Hoàng hậu chịu lép vế trước 3 sủng phi có địa vị cao nhất lịch sử Trung Quốc, họ là ai?
4 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
Tại buổi ra mắt sách "Theo dấu hoàng hậu Nam Phương và vua Bảo Đại", tác giả Nguyễn Phước Vĩnh Đào và Nguyễn Thị Thanh Thúy đưa ra góc nhìn theo tìm hiểu riêng về hai nhân vật quan trọng triều Nguyễn.
Trong sách, tác giả viết: " Nam Phương hoàng hậu thực sự là người Nam Kỳ, sinh trưởng tại Sài Gòn, quê ngoại ở Tân An (Long An), quê nội ở Long Thạnh Mỹ (TP Thủ Đức)".
Cụ thể, một số tiểu sử hoàng hậu Nam Phương viết bà sinh ngày 4/12/1914 tại Gò Công (Tiền Giang), có thân phụ là ông Nguyễn Hữu Hào, trong một gia đình đại điền chủ ruộng đất trải dài các tỉnh miền Nam. Bà cũng được cho là cháu ngoại ông Lê Phát Đạt - một trong bốn người giàu nhất xứ Nam Kỳ, thuộc một gia đình Công giáo lâu đời. Ông xây cất nhà thờ Huyện Sỹ, là cháu chắt của Thánh tử đạo Mathieu Lê Văn Gẫm.
Nhưng theo ông Đào và bà Thúy, phần lớn những chi tiết này "không chính xác". Để xác minh nơi sinh của Nam Phương hoàng hậu, hai tác giả tìm hiểu xuất thân của ông Nguyễn Hữu Hào. Khi đến Gò Công (Tiền Giang), họ tiết lộ không ai biết thân phụ ông Nguyễn Hữu Hào là ai, đồng thời không liên quan đến mảnh đất này.
Theo tác giả, Nguyễn Hữu Hào sinh ra trong một gia đình nghèo theo Công giáo, gốc ở làng Tân Hòa, thuộc địa phận Chợ Lớn (TP HCM ngày nay). Lý do có sự nhầm lẫn là bởi địa danh Gò Công trong thời gian này xuất hiện ở hai nơi: Một thuộc thành phố Thủ Đức ngày nay, và nơi còn lại ở tỉnh Định Tường, nay là Tiền Giang.