Công an "dởm" gọi điện lừa đảo gặp đúng công an thật và pha xử lý suýt đi vào lòng đất
3 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
Thời gian gần đây, trên mạng xã hội xuất hiện hàng chục tài khoản Facebook có tên khác nhau comment cầu cứu sự giúp đỡ từ mạnh thường quân và cộng đồng.
Hoàn cảnh của họ rất bi đát khi thì sắp sinh nhưng thất nghiệp, không có tiền về quê; lúc là phải nuôi con nhỏ, hết tiền trang trải, khi thì chồng mới mất... Cuối bài đăng xin mọi người cứu giúp vài đồng lẻ, 10K, 20K mua sữa cho con. Mỗi người một hoàn cảnh, một số tài khoản ngân hàng khác nhau nhưng đều mang tên Ngọc Giàu. Những bình luận xin tiền kiểu này xuất hiện dày đặc dưới các bài đăng các page, hội nhóm với tần suất dày đặc. Cộng đồng mạng nhanh chóng phát hiện công thức xin tiền thời 4.0 của tài khoản Ngọc Giàu là vẽ ra hoàn cảnh đáng thương nhất với mẫu văn giống nhau nhưng chung số tài khoản và số điện thoại.
Nhiều người tỉnh táo nhận ra sự bất thường của những hoàn cảnh khó khăn trên, thậm chí còn bóc mẽ chiêu thức lừa đảo dưới bình luận của Ngọc Giau nên đã để trả lời bình luận của Ngọc Giàu nhưng không nhận được hồi đáp. Dù chưa rõ có ai chuyển tiền cho Ngọc Giàu chưa nhưng việc vẽ lên 1 đống câu chuyện bi đát rồi spam khắp nơi rất đáng lên án. Số khác yêu cầu công an vào cuộc, làm rõ kẻ đứng sau tài khoản Ngọc Giàu. Khi thử tra tìm kiếm số điện thoại của Ngọc Giàu thì số này không tồn tại, nhiều khả năng những kẻ lừa đảo lấy số giả để tăng sự uy tín mà thôi.
Dân mạng bức xúc để lại bình luận: Có hôm tôi rảnh, tôi ngồi search qua qua mà được cả trăm comment của cái số tài khoản Ngoc Giau này. Quá mệt mỏi; Rõ tên là Giàu mà đi ăn xin. Mà người này cũng đầu tư vào nhiêu là kịch bản luôn. Đáng lẽ nên làm nhà viết kịch thì hay hơn.; Hàng chục cái nick đi xin tiền với tên Ngọc Giàu và văn thì gần như là giống y nhau. Mình chửi mấy lần mấy nick nhưng không rep lại cho vui gì cả; Mình thấy hoài, thấy phát ngán luôn, biện đủ mọi lý do, lý trấu, thấy quài nên mình biết kiểu gì cũng lừa đảo; Mong cơ quan chức năng vào cuộc sớm để bắt kẻ lừa đảo...
Nhắc đến việc kêu gọi từ thiện để lừa đảo không thể không nói đến sự việc của ca sĩ Mỹ Tâm cách đây ít ngày. Cụ thể, fanpage người hâm mộ của Mỹ Tâm đã lên tiếng cảnh báo về tình trạng một số tài khoản Facebook mạo danh nữ ca sĩ để kêu gọi từ thiện. FC Mỹ Tâm khẳng định nữ ca sĩ chưa bao giờ kêu gọi từ thiện và mong mọi cư dân mạng nếu gặp những bài viết giả danh thì hãy báo cáo lên Facebook để tránh gây tổn hại đến người khác.
Dòng trạng thái viết: "CẢNH BÁO LỪA ĐẢO - CA SĨ MỸ TÂM KHÔNG BAO GIỜ KÊU GỌI QUYÊN GÓP TỪ THIỆN. Gần đây trên một số trang mạng xã hội có nhiều bài viết mạo danh ca sĩ Mỹ Tâm để quyên góp từ thiện hỗ trợ miền Trung. Đây là hành vi vi phạm pháp luật nghiêm trọng. Xin gửi thông điệp đến tất cả các anh chị em, bà con cô bác khi gặp những bài viết như vậy thì chung tay báo cáo để tránh có thêm nhiều người bị lừa đảo. Ca sĩ Mỹ Tâm KHÔNG QUYÊN GÓP TỪ THIỆN. Mong mọi người hãy tỉnh táo tránh bị lợi dụng để trục lợi".
