Cô gái sở hữu vòng hông "ngoại cỡ", kích thước lên tới 163 cm, khiến CĐM xót xa
5 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
Chuyện phòng the, những góc khuất chốn hậu cung luôn khiến cho nhiều người cảm thấy tò mò.
Đối với những người có đam mê tìm hiểu lịch sử các triều đại Trung Hoa thì những câu chuyện về các góc khuất chốn hậu cung, đời sống của những hoàng hậu, công chúa,.. luôn kích thích được trí tò mò.
Vào thời nhà Đường, có một màn trừng trị tiểu tam của một nàng công chúa đã trở thành kinh điển, lưu danh sử sách tới muôn đời.
Thời nhà Đường có điểm khác biệt với các triều đại trước đó chính là nữ giới ở thời điểm này không còn bị trói buộc bởi quá nhiều lề lối, quy định. Họ không cần thiết phải ở trong nhà suốt ngày, không nhất thiết phải làm cái những "cái bóng", khuất sau đức lang quân của mình.
Đặc biệt trong hoàng tộc, công chúa, quận chúa sống khá thoải mái. Họ không cần phải giam mình trong cung cấm mà có thể cùng cha và anh trai săn thú, du lịch. Cũng vì thế ở triều đại này, các công chúa thường có tính cách mạnh mẽ, quật cường, hoạt bát và có phần nóng nảy hơn những vị công chúa triều đại trước.
Trung Tông - Lý Hiển là một trong những vị vua nổi tiếng chiều chuộng con gái bậc nhất của thời nhà Đường. Ông chu cấp cho các công chúa một cuộc sống thoải mái về vật chất, không yêu cầu các nàng phải theo khuôn khổ hay quản thúc con gái một cách nghiêm khắc. Chính vì thế, công chúa của Trung Tông đều là những cô nàng dũng cảm và gan dạ. Trong số đó, nổi bất nhất có lẽ phải kể tới Nghi Thành công chúa.
Đường Trung Tông - Lý Hiển nổi tiếng yêu chiều các cô công chúa. (Ảnh minh hoạ)
Nghi Thành công chúa có tính cách khá nóng nảy, hành động của nàng lúc nào cũng nhanh và quyết đoán nhất trong số các công chúa. Là cháu ruột của người phụ nữ có tầm ảnh hưởng bậc nhất lịch sử Trung Quốc - Võ Tắc Thiên nên có lẽ Nghi Thành công chúa cũng được thừa hưởng sự mạnh mẽ và thông minh của bà nội.
Công chúa Nghi Thành lấy chồng khi Trung Tông chưa lên ngôi Hoàng đế, vì thế hiệu của nàng lúc bấy giờ là Nghĩa An quận chúa, hơn nữa nàng chỉ là nữ thứ (con gái do vợ lẽ sinh) thế nên nàng không nhận được nhiều đặc quyền như đích nữ (con gái do vợ cả sinh). Nhưng kể cả như vậy nàng vẫn là công chúa vô cùng kiêu ngạo vì dòng máu hoàng tộc của mình.
Người kết duyên với quận chúa là Bùi Tốn, một vị quan trong triều. Khác với những người đàn ông khác, phò mã không được nạp thêm thiếp. Vậy nên sau khi kết hôn, Nghĩa An quận chúa vẫn cố gắng làm trọn nghĩa phu thê để bù đắp cho phu quân. Chỉ khi nào rảnh nàng mới dành thời gian để bản thân làm những chuyện mình thích.
Bắt quả tang ngay tại trận
Dù vì chồng mà làm nhiều việc như thế nhưng Nghi Thành lại phát hiện ra Bùi Tốn ngày càng xuất hiện những dấu hiệu khác lạ. Phò mã không còn ân cần ngọt ngào như trước mà thay vào đó là sự khó chịu, bất mãn và kiếm cớ gây sự với nàng.
Chính những dấu hiệu này mà Nghi Thành công chúa nghi ngờ rằng chồng phản bội. Càng nghĩ nàng càng cảm thấy bực bội: "Bùi Tốn, ngươi giỏi lắm. Ngươi dám đối xử với ta như vậy sao? Ta ở nhà tuân thủ nữ tắc, làm việc quy củ, ngươi lại dám trêu hoa ghẹo nguyệt bên ngoài. Cái đồ có mới nới cũ nhà ngươi, nếu để ta bắt được thì chắc chắn phải cho ngươi biết tay".
Sau đó nàng một mặt giả vờ như không biết gì, một mặt thì bí mật theo dõi chồng. Nghi thành công chúa dễ dàng phát hiện ra kẻ phá hoại hạnh phúc của mình chính là cô hầu gái xinh đẹp ở trong nhà. Nàng bắt gian ngay tại trận, cho kẻ thứ ba một bài học nhớ đời.
Khi Nghi Thành công chúa xử lý xong hầu nữ thì nàng quay sang nhìn chồng, Bùi Tốn khiếp sợ vội vàng bỏ chạy, thế nhưng vẫn bị mất đi một lọn tóc. Hành động xử phạt của Nghi Thành công chúa được ghi lại khiến không chỉ chồng mà nhiều người phải e sợ.
Núp sau người hầu, Bùi Tốn khi đó run rẩy. Nghi Thành công chúa bật cười và lạnh lùng nói: "Ta muốn người trong thiên hạ biết được ngươi đã làm chuyện tốt gì". Nói xong nàng quay ngoắt đi và không thèm liếc Bùi Tốn lấy 1 lần.
Hành động này của Nghi Thành công chúa đã tạo nên một trận náo động cả kinh thành. Thời điểm đó các ngự sử liên tục viết tấu chương yêu cầu nhà vua phải phạt nặng công chúa. Trước sức ép đó Trung Tông đã hạ Nghi Thành xuống làm huyện chủ, tức là thấp hơn quận chúa. Còn Bùi Tốn thì bị cách chức. Thế nhưng chẳng bao lâu thì Bùi Tốn lại được Trung Tông thăng chức để an ủi. Còn Nghi Thành công chúa phải mất tới mấy năm mới có thể khôi phục lại danh hào cũ.
Cuộc sống sau này của Nghi Thành công chúa sử sách không còn ghi thêm. Chỉ biết được rằng tới tận lúc Nghi Thành công chúa qua đời thì Bùi Tốn cũng không một lần nào bị truy ra chuyện phản bội, ngoại tình nữa. Có lẽ sau mà trừng trị kinh điển hồi đó, Bùi Tốn cũng hiểu được tính cách vợ mình mà không dám phản bội nữa.
Giường ngủ của hoàng đế Trung Quốc chỉ rộng 1m, lý do đằng sau khiến nhiều người ngỡ ngàng Nắng07:23:55 14/04/2022Hoàng đế có tới hàng nghìn cung tần mỹ nữ, số phi tần và quý nhân có thể nói xếp hàng dài cũng không hết nhưng đa số họ đều có tẩm cung riêng. Trong xã hội phong kiến Trung Quốc, hoàng đế được người dân coi là thiên tử, nắm trong tay...
5 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
4 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
5 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
5 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 0 Thảo luận | Báo cáo