Cha đẩy hai con đi bộ từ Đồng Nai về Cần Thơ tránh dịch và cái kết bất ngờ
2 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
Trong thời gian người dân các tỉnh lân cận hồi hương, có rất nhiều câu chuyện khiến người nghe cảm động được ghi lại bên lề hành trình.
Mới đây, một đoạn clip được tài khoản có tên Thắng Tài Tử quay lại khoảnh khắc cả gia đình 3 người về quê bằng xe đạp đã lan tỏa được sự ấm áp, nhân văn trong những ngày đại dịch. Điều lấy đi nước mắt của người xem không phải vì sự đói khổ của những số phận tha hương mà còn là những tâm sự xót xa của một người chồng, người cha dành cho vợ con. Khi thấy một đại gia đình đạp xe trên Quốc lộ 1A, anh Thắng đã dừng xe lại hỏi chuyện. Mỗi người một chiếc xe, chở theo hành lý lỉnh kỉnh, người đàn ông đi trước còn vợ con đạp theo sau. Hỏi chuyện một hồi mới rõ, cả gia đình làm phụ hồ, thất nghiệp đã nhiều tháng nên đạp xe từ Đồng Nai về Trà Vinh.
Người đàn ông 50 tuổi nói: "Ở đó 3 tháng mình không có tiền, cha mẹ già bệnh. Rồi ở đó không có tiền đóng trọ luôn, về quê nên đành đi xe đạp. Đi tới đâu hay tới đó". Đi đường thấy mệt, vợ chồng lại trải manh chiếu nằm luôn bên lề đường. Người vợ tên Phấn, lúc này mới dở túi đồ, bên trong có hộp cơm trắng được vun đầy cùng với một túi trứng luộc và rau. Chị bảo, đó là cả bữa trưa "thịnh soạn" của gia đình. Chàng trai trẻ đi đường bất ngờ vì ngoài hai vợ chồng còn có đứa con gái 18 tuổi cũng dắt díu theo về quê. Cô sinh năm 2003, không được đi học, ngày ngày chỉ đi làm hồ cùng cha mẹ. Anh Thắng mới hỏi, sao còn trẻ như vậy, cô không chọn công việc nào nhẹ nhàng, đỡ cực hơn. Nói đến con gái, lúc này người cha ngồi kế bên bỗng bật khóc nức nở.
Sống đã hơn nửa quãng đời người nhưng ông thấy tủi hổ vì không lo được cho con bằng bạn bằng bè. Thậm chí chiếc xe đạp để con đi cũng không mua nổi, phải xin lại từ chủ nhà trọ cũ: "Đi xe đạp không dám đi đằng sau, thấy con mình nó đạp trước xót quá, không dám nhìn. Ai không muốn con mình được sung sướng đâu, tại hoàn cảnh khổ quá. Vợ con đạp sau, tôi đi trước đứng đợi, rồi mệt thì lại nghỉ. Giờ thấy con đau lòng dữ lắm". Chặng đường phía trước còn xa, người đàn ông mơ hồ nghĩ về ngày rộng tháng dài còn ở trước mắt. Cả hành trình ông mang theo 15 nghìn đồng dằn túi, dọc đường được người ta cho thêm vài trăm. Thậm chí, ông còn chiếc quần dài sờn chỉ, rách ở phía sau. Người đàn ông liên tục gạt nước mắt, nói giờ ông chẳng mong gì, chỉ mong ai cho quá giang về đến quê suôn sẻ.
Nghe xong điều ước, chàng trai trẻ thương cảm, nói sẽ cho gia đình một chiếc xe máy để đi lại dễ dàng hơn. Nhưng do cả 2 vợ chồng cô chú đều không biết chạy xe, anh đành đặt một chuyến xe ô tô chạy thẳng từ Sài Gòn về Trà Vinh. Trước khi nói lời chia tay, anh Thắng cũng tặng thêm cho gia đình 6 triệu tiền mặt, cộng với lộ phí đi xe đã trả trước. Cả gia đình xúc động, cảm ơn trong nước mắt. Được biết, Thắng Tài Tử là một trong số các mạnh thường quân tích cực làm các hoạt động thiện nguyện mùa dịch. Trên trang cá nhân, anh thường xuyên chia sẻ nhiều clip ghi lại hành trình giúp đỡ những gia đình ly hương và có độ lan tỏa cao. Tình cảm của người đàn ông dành cho vợ con trong đoạn clip trên là một trong những khoảnh khắc khiến anh Thắng xúc động và quyết định giúp đỡ.