Mỹ Tâm là một trong những sao Việt thường xuyên tổ chức các hoạt động từ thiện và thành lập hẳn một quỹ riêng để phục vụ cho việc này. Nữ ca sĩ từng chia sẻ: "Quỹ của tôi khi mở ra thì mọi hoạt động đều lấy tiền từ việc kinh doanh, đi diễn hay mọi thứ mình làm ra tiền. Mình có ít thì cho ít, nhiều cho nhiều nên mình không ngại. Về kinh phí, tôi không gặp khó khăn nên không kêu gọi và chưa bao giờ kêu gọi gì hết. Tôi làm bằng hành động để mọi người thấy, sau đó người ta tự động liên lạc đến quỹ của tôi. Rõ ràng cái này hơi thụ động nhưng xuất phát từ việc nhỏ là tôi muốn có trách nhiệm của bản thân đối với xã hội". Trong đợt miền Trung lũ lụt cuối năm 2020, Mỹ Tâm cũng đã đích thân đến tặng quà, động viên cho bà con ở vùng lũ. Cô cũng dùng tiền cá nhân để đóng góp vào quỹ vắc xin phòng chống Covid-19 và ủng hộ công tác chống dịch ở Bắc Giang.
Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (Bộ Công an) từ đầu năm 2021 liên tiếp phát hiện các trường hợp tạo lập trang mạng xã hội với danh nghĩa từ thiện để lừa đảo, chiếm đoạt hàng chục tỷ đồng của các nhà hảo tâm. Thủ đoạn lừa phổ biến là tạo các trang mạng xã hội rồi đăng tải bài viết, ngụy tạo nội dung không có thật về một số hoàn cảnh khó khăn, hoạn nạn. Chúng cũng có thể giả mạo các tổ chức làm từ thiện được cấp phép, đăng tải các bài viết kêu gọi cộng đồng giúp đỡ. Tinh vi hơn, một số kẻ còn sử dụng những bài báo viết về hoàn cảnh khó khăn để dẫn nguồn trên fanpage rồi cài số tài khoản của mình nhằm tiếp nhận ủng hộ.
Bộ Công an khẳng định sẽ xử lý nghiêm những kẻ lợi dụng lòng tin của người dân để lừa đảo tiền từ thiện. Ngược lại, người dân cần tìm hiểu kỹ thông tin đăng tải kêu gọi ủng hộ từ thiện và yêu cầu công khai, minh bạch các trường hợp cần giúp đỡ. Nhà hảo tâm nên liên hệ với chính quyền địa phương, bệnh viện để kiểm chứng thêm. Theo luật sư Bùi Phan Anh, Đoàn Luật sư Hà Nội, tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản có khung hình phạt tù từ 3 năm tới chung thân nhưng nếu lợi dụng kêu gọi từ thiện để phạm tội sẽ tăng tặng trách nhiệm hình sự. Ngoài ra, kẻ lừa đảo thường người kêu gọi ủng hộ nhiều đợt, nhiều nhà hảo tâm gửi tiền. "Do đó, họ có thể chịu thêm tình tiết tăng nặng là phạm tội 2 lần trở lên", luật sư cho hay.
Xôn xao thanh niên hỏi cưới mang sính lễ gạo và đường phèn, bị tố ăn bám, lừa bố vợ hàng chục triệu T.P10:26:46 07/07/2023Cõi mạng đang rần rần câu chuyện hy hữu, tố thẳng một nam thanh niên có biệt tài ăn bám người yêu, lừa đảo mượn tiền không trả, cưới vợ nhưng mang sính lễ không tiền, không vàng. Phẫn nộ hơn khi sau đó trở mặt hủy cưới, cắt đứt mọi liên lạc.
3 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
5 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
5 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
4 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
4 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
5 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
5 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 0 Thảo luận | Báo cáo