Con học lớp 1 thi trượt môn âm nhạc, hè phải đi học lại, phụ huynh ở Pleiku kéo đến trường khiếu nại
4 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
Dạy học online là hình thức học mới mẻ, được triển khai rộng trong 2 năm qua. Người gặp khó khăn nhiều nhất với hình thức này, không phải học sinh mà chính là giáo viên.
Bởi nhiều thầy cô lần đầu tiên phải tiếp cận với công nghệ, sẽ không được nhanh nhạy như lớp trẻ. Đã có rất nhiều clip phản ánh học trò vô ý thức khi học online song tình trạng này vẫn luôn tái diễn. Điển hình như mới đây, một clip ghi lại cảnh nam sinh cầm điếu thuốc lá trong lớp rồi nói chuyện hỗn láo với giáo viên gây bức xúc trên MXH.
Cụ thể, thầy giáo khi phát hiện nam sinh cầm điếu thuốc lá trong lớp nên đã nghi ngờ cậu bạn hút trong giờ. Thầy yêu cầu nam sinh ra ngoài để không ảnh hưởng đến người khác: "Anh không chiếu camera xuống nhưng thái độ của anh, vừa ngồi học tay còn cầm (điếu) thuốc ngồi trong lớp như thế. Tôi nói mà anh vẫn cầm hút thuốc là sao ?". Sau đó, nam sinh không xin lỗi hay thanh minh với giáo viên, ngược lại còn cãi: "Em hút lúc nào? Em hút ở ngoài chứ em hút trong mồm thầy à...". Dù rất bực mình thái độ của học trò, song thầy giáo vẫn bình tĩnh yêu cầu nam sinh này ra ngoài vì không chấp nhận được kiểu học vô ý thức trên: "Tôi không cần những người học trò như thế. Tôi không chấp nhận anh nữa. Tôi nói anh nghe mà biết. Còn giờ anh muốn làm gì thì làm".
Dù đoạn video này nhanh chóng bị xóa đi song nhiều dân mạng vẫn kịp chụp lại, đồng thời bày tỏ sự bức xúc về thái độ của nam sinh này. Khi được giáo viên nhắc nhở về ý thức, điều đầu tiên học trò cần làm là tiếp thu ý kiến. Song cậu học trò này vẫn cố gắng cãi lại lời thầy giáo, còn dùng từ ngữ nặng nề với thầy.
- "Pha này thầy đúng 100% rồi. Trong giờ học của thầy, nếu phát hiện hay nghi ngờ có hành vi xấu, thầy có quyền mời bạn ra khỏi lớp. Việc của bạn là phải thuyết phục được thầy chứ không phải cãi tay đôi như thầy đang bằng vai phải lứa với bạn đâu".
- "Trường mình có vài học sinh hút thuốc xong đi phà vào mặt người đi đường. Thầy hiền quá nên mới chỉ dừng ở việc mời ra khỏi lớp. Gặp giáo viên khác là trừ điểm, yêu cầu nghỉ học môn đó luôn ấy chứ".
- "Nhiều bạn bênh vực rất lạ lùng: Hút thuốc ở nhà thì có việc gì? Bạn thử hút thuốc trước mặt giáo viên xem có bị phạt bản kiểm điểm không. Chưa kể còn cãi nhau tay đôi với thầy thì hành động của giáo viên như này còn nhẹ chán".
Một sự việc khác liên quan đến học đường cũng gây chú ý không kém ở Trung Quốc khi mới đây, có 37 phụ huynh trong cùng một lớp học đã đồng loạt yêu cầu bé gái 7 tuổi tên là Niuniu phải chuyển trường. Tất cả chỉ vì một dòng tin nhắn mà mẹ bé Niuniu gửi cho cô giáo. Cụ thể, mẹ Niuniu có con gái đang học lớp 1. Chị đang công tác tại một hội nghiên cứu khoa học công cộng. Khác với phần lớn những phụ huynh khác, chị quan niệm học sinh nên được giảm bớt gánh nặng làm bài tập về nhà. Chị cho rằng ở tầm tuổi tiểu học, không nhất thiết phải học hành quá nhiều mà cần tham gia các hoạt động ngoại khóa hơn. Niuniu mới học lớp 1 nhưng nhiều đêm liền cô bé học đến 9h đêm vẫn chưa làm xong hết bài cô giao.
Sau đó, mẹ Niuniu đã nhắn tin cho cô giáo và mong giáo viên sẽ giảm bớt số lượng bài tập trong thời gian tới. Song nữ giáo viên lại từ chối vì cho rằng việc giao nhiều bài tập là ý muốn của đa số phụ huynh để cho các em củng cố được kiến thức.
Sau nhiều lần trao đổi, cả mẹ Niuniu lẫn cô giáo đều không có được tiếng nói chung. Các phụ huynh khác sau đó liền cô lập gia đình Niuniu. Có đến 37/38 phụ huynh không đồng tình với cách giáo dục của mẹ Niuniu và đã ký tên yêu cầu đuổi thẳng cô bé 7 tuổi ra khỏi lớp. Đáng nói, cô giáo cũng đã ký tên vào bản danh sách này. Sự việc chỉ bị phát hiện khi duy nhất 1 phụ huynh trong lớp không đồng tình và đem chuyện đó đi kể với mẹ Niuniu. Bà mẹ vô cùng sốc trước cách hành xử của nhóm phụ huynh trên, liền gửi đơn tố cáo cho Phòng GD-ĐT yêu cầu xác minh sự việc. Bà mẹ cũng cho biết cô giáo cũng thường xuyên nhận quà "đút lót" của nhóm 37 phụ huynh trên.
Phòng GD-ĐT vào cuộc xác minh và đưa ra kết luận: Kỷ luật cô giáo vì tội cô lập học sinh còn lớp. Còn với bé Niuniu, cô bé cũng không thể ở lại lớp học nên buộc phải chuyển sang một trường khác.
Sau cùng, người chịu tổn thương nhất vẫn là cô bé 7 tuổi khi em phải chuyển trường khi mới chỉ học được vài ngày. Theo chuyên gia giáo dục, trong sự việc trên thì mẹ Niuniu không hề làm sai. Chị có quyền lên tiếng khi thấy áp lực học tập của con cái. Song chị đã mắc sai lầm trong việc xử lý vấn đề.
Thực tế ngoài đời sống, cha mẹ không đồng tình với quan điểm giáo dục, nhưng không nên vội vàng chê bai những người chạy theo quan điểm đó. Ở đây chính là việc mẹ Niuniu đã tranh cãi gay gắt với cô giáo, yêu cầu điều giáo viên không thể làm (bởi có đến 37/38 phụ huynh khác mong cô giao thật nhiều bài tập về nhà).
Thay vì tác động đến cô giáo, mẹ Niuniu nên nói chuyện trước với các bậc phụ huynh khác trong lớp. Nếu đám đông cùng thay đổi, nhất định sẽ tác động được cách dạy học của giáo viên. Còn về với giáo viên, cô giáo cũng không hề sai khi giao nhiều bài tập do đây là hiện tượng chung trong xã hội. Nhưng sau đó, cô lại cô lập đứa trẻ chỉ bởi vì có mẹ khác quan điểm giáo dục với người khác - là điều không thể chấp nhận!
Vụ thầy giáo đánh cô chủ nhiệm của con: Phạt 6,5 triệu đồng, kiểm điểm và xem xét kỷ luật Gia16:39:41 02/06/2023Với hành vi đến nhà đánh cô giáo, phụ huynh có con bị hạnh kiểm trung bình bị cơ quan chức năng xử phạt hành chính 6,5 triệu đồng, đồng thời bị kiểm điểm và xem xét kỷ luật.
4 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
5 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
5 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 3 Thảo luận | Chia sẻ
5 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
5 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
5 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 0 Thảo luận | Báo cáo