông lấy búa, bay, các xô nhựa chứa đầy hồ
Thấy một ổ gà tại tuyến đường Ung Văn Khiêm, ông Thuận cho xe ba gác dừng lại bên vệ đường. Lúc này, ông lấy chiếc bay, búa, các xô nhựa chứa đầy hồ (đã trộn sẵn xách lại chỗ ổ gà, đồng thời dựng 2 trụ cảnh báo để người tham gia giao thông nhìn thấy. Ông Thuận tâm tình: "Ngày trước, tôi không có trụ cảnh báo đặt nên lấy vài cục gạch để làm tín hiệu. Có 1 người tham gia giao thông không nhìn thấy tí là vào vào tôi. Cũng may tôi né được và người đó thấy vậy liền cho tôi 2 trụ cảnh báo để làm tín hiệu cho tới bây giờ". Việc đưa ông Thuận đến công việc vá đường là khoảng hơn 2 năm trước, tình cờ ông đi trên đường thấy một phụ nữ đi xe gắn máy bị sụp ổ gà và bị chấn thương rất nặng. Vụ tai nạn đó khiến bản thân ông bị ám ảnh, rồi từ đó ông quyết định tình nguyện đi vá đường với mong muốn không ai gặp tai nạn như người phụ nữ đó.
Ông Thuận bộc bạch: "Tôi tình nguyện vá đường để làm việc hướng thiện. Vì vá đường sẽ giúp cho nhiều người không bị té hay bị tai nạn là tôi cảm thấy an yên".
Theo quan sát của phóng viên, cách vá đường của ông Thuận cũng khác lạ, sau khi làm sạch các "ổ gà", ông Thuận sẽ tưới nước rồi rắc xi măng, đổ hồ xuống các "ổ gà" và trám cho đều. Sau đó, ông trộn hồ khô đổ lên bề mặt và tiếp tục trám đều. Mỗi ổ gà, ông Thuận mất khoảng 20 phút để hoàn thành các công đoạn vá đường. Với những ổ gà lớn hơn sẽ tốn thêm chút ít thời gian. Ông Thuận nói: "Vá thì nhanh, nhưng xách nước, xin nước, bưng bê vật liệu thì vừa tốn sức, vừa mất thì giờ".
Khi được hỏi tại sao ông tóc vàng và bao giờ thì không làm nữa, ông Thuận chỉ cười nói: "Tôi tóc vàng do đi ngoài nắng riết cháy tóc, còn việc vá đường chừng nào không đi nổi nữa thì tôi nghỉ". Một cán bộ phường Mỹ Phước cho biết, hành động của ông Thuận là rất tốt, nhưng phải phối hợp với chính quyền địa phương và ngành chức năng để được hỗ trợ, hướng dẫn để đảm bảo an toàn giao thông. Được biết, ngoài ông Thuận, trước đó còn có ông Cao Văn Long (77 tuổi, ngụ P.Mỹ Xuyên, TP.Long Xuyên) hơn chục năm qua ông Long cùng với chiếc xe đạp không ngại khó nhọc đi vá "ổ gà" trên nhiều tuyến đường TP.Long Xuyên để giúp cho người dân đi lại thuận tiện, an toàn. Và hành động của ông Long đã được Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thể gửi thư khen ngợi. Tháng 7/2019, ông Long đã nhận bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh An Giang vì đã có thành tích xuất sắc trong việc "Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh".
Ngoài câu chuyện vá đường đầy nhân văn của ông Thuận, cũng mới đây câu chuyện từ một đứa trẻ bụi đời, sống bế tắc, ông Vũ Tiến (Hà Nội) đã vượt qua khó khăn, nghiệt ngã của số phận để vươn lên khiến nhiều người rơi lệ. 30 năm qua, ông đã đi khắp nơi "nhặt" 600 trẻ em lang thang, cơ nhỡ về mái ấm của mình để chăm sóc, dạy dỗ. Thời gian đầu, vợ ông Tiến chỉ có ý định nuôi ăn các em nhỏ. Nhưng sau đó, ông Tiến đã bàn với vợ phải nuôi nấng, cho các em chỗ ở, dạy học. Bởi có như vậy, những đứa trẻ bơ vơ, không nơi nương tựa mới thành người.
Ông Tiến ngậm ngùi chia sẻ: "600 đứa trẻ ở đây, chưa có đứa nào có quá khứ khổ như tôi. Tôi là một đứa trẻ bụi đời, sinh ra trong một gia đình quý tộc nhưng số phận nghiệt ngã, 7 tuổi mất bố. Đói, rét, đòn roi, đánh đập, tôi từng trải hết. Vỉa hè Hà Nội, chỗ nào rộng, có mái hiên để ngủ qua đêm, tôi biết hết. Tôi đã từng xin đi tù để có cơm ăn nhưng không có tội nên công an đuổi. Xin đi làm thì chưa đủ tuổi, xin đi học lại không được... Tôi bế tắc và phải sống chui lủi. Tôi năm nay đã cao tuổi rồi, chăm sóc nốt cho những đứa trẻ hiện nay là tôi nghỉ. Giờ tôi và vợ cũng không còn nhiều sức khỏe để chăm sóc cho các con lúc đau ốm hay phải đi bệnh viện. Tôi cũng có dự định, sau này sẽ giúp đỡ các em sinh viên nghèo có chỗ ăn, chỗ ở, mua vé xe buýt cho các em. Sức đến đâu, tôi sẽ cố gắng giúp mọi người đến khi ra đi".
Đôi vợ chồng bán đất góp 2 tỷ mua máy thở cho bệnh nhân COVID-19 và cái kết Hậu Hậu08:57:42 25/09/2021Thông tin đôi vợ chồng trẻ Đặng Văn Nghĩa và Trần Lan Hương ở Quảng Bình dành toàn bộ tiền lãi bán mảnh đất rồi mua máy thở, kit test nhanh Covid tặng tuyến đầu chống dịch được cư dân mạng liên tục chia sẻ trên khắp các diễn đàn lớn nhỏ mấy...
5 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
4 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
5 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
5 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
5 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
5 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
5 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 0 Thảo luận | Báo cáo