Yến Chi: vị 'Nam Phương Hoàng hậu' đẹp sắc nước hương sau 20 năm gây ngỡ ngàng

2 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
Ngày 24/5, người đàn ông tham quan điện Thái Hòa, thuộc Đại nội Huế, trèo qua hàng rào bảo vệ, đậ.p g.ãy một số bộ phận của ngai vàng. Sự việc khiến nhiều người phẫn nộ.
Ngai vàng triều Nguyễn - bảo vật quốc gia có tuổ.i đời hơn 200 năm, là biểu tượng quyền uy của vua. Cục trưởng Di sản Văn hóa Lê Thị Thu Hiền cho biết ngay sau khi nắm được thông tin, đơn vị đã gửi công văn tới Trung tâm Bảo tồn Di tích cố đô Huế, yêu cầu tổ chức kiểm tra, đán.h giá hiện trạng, đề xuất giải pháp xử lý, bảo quản theo quy định của pháp luật về di sản văn hóa.
"Đây là sự việc đau lòng, xảy ra ở khu vực được bảo vệ nghiêm ngặt. May mắn là ngai vàng có bản sao, các hình ảnh chi tiết khi lập hồ sơ công nhận là bảo vật quốc gia, nên nhiều khả năng có thể phục hồi nguyên bản", bà Hiền nói.
Ngai vàng triều Nguyễn là biểu tượng quyền lực của triều đại phong kiến cuối cùng ở Việt Nam. Khác với nhiều ngai được đưa vào bảo tàng hay trưng bày trong kính, hiện vật được đặt trang trọng giữa gian chính điện Thái Hòa, không gian nghi lễ xưa của hoàng thất. Điều này tạo nên một "bảo tàng sống", nơi du khách có thể cảm nhận trọn vẹn không khí nghiêm trang, linh thiêng của hoàng triều.
Đây là nơi vua thường thiết triều với bá quan văn võ, trung tâm của nghi lễ hoàng gia, nơi diễn ra các sự kiện trọng đại như lễ đăng quang, đại triều, tiếp sứ thần và các dịp lễ tiết quốc gia. Ngai vàng vì thế là biểu tượng quyền lực và thể hiện sự uy nghiêm tuyệt đối của thiên tử, người được "trời trao mệnh".
Ngai cao 101 cm, rộng 72 cm, dài 87 cm. Phần đế dài 118 cm, rộng 90 cm, cao 20 cm. Phía trên ngai có bửu tán thếp vàng lộng lẫy. Hiện vật được chế tác công phu bằng gỗ quý sơn son thếp vàng, chạm khắc tinh xảo với các họa tiết rồng mây ẩn hiện, hình ảnh tượng trưng cho hoàng đế trong tư tưởng Á Đông. Lưng ngai nổi bật với hình ảnh "long vân khánh hội", xung quanh là những đầu rồng chầu về trung tâm, thể hiện thiên hạ quy phục về một mối, vua là trung tâm vũ trụ. Không chỉ mang giá trị lịch sử và chính trị, ngai vàng còn là một tác phẩm nghệ thuật độc đáo của mỹ thuật cung đình Huế.
Theo các nhà nghiên cứu, ngai vàng có từ thời vua Gia Long hoặc vua Minh Mạng, tức vào đầu thế kỷ 19, giai đoạn đặt nền móng cho hệ thống lễ nghi và quyền lực tập quyền của triều Nguyễn.
Trong số các triều đại từng tồn tại trong lịch sử Việt Nam, triều Nguyễn (1802-1945) là triều đại đán.h dấu sự kết thúc của chế độ phong kiến và là triều đại cuối cùng trong lịch sử. Đặc biệt, triều Nguyễn cũng là triều đại duy nhất để lại cho hậu thế chiếc ngai vàng còn nguyên vẹn đến ngày nay, là hiện vật quý giá mang đậm dấu ấn lịch sử và văn hóa. Trong số các vua, Tự Đức là vị có thời gian trị vì lâu nhất, từ năm 1847 đến năm 1883, và đã để lại nhiều dấu ấn sâu sắc trong lịch sử. Vua Bảo Đại, người cuối cùng ngồi trên ngai vàng này, cũng là vị vua cuối cùng của triều đại.
Ngai vàng triều Nguyễn chưa từng bị thất lạc hay rời khỏi điện Thái Hòa trong suốt hơn 200 năm. Ngay cả khi chế độ phong kiến sụp đổ năm 1945. Chiếc ngai chỉ được trùng tu một lần duy nhất dưới thời vua Khải Định, vào các năm 1916-1925. Trong quá trình đó, bửu tán phía trên ngai đã được làm mới, chuyển từ chất liệu gấm lụa sang gỗ sơn son thếp vàng và được chạm khắc một cách tinh xảo.
