Tiếng thét trong đêm bệnh viện khiến người đang thở oxy cũng phải bật dậy, tất cả là bởi bóng trắng bí ẩn
1 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
Mới đây 22/4, bác sĩ Sùng Đức Long, Giám đốc Trung tâm Cấp cứu 115, Bệnh viện Đa khoa Hùng Vương cho biết, tiếp nhận nam bệnh nhân 25 tuổi, trú tại Phú Thọ, bị sốc phản vệ nặng sau khi thái một củ hành.
Người nhà bệnh nhân cho hay, sau 10 phút thái hành chuẩn bị cho bữa tối, người này bắt đầu có dấu hiệu sưng nề mặt, hai mắt không thể mở. Tình trạng tăng nặng khi bệnh nhân chuyển tức ngực, khó thở, buộc gia đình phải đưa đi cấp cứu.
Tại bệnh viện, các bác sĩ thăm khám và chẩn đoán bệnh nhân bị sốc phản vệ nặng, nhanh chóng cấp cứu theo phác đồ.
Khi được tiêm adrenaline đường bắp, bệnh nhân giảm khó thở nhưng 2 mắt và mặt vẫn sưng nề. Khoảng 20 phút sau cấp cứu, sức khỏe bệnh nhân dần ổn định. Nam thanh niên được chuyển điều trị và chăm sóc tại khoa Hồi sức cấp cứu.
Theo bác sĩ Sùng Đức Long, Giám đốc Trung tâm Cấp cứu 115, Bệnh viện Đa khoa Hùng Vương, việc bệnh nhân dị ứng và sốc phản vệ do thái hành là khá hiếm gặp. Tuy nhiên, tùy thể trạng, chúng ta có thể bị sốc phản vệ bất cứ lúc nào với nhiều tác nhân khác nhau.
Bác sĩ Long cho biết, sốc phản vệ sẽ để lại hậu quả vô cùng nguy hiểm nếu không được cấp cứu kịp thời. Sốc phản vệ xảy ra khi cơ thể có cơ địa dị ứng, tức là có thể xảy ra với người này nhưng có thể lại không xảy ra đối với người khác. Sốc phản vệ có thể xảy ra trong vòng vài giây hoặc vài phút thậm chí 1 - 2 ngày sau khi tiếp xúc với dị nguyên.
"Khi cơ thể có dấu hiệu bất thường sau khi tiếp xúc với các dị nguyên như ong đốt, kiến đốt, tiêm, uống thuốc, ăn các loại thực phẩm... người dân cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được cấp cứu kịp thời", bác sĩ Long khuyến cáo.
Theo PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng (Nguyên Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai), sốc phản vệ vô cùng nguy hiểm, có thể gặp ở bất cứ ai chứ không chỉ là trẻ nhỏ, với bất cứ dị nguyên nào mà không lường trước được. Cụ thể, có người bị sốc phản vệ do tiêm vắc-xin, có người sốc phản vệ sau khi uống B1, vitamin C, có người lại sốc phản vệ do ăn một loại thực phẩm nào đó. Thậm chí là ăn một hạt lạc, uống một ngụm sữa, ăn trứng, thậm chí vào vườn hoa và hít phải mùi bất thường cũng có nguy cơ bị sốc phản vệ, tử vong trong tích tắc.
Xử trí sốc phản vệ đúng cách, kịp thời cứu tính mạng cho người gặp nạn
Dị ứng, sốc phản vệ vì bất kỳ lý do gì cũng có biểu hiện nặng nề chẳng kém sốc phản vệ do thuốc nên cần hết sức cẩn trọng. Sốc phản vệ nếu không được sơ cứu đúng cách và kịp thời có thể gây tử vong đột ngột".
Vậy làm thế nào để sơ cứu khi bị sốc phản vệ đúng cách? Theo chuyên gia, bạn cần nắm rõ những bước sơ cứu ban đầu sau:
- Ngừng ngay đường tiếp xúc với dị vật nguyên (thuốc đang dùng tiêm, uống, bôi, nhỏ mắt, mũi, đồ ăn thức uống...).
- Cho bệnh nhân nằm tại chỗ.
- Gọi ngay cho Trung tâm cấp cứu 115 hoặc đến trạm Y tế địa phương gần nhất.
Nếu vốn có tiền sử bị dị ứng thì luôn phải mang theo bên người thuốc giải dị ứng. Khi sử dụng thuốc do bác sĩ kê đơn, cần liệt kê đầy đủ và chính xác tình trạng sức khỏe để có đơn thuốc thay thế hoặc phương án xử lý khác.
Khi ăn đồ ăn lạ, nên thử một lượng nhỏ trước để chờ xem phản ứng của cơ thể. Nên chờ sau 24 giờ mới ăn lại thứ đồ đó nếu không thấy hiện tượng gì bất thường xảy ra. Những người có tiền sử dị ứng rất dễ bị sốc phản vệ khi ăn đồ có chất lạ.
Bệnh viện Chợ Rẫy có nguy cơ đóng cửa: Vật tư xuống cấp trầm trọng, chỉ đành cầu cứu Bộ tài chính Hoàng Anh15:32:03 24/02/2023Những ngày qua thông tin về việc Bệnh viện Chợ Rẫy có nguy cơ đóng cửa khiến cho nhiều người không khỏi hoang mang. Đơn giản vì có hàng trăm ngàn bệnh nhân đang phụ thuộc và được điều trị tại đây...
1 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
5 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
4 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
4 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
4 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
4 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
5 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 0 Thảo luận | Báo cáo