Thị trường hoa Tết 2025: Tiểu thương hoảng loạn, hoa Tết rớt giá thảm?
3 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
Dư luận đang mong một bản án thích đáng dành cho người cha tàn độc.
Tối 17/2, Công an tỉnh Quảng Nam cho biết đã tạm giữ hình sự Trần Văn Viên (30 tuổi, trú xã Tam Hải, huyện Núi Thành), người cha nhẫn tâm ném con gái 5 tuổi xuống sông vào đêm 16/2. Theo điều tra ban đầu, Viên khai nhận hai vợ chồng xảy ra mâu thuẫn trước Tết Nguyên đán nên vợ Viên bỏ về nhà cha mẹ ruột (ở cùng thôn) và sau Tết đã vào TP.HCM làm công nhân may.
Thời gian gần đây, Viên thường xuyên điện thoại cho vợ nhưng chị không nghe máy. Khoảng 19h ngày 16/2, gây gổ với vợ xong, Viên đến nhà mẹ vợ bồng con gái 5 tuổi là cháu T.L.Y.V. đi bộ đến bến đò thôn Đông Tuần, ném cháu xuống sông rồi về nhà (hành vi trên được camera an ninh tại khu vực này ghi lại).
Sau khi gây án, nghi phạm đã về báo với gia đình và đến công an đầu thú. Với hành vi này, nhiều người đặt câu hỏi nghi phạm có thể đối mặt các tội danh và tình tiết định khung, tăng nặng nào?
Theo dõi sự việc, luật sư Trần Xuân Tiền (Trưởng Văn phòng luật sư Đồng Đội) đánh giá, đây là hành vi thể hiện sự nhẫn tâm, ích kỷ, chỉ vì những mâu thuẫn cá nhân của người lớn mà người cha sẵn sàng tước đoạt mạng sống của cô con gái mới 5 tuổi. Hành động này là không thể chấp nhận và cần bị nghiêm trị.
Quá trình điều tra, cơ quan chức năng sẽ làm rõ nhiều yếu tố như thời điểm bé tử vong là khi nào, bé tử vong trước hay sau khi bị ném xuống sông hay hành vi của người cha có phải nguyên nhân dẫn tới cái chết của bé không... Trường hợp kết quả giám định cho thấy bé tử vong bởi hành vi của Viên, người này có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội Giết người theo Điều 123 Bộ luật Hình sự 2015.
Đồng quan điểm, luật sư Trần Minh Hùng (Đoàn Luật sư TP.HCM) nhận định với đầy đủ nhận thức, năng lực điều khiển hành vi của một người trưởng thành bình thường, Viên phải biết hành vi của mình có thể tước đoạt tính mạng của bé gái. Do đó, nghi phạm có thể bị khởi tố về tội Giết người.
Với nhiều tình tiết định khung, tăng nặng như giết người dưới 16 tuổi, phạm tội với người trong tình trạng không thể tự vệ hay phạm tội vì động cơ đê hèn (trả thù vợ), nghi phạm có thể đối diện mức án cao nhất là tử hình theo Khoản 1, Điều 123 Bộ luật Hình sự 2015.
Trước khi phạm tội, Viên đã sử dụng chất kích thích. Tuy nhiên, đây không phải căn cứ miễn trừ trách nhiệm hình sự dành cho nghi phạm. Điều 13 Bộ luật Hình sự 2015 quy định rõ, người phạm tội trong tình trạng mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình do dùng rượu, bia hoặc chất kích thích mạnh khác, thì vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự. Do đó, nghi phạm vẫn phải chịu trách nhiệm về hành vi của mình.
Liên quan đến vụ việc, tiến sĩ, luật sư Đặng Văn Cường - đoàn luật sư TP Hà Nội cũng nhận định, nếu vì ghen tuông, nóng giận mà ném con mình xuống sông thì đây là hành vi tàn nhẫn, mất tính người, không thể dung thứ. Hành vi này trực tiếp xâm phạm đến tính mạng của trẻ em, là hành vi giết người, bởi vậy Cơ quan điều tra có thể khởi tố vụ án hình sự về tội giết người để tiến hành các hoạt động điều tra theo quy định pháp luật.
"Trong trường hợp lời khai của người đàn ông này phù hợp với lời khai của người làm chứng, phù hợp với kết quả khám nghiệm tử thi, dấu vết để lại trên hiện trường và trên cơ thể nạn nhân, cho thấy nạn nhân tử vong là do bị người đàn ông này ném xuống sông, thì cơ quan điều tra sẽ khởi tố bị can về tội giết người.
Cùng với nhiều tình tiết định khung tăng nặng trách nhiệm hình sự, đó là giết người dưới 16 tuổi; có tính chất côn đồ... nên khung hình phạt sẽ là phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình", luật sư Cường nói.
Tương tự, luật sư Nguyễn Công Tín - Đoàn Luật sư TP Đà Nẵng cho biết, hành vi của Viên có đủ yếu tố cấu thành tội Giết người theo quy định tại khoản 1, điều 123, Bộ Luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017), với tình tiết định khung tăng nặng là "Giết người dưới 16 tuổi", mức phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình.
"Dù có dùng rượu, bia hay chất kích thích khác, Viên vẫn phải chịu hoàn toàn trách nhiệm với hành vi tàn ác của mình, bởi Điều 13 Bộ Luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) quy định rõ: "Người phạm tội trong tình trạng mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình do dùng rượu, bia hoặc chất kích thích mạnh khác, thì vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự"", luật sư Tín nói.
3 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
4 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
4 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
8 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
4 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
4 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
4 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 0 Thảo luận | Báo cáo