Sau năm 1975, công tác trùng tu và bảo tồn ngai vàng được đẩy mạnh. Đặc biệt, từ khi quần thể di tích cố đô Huế được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa Thế giới năm 1993, ngai vàng trở thành một trong những trọng điểm bảo tồn. Tháng 1/2016, hiện vật được công nhận bảo vật quốc gia.
Ông Lê Công Sơn, Phó Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích cố đô Huế, cho biết trong điện Thái Hòa bố trí hai điểm bảo vệ, hệ thống camera giám sát. Thời điểm xảy ra sự việc, cán bộ an ninh thấy Hồ Văn Phương Tâm, 42 tuổ.i, ngụ ở phường Hương Long, quận Phú Xuân, có biểu hiện không bình thường, nên đã mời Tâm đi ra phía hậu điện. Song người này quay lại lẻn vào khu vực trưng bày ngai vua, la hét và bẻ gãy phần tựa phía trước tay bên trái. Để tránh Tâm manh động, đậ.p ph.á các hiện vật khác, nhân viên bảo vệ tiếp cận từ xa, nhắc nhở Tâm đi ra bên ngoài, đồng thời gọi điện thoại yêu cầu tăng cường lực lượng hỗ trợ.
Đến 12h10 phút, họ đã khống chế Tâm, báo cho Công an phường Đông Ba lập biên bản. Hiện tại, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế đã chỉ đạo Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế đưa bản sao của ngai vàng ra trưng bày tạm thời.
Với ngai vua triều Nguyễn bị hư hại, Trung tâm sẽ mời các chuyên gia, nghệ nhân để cùng đán.h giá và lập phương án tu sửa phù hợp; đồng thời có phương án tăng cường lực lượng, phương tiện để đảm bảo an toàn cho hệ thống hiện vật trưng bày.
Ông Hồ Hữu Hành, Giám đốc Công ty CP Tu bổ di tích Huế, cho biết, ngai vàng cũng như các cổ vật đồ gỗ cung đình thời Nguyễn phần lớn được sơn son thếp vàng. Loại gỗ được sử dụng cho các cổ vật cung đình ngày xưa phổ biến là gỗ gõ (tên dân gian gỗ gụ). Về sau, có sự xuất hiện của gỗ trắc (tức huỳnh đàn)... Gỗ gõ phân bố phổ biến ở khu vực rừng Đông Nam Á (ở nước ta hiện nay đã hiếm), gỗ quý nhóm 1, gỗ có độ bền cao, cứng chắc, chịu nước, chống mối mọt.
Cũng theo ông Hồ Hữu Hành, ngày nay, các nghệ nhân lành nghề chạm khắc mộc đều có đủ khả năng để làm lại những chiếc ngai tinh xảo không thua gì các bậc thợ tài hoa ngày xưa. Tuy nhiên, giá trị của ngai vàng là giá trị cổ vật có tính chất nguyên bản, nên việc phục chế rõ ràng sẽ không đáp ứng giá trị bảo tồn nguyên bản. Trừ trường hợp đặc biệt như sự cố vừa xảy ra, buộc phải phục chế phần hư hỏng trở lại.
Nghệ nhân Phan Cảnh Quang Thuận (52 tuổ.i, ở P.Thủy Biều, TP.Huế) người phụ trách sơn son thếp vàng cho công trình trùng tu điện Thái Hòa vừa qua, cho biết sơn son được chế ra từ nhựa cây sơn ở núi rừng tây bắc nước ta. Thếp vàng là kỹ thuật trang trí thếp vàng (vàng ta được dát mỏng (hoặc vàng quỳ) dát mỏng lên bề mặt các vật dụng có chạm khắc hoa văn (hoặc thếp toàn bộ) để tạo màu vàng tự nhiên ánh kim bắt mắt và sang trọng. Ngai vàng của nhà vua ngày xưa được thếp vàng ở những chỗ chạm trổ hoa văn và đây là quá trình trang trí rất kỳ công, đòi hỏi thợ có tay nghề cao.
Hồng Ân: Cô gái gây sốt cõi mạng vì giống Nam Phương Hoàng hậu, hoạ sĩ tài năng Phượng Vũ21:19:20 19/03/2025Sau sự kiện diễu hành cổ phục Bách Hoa Bộ Hành ở TP.HCM, Hồng Ân bất ngờ nổi tiếng nhờ nhan sắc và thần thái nổi bật. Thông tin của cô nàng lập tức được các thám tử mạng vào cuộc tìm hiểu.
2 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
5 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 0 Thảo luận | Báo cáo