Nghề đẩy khách lên tàu tại Nhật Bản, mức lương trên 1 tỷ mỗi năm, có gì thú vị?

Minh Ngọc12:22 15/05/2024

 5  |  1 Thảo luận  |  Báo cáo

Theo dõi trên

Cảnh chen chúc trên các toa tàu khó thể tránh khỏi, khiến không ít lần, cửa chẳng thể đóng được khi các toa đã chật cứng người. Chính vì thế mà nghề ủn khách lên tàu, thỉnh thoảng trở thành kéo khách lên tàu đã được ra đời tại Nhật Bản.

Nhật Bản vốn nổi tiếng với những hệ thống đường sắt hiện đại, tối tân, có thể chở hành khách qua một quãng đường dài trong thời gian ngắn. Tại Tokyo, dân số khoảng từ 35-39 triệu người, số hành khách di chuyển bằng tàu hỏa vượt xa các phương tiện khác như xe đạp, xe buýt và phương tiện giao thông cá nhân. Vì thế mà các chuyến tàu thường gặp tình trạng quá tải, dù cho rất nhiều tàu điện hoạt động ngày đêm.

Nghề đẩy khách lên tàu tại Nhật Bản, mức lương trên 1 tỷ mỗi năm, có gì thú vị? - Hình 1

Với số lượng người sử dụng tàu điện ngầm khủng ở Nhật Bản, cảnh chen chúc trên các toa tàu khó thể tránh khỏi, khiến không ít lần, cửa chẳng thể đóng được khi các toa đã chật cứng người. Và thế là một nghề nghiệp mới ra đời để giải quyết tình trạng nhồi nhét chật cứng: Oshiya - người đẩy khách.

Nghề đẩy khách lên tàu tại Nhật Bản, mức lương trên 1 tỷ mỗi năm, có gì thú vị? - Hình 2

Họ đeo găng tay trắng, có nhiệm vụ "nhét" nhiều người vào một toa để tàu chạy đúng giờ. Nếu bạn nghĩ là một Oshiya chỉ cần đòi hỏi sức mạnh, người đẩy càng khỏe càng tốt là một sai lầm.

Với mục đích duy nhất là cố gắng nhồi nhét được nhiều hành khách nhất có thể vào mỗi chuyến tàu điện ngầm trước khi xuất phát, nhiệm vụ của các "oshiya" tưởng như nhàn nhã, vì chỉ tập trung khoảng 90 phút mỗi ngày, nhưng phải cực kỳ tập trung và chịu được sức ép "tứ phía".

Nghề đẩy khách lên tàu tại Nhật Bản, mức lương trên 1 tỷ mỗi năm, có gì thú vị? - Hình 3

Công việc nghe tưởng như đơn giản nhưng lại vô cùng khó khăn khi đòi hỏi rất nhiều kỹ năng bên cạnh sức khỏe tốt và phải qua khóa đào tạo 6 tháng. Nhưng cũng chính nhờ đội ngũ này mà Cơ quan quản lý hệ thống tàu điện ngầm Nhật Bản Japan Rail vốn nổi tiếng thế giới vì tính ưu việt và đúng giờ, qua công tác tuyển dụng thiết thực, hữu ích này càng tạo được ấn tượng.

Việc phân luồng giao thông trật tự đến kinh ngạc. Đội người đẩy khách - bao gồm nhân viên nhà ga và sinh viên đại học được thuê đặc biệt - sẽ sử dụng trọng lượng cơ thể của mình để "nhồi nhét" hành khách vào những toa tàu đông đúc.

Nghề đẩy khách lên tàu tại Nhật Bản, mức lương trên 1 tỷ mỗi năm, có gì thú vị? - Hình 4

Tuy nhiên, khi chuyến tàu đã trở nên quá chật chội và không còn sức chứa nữa, những 'người đẩy' sẽ chuyển sang chế độ 'người kéo' và giữ lại những người đang gây quá tải cho chuyến tàu.

Giám đốc nhà ga, Atsuji Baku, giải thích: "Người kéo" đặc biệt quan trọng đối với những đám đông, vì một vài hành khách cứng đầu có thể làm chậm toàn bộ hệ thống tàu khi không chịu buông tay và để chuyến tàu được khởi hành.

Nghề đẩy khách lên tàu tại Nhật Bản, mức lương trên 1 tỷ mỗi năm, có gì thú vị? - Hình 5

Đám đông ở Shinjuku sẽ được hướng dẫn bằng loa phóng thanh. Họ xếp thành hàng đôi và chờ hành khách từ trên tàu bước xuống ga. Sau đó, họ di chuyển lên tàu và sẽ được hỗ trợ bằng những cú thúc đẩy từ những oshiya nếu cần.

Được biết, trung bình, các oshiya được trả mức lương hàng năm là 45.000 USD (khoảng 1,1 tỷ VNĐ) để làm công việc kỳ lạ này.

Nghề đẩy khách lên tàu tại Nhật Bản, mức lương trên 1 tỷ mỗi năm, có gì thú vị? - Hình 6

Trên thực tế, công việc đẩy khách lên tàu cũng đã gây ra nhiều phản ứng trái chiều. Một số người cho rằng nó giúp duy trì trật tự và ngăn ngừa tai nạn, trong khi những người khác chỉ trích nó là một trải nghiệm khó chịu và mất nhân tính. Trong những năm gần đây, những tiến bộ công nghệ và nỗ lực giảm bớt tình trạng quá tải đã làm giảm nhu cầu cần thiết đối với nhân viên đẩy khách lên tàu.