Trái ngược với hình ảnh người cha biết thương con, xót vợ thì mới đây, cộng đồng mạng lại ngao ngán với câu chuyện ngày 20/10 của một bà mẹ bỉm sữa. Chị H.B đến từ Hải Dương đã phải xót xa cho tình cảnh của mình khi chứng kiến cách người bạn đời đối xử với mình. Chồng chị, chẳng những không tặng vợ bất kỳ bông hoa, món quà hay có một lời chúc nào, mà ngay cả việc ở nhà trông con, dành cho vợ giây phút nghỉ ngơi thảnh thơi cũng không có. Chị H.B kể: " Chồng mình đi nhậu cả ngày với bạn bè đến tối khuya mới về. Ngày lễ đã không chúc vợ một lời, không có gì, cũng ở nhà phụ trông con để vợ rảnh tay một chút. Anh ta về còn say xỉn rồi kiếm cớ gây gổ vợ. Đỉnh điểm, anh ta đập vỡ hết chạn bát, ly tách...Quà 20/10 của mình là bãi chiến trường, khuya nay con dậy lấy gì nấu nước mà pha sữa bây giờ".
Tình cảnh éo le của chị H.B khiến nhiều người xót xa, đồng cảm. Quả thực lấy phải một người chồng vô tâm, tệ bạc là nỗi ám ảnh của bất kỳ người phụ nữ nào. Theo chị H.B, vợ chồng chị kết hôn được hơn 2 năm. Nhiều lần chứng kiến chồng đối xử tệ với vợ con, cảm thấy tình cảm vợ chồng nguội lạnh, chị đã nghĩ đến chuyện "đường ai nấy đi".Thế nhưng cuối cùng, chị H.B vẫn chia sẻ rằng: "Nhìn con trai còn bé quá, mình nhiều lần muốn bỏ nhưng lại nhủ lòng phải cố gắng nhẫn nhịn vì thương con. Giờ buông không nỡ, ở cũng không đành". Tâm sự của bà mẹ một con tạo nên làn sóng tranh luận kịch liệt giữa các chị em. Nhiều người bức xúc khi nghe chị H.B bày tỏ chị "vì thương con" mà nhẫn nhịn, chịu đựng. Dẫu biết trong cuộc sống thường ngày, người phụ nữ luôn cố gắng nhẫn nhịn vì họ nghĩ "một điều nhịn, chín điều lành".
Khi có mâu thuẫn, họ là người dừng lại để mọi việc êm xuôi. Một phần, bởi quan niệm từ xa xưa, nên người phụ nữ tự nhủ bản thân phải chịu đựng, chấp nhận để thời gian "hóa giải" bài toán hôn nhân giúp mình. Quan trọng hơn, tình mẫu tử đã vượt lên trên tất cả, nhiều chị em như chị H.B cam chịu, chấp nhận sống bên ông chồng tệ bạc. Nếu có một mình, chắc hẳn họ chẳng ngại ngần dứt áo ra đi. Nhưng một số chị em lại cho rằng, việc vì con chẳng qua chỉ là cái cớ. Chị Minh Hoa bình luận: "Chồng quá tệ, chỉ đáng vứt đi chứ còn nuối tiếc gì nữa. Tranh thủ anh ta đang phá phách nhà cửa tan hoàn thế thì hãy mạnh mẽ mà bế con đi bạn ơi, lựa chọn một con đường khác. Bây giờ mình không tự cứu lấy mình thì không ai cứu được đâu!". Hiện tại, câu chuyện vẫn đang nhận được sự quan tâm cùng những ý kiến tranh luận chưa có hồi kết từ phía netizen.
Cha chở con gái về quê cùng hũ tro cốt trên giỏ xe khiến ai cũng xót xa Hậu Hậu17:24:21 07/10/2021Ngay khi nghe tin TP. Hồ Chí Minh, Bình Dương nới lỏng giãn cách, nhiều người dân lao động tự do lập tức khăn gói về quê để bớt đi phần nào gánh nặng kinh tế do mức sống ở thành phố quá đắt đỏ. Mặc dù mỗi người mang hành trang và...
2 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
4 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
5 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
5 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
5 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
5 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
5 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
5 | 0 Thảo luận | Báo cáo