Rapper 50 Cent từ chối về phe ông Trump, cục diện bầu cử Mỹ ra sao?
3 | 3 Thảo luận | Chia sẻ
Không chỉ giữ chức Chủ tịch Hạ viện Hoa Kỳ, bà Nancy Pelosi còn nắm giữ hàng loạt "kỷ lục" khác mà rất lâu nữa mới có người phá vỡ được trên chính trường Mỹ. Chuyến thăm Đài Loan của bà Pelosi hiện đang là sự kiện được chú ý nhất thế giới.
Người đàn bà lão luyện trên chính trường nước Mỹ
Bà Nancy Pelosi (82 tuổi) là người phụ nữ đầu tiên trong lịch sử nước Mỹ đảm nhận vai trò Chủ tịch Hạ viện.
Dù nước Mỹ đang có một Phó Tổng thống là nữ, bà Kamala Harris nhưng bà Nancy Pelosi vẫn được coi là người phụ nữ quyền lực nhất trên chính trường nước này. Bà còn được thừa nhận rộng rãi là nhân vật chính trị lão luyện bậc nhất nước Mỹ khi đã tham gia "trò chơi chính trị" kéo dài gần 50 năm với biết bao thách thức cực kỳ lớn mà bà từng phải đối mặt.
Đảng Cộng hòa (đối lập) thường mô tả bà Pelosi như một "người tự do ở San Francisco" say mê chủ trương Chính phủ Lớn (ngược lại với đảng Cộng hòa chủ trương Chính phủ Nhỏ, giảm thiểu cơ cấu chính quyền, để người dân tự do buôn bán và tự trị) và nghiêng về cực tả khi bàn về các vấn đề xã hội.
Tuy nhiên, nguồn gốc của bà lại là kiểu chính trị thực tiễn hơn nhiều. Bà sinh trưởng trong một gia đình có truyền thống làm chính trị, là người trẻ nhất trong số 7 người con ở một gia đình thuộc thành phố Bờ Đông Baltimore, bang Maryland, nơi cha bà từng là Thị trưởng. Bà học đại học ở Washington, cũng là nơi mà bà gặp gỡ và cuối cùng kết hôn với nhà tài chính Paul Pelosi.
Ban đầu họ chuyển tới Manhattan, sau đó là San Francisco, nơi bà Pelosi bắt đầu làm một bà nội trợ. Bà sinh hạ 5 người con: 4 con gái và 1 con trai, trong vòng 6 năm.
Kể từ năm năm 1976, bà bắt đầu tham gia chính trị, tận dụng các mối quan hệ của gia đình mình để giúp đỡ Thống đốc California Jerrry Brown giành chiến thắng trong vòng bầu cử sơ bộ ở Maryland, trong lúc ông này tranh chức Tổng thống. Sau đó, bà nỗ lực leo từng nấc thang quyền lực trong đảng Dân chủ và cuối cùng trở thành Chủ tịch đảng, giành được một ghế trong Quốc hội vào năm 1988. Tại Hạ viện, phong cách làm việc của bà nhận được sự tín nhiệm của nhiều người. Trước khi trở thành Chủ tịch, bà đã là thủ lĩnh phe thiểu số tại Hạ viện khóa 2003-2007 và 2011-2019.
Bà Nancy Pelosi từng là một trong số những người nổi bật nhất và có tiếng nói mạnh mẽ nhất trong số những người công khai phản đối cuộc chiến mà Mỹ khởi xướng ở Iraq vào năm 2003. Quan điểm này đã được chứng nhận là đúng đắn vào năm 2006, khi mà đảng Dân chủ giành quyền kiểm soát Hạ viện lần đầu tiên trong vòng 12 năm. Điều này tạo uy tín lớn cho bà Pelosi. Bà được bầu làm Chủ tịch Hạ viện, trở thành người phụ nữ đầu tiên trong lịch sử Mỹ nắm giữ chức vụ này.
4 năm sau, đảng Dân chủ mất quyền kiểm soát Hạ viện. Bất chấp bước lùi này, bà Pelosi vẫn đương đầu không mệt mỏi với nhiều thách thức và một lần nữa giành lại chức vụ Chủ tịch Hạ viện vào năm 2018.
Chủ tịch Hạ viện chỉ xếp sau Phó Tổng thống Mỹ. Bà Pelosi có văn phòng riêng rất đồ sộ nằm trên Đồi Capitol, có ban công riêng nhìn thẳng ra Đài tưởng niệm Washington. Từ năm 2009 đến năm 2011, Hạ viện dưới quyền quản lý của bà Pelosi đã thực thi một gói kích thích 840 tỉ USD, sau sự sụp đổ của nền kinh tế năm 2008. Bà cũng thúc đẩy mạnh mẽ Đạo luật Chăm sóc sức khỏe hợp túi tiền (còn gọi là ObamaCare), vốn đã trở thành di sản của Tổng thống Barack Obama, tại Hạ viện và cuối cùng đặt nó ở trên bàn làm việc của Tổng thống.
Bà Nancy Pelosi từng phải đối mặt với nhiều tình huống cực kỳ khó khăn khi trở lại ghế Chủ tịch Hạ viện vào năm 2018. Vào thời điểm đó, bà trở thành chiếc "cột thu lôi" hứng chịu những cơn phẫn nộ mà đảng Cộng hòa trút vào. Trong chiến dịch tranh cử giữa nhiệm kỳ năm 2018, đối thủ nặng ký đảng Cộng hòa David Brat đã nhắc tới cái tên Nancy Pelosi và "chương trình nghị sự tự do" của bà tới 21 lần chỉ trong một cuộc tranh luận. Động thái này sau đó phản tác dụng với Brat và cả đảng Cộng hòa khi đảng Dân chủ giành chiến thắng lịch sử tại Hạ viện.
Tuy nhiên, trong lần thứ hai là Chủ tịch Hạ viện Mỹ, bà Pelosi lại phải đối diện với 2 chướng ngại lớn hơn nhiều là Tổng thống Donald Trump và Thủ lĩnh nhóm đa số tại Thượng viện Mitch McConnell. Truyền thông Mỹ nhận xét, bà Pelosi đã "gặp phải hai "đại cường địch" khi mà tuổi đời đã không cho phép bất cứ người phụ nữ nào chiến thắng".
Nhưng, sự lão luyện chính trường cũng như khí chất vô cùng đặc biệt đã giúp bà Pelosi chiến thắng. Thủ lĩnh nhóm đa số tại Thượng viện đã phải thốt lên: Bà ấy (Pelosi) là người không bao giờ chịu dừng bước và điều đó đã khiến bà tới đích trước mọi người.
Nhưng "cuộc chiến" thực sự và cũng là đối thủ lớn nhất trong cuộc đời hoạt động chính trị của bà Pelosi chính là Tổng thống Donald Trump (lúc bấy giờ). Một trong những khoảnh khắc được coi là "để đời" của bà Pelosi chính là hành động vỗ tay đầy châm chọc sau khi ông Trump đọc Thông điệp Liên bang, thời điểm chỉ 1 tháng sau khi bà nhậm chức Chủ tịch Hạ viện. Và "kinh hoàng" nhất là sau đó chừng 12 tháng, Chủ tịch Hạ viện Pelosi đã xé toang một bản sao bài phát biểu của Tổng thống Trump ngay trước ống kính camera.
Một sự cố quan trọng nữa trong cuộc đối chọi với ông Trump chính là việc nhiều nghị sĩ đòi đưa ông Trump ra luận tội. Thực ra thì ban đầu, bà Pelosi đã do dự khi can thiệp vào quá trình này. Nhưng vào năm 2019, bà đã thay đổi và quyết tâm luận tội ông Trump. Hơn thế nữa, bà Pelosi còn tuyên bố: "Tôi muốn ông Trump ngồi tù".
Dù công việc chiếm khá nhiều thời gian, song bà Pelosi vẫn khá quan tâm tới gia đình. Bà là mẹ của 5 người con và 8 đứa cháu. Trước đây, khi bắt đầu tham gia cuộc chạy đua vào Hạ viện, bà đã nói với cô con gái nhỏ tuổi nhất: "Nếu con muốn, mẹ sẽ ở nhà với con thêm một năm nữa".
Cũng theo tờ New York Times, gia đình bà Pelosi sở hữu một vườn nho, một biệt thự có hồ bơi hình chữ Z, cách thành phố San Francisco 100 km về phía bắc, bên bờ sông Napa. Vợ chồng bà Nancy Pelosi hiện đang sở hữu khối tài sản ước tính từ 16 đến 30 triệu USD.
Chuyến thăm Đài Loan khiến cả thế giới chú ý
Kênh YouTube của Cơ quan Đối ngoại Đài Loan đã phát trực tiếp cảnh máy bay của Không quân Mỹ hạ cánh xuống sân bay Tùng Sơn vào lúc 22h45 (giờ địa phương). Không lâu sau đó, Chủ tịch Hạ viện Mỹ Nancy Pelosi bước xuống máy bay tại Đài Bắc, kết thúc đồn đoán về việc bà có thực hiện chuyến thăm Đài Loan hay không.
Lãnh đạo Cơ quan Đối ngoại Đài Loan Joseph Wu cùng Giám đốc Viện Mỹ ở Đài Loan Sandra Oudkirk đã đến sân bay Tùng Sơn để đón bà Pelosi, theo Reuters.
Ngay sau khi bà Pelosi đáp ở Đài Loan, văn phòng của bà đăng tuyên bố cho biết bà Pelosi sẽ thảo luận với giới lãnh đạo Đài Loan về thúc đẩy những giá trị chung, bao gồm thúc đẩy một Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương tự do và rộng mở.
Chủ tịch Hạ viện Mỹ khẳng định chuyến thăm lần này không làm thay đổi lập trường lâu nay của Mỹ về Đài Loan.
Bà Pelosi sẽ gặp nhà lãnh đạo Đài Loan Thái Anh Văn vào ngày 3/8, và rời hòn đảo vào trưa cùng ngày.
\
Kamala Harris gọi điện chúc mừng ông Trump, nhận thất bại, được ông Biden an ủi Keng17:37:55 07/11/2024Phó Tổng thống Kamala Harris đã gọi điện để chúc mừng ông Donald Trump chiến thắng. Sau đó bà đã có bài phát biểu thừa nhận thất bại trước những người ủng hộ tại trường Đại học Howard ở Washington D.C.
3 | 3 Thảo luận | Chia sẻ
4 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
4 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
4 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
4 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
4 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 0 Thảo luận | Báo cáo