Được truyền cảm hứng từ Nhật Bản, ở Trung Quốc, ít nhất tại ba thành phố lớn ở Thượng Hải, Trùng Khánh và Quảng Châu, họ sử dụng người đẩy khách lên tàu vào giờ cao điểm kể từ năm 2008.

Vào tháng 2 năm 2017, thủ đô Madrid cũng đã tuyển những "người đẩy khách" phục vụ cho tàu điện ngầm của Tây Ban Nha. Đặc biệt tại Frankfurt Metro khi hội chợ thương mại nổi tiếng diễn ra ở đó, họ tìm kiếm sự giúp đỡ của những người ủn khách từ năm 2015.

Theo tờ Amusing Planet, nghề đẩy khách lên tàu thực tế bắt nguồn từ thành phố New York, Mỹ gần một thế kỷ trước. Tuy nhiên, nhiều người không thích nhân viên đẩy khách vì họ xô đẩy hành khách khá mạnh bạo.

Ở Nhật Bản thời hiện đại, bạn có thể thấy các nhân viên "hòa nhã" hơn, tuy nhiên đôi lúc họ vẫn đẩy hết sức mình và có thể làm khách thấy khó chịu. Không ít người cho rằng công việc này buộc các nhân viên phải đẩy một cách thô lỗ.

Nghề đẩy khách lên tàu tại Nhật Bản, mức lương trên 1 tỷ mỗi năm, có gì thú vị? - Hình 7

Hiện nghề đẩy khách đã trở nên lỗi thời vì các đoàn tàu dần áp dụng công nghệ cửa tự động khiến việc nhồi nhét hành khách là điều không thể.

Chị Đào Thị Minh Thành, 34 t.uổi, hiện đang sinh sống tại Nhật chia sẻ, Vì tàu điện là phương tiện công cộng phổ biến ở Nhật, lượng hành khách rất đông. Vào khung giờ cao điểm hay cuối tuần, đặc biệt là khi xảy ra các sự cố thì các chuyến tàu luôn trong tình trạng quá tải.

Lúc ấy, các nhân viên nhà ga sẽ làm nhiệm vụ đẩy khách lên tàu. Những người này chủ yếu là nam giới, cư xử nhã nhặn, lịch sự nên hầu như hành khách không có cảm giác khó chịu, bởi trên thực tế thì ai cũng muốn lên tàu, không phải đợi chuyến sau.Tokyo là thành phố đông dân nhất thế giới với hơn 37 triệu người; gần một nửa số người đi làm bằng tàu hỏa, vượt xa các phương tiện giao thông khác như xe đạp, xe buýt và phương tiện giao thông cá nhân.

Anh Nguyễn Văn Trung, 37 t.uổi, từng có 2 năm học tại Nhật Bản, chia sẻ, người Nhật rất đúng giờ nên dù các chuyến tàu chỉ cách nhau 5 phút, họ cũng muốn lên được chuyến sớm nhất, cố chen lên các toa tàu: "Vì người Nhật rất chuẩn chỉ về mặt thời gian nên họ không muốn lỡ một chuyến tàu. Vào những giờ cao điểm thường rất đông nên khi mọi người lên tàu, những nhân viên gác tàu đấy nếu toa nào đông quá thì họ sẽ cố gắng đẩy mọi người có thể chui được hết vào trong toa tàu và để cho cửa của toa tàu có thể đóng lại".

Nghề đẩy khách lên tàu tại Nhật Bản, mức lương trên 1 tỷ mỗi năm, có gì thú vị? - Hình 8

Bạn có THÍCH bài viết này chứ?
Không

Chủ đề liên quan

Google làm mới ga tàu gần trăm t.uổi thành trụ sở hiện đại, xanh mát mắt

Tin tài trợ
Google chuẩn bị mở cửa trụ sở tập đoàn mới, được cải tạo từ ga đường sắt St. John s, xây dựng từ những năm 1930 tại TP New York (Mỹ).

Ukraine thí điểm xây lại các thị trấn dù chiến tranh với Nga chưa kết thúc

Tin tài trợ
Năm dự án thí điểm khác nằm ở Borodianka và Moshchun gần thủ đô Kiev, Yahidne ở phía Bắc, Tsyrkuny ở phía Đông và Posad-Pokrovske ở phía Nam.

Đình công quy mô lớn làm đình trệ giao thông tại Đức

Tin tài trợ
Lịch trình của hàng triệu hành khách tại Đức đã bị gián đoạn nghiêm trọng ngay đầu tuần làm việc trong bối cảnh một cuộc đình công lớn khiến hoạt động tại các sân bay, ga tàu và trạm xe buýt bị đình trệ vào sáng 27/3.

9 ga tàu bỏ hoang thành điểm du lịch hút khách

Tin tài trợ
Những ga tàu bỏ hoang không còn giá trị vận tải. Tuy nhiên, một số nhà ga với kiến trúc đẹp lại trở thành điểm check-in hấp dẫn khách du lịch
hạt tiêu playlễ ăn hỏi midumidu minh đạthằng du mụclouis phạmhero teamchâu bùiđám cưới midulisathủy tiênquay lénmidutaylor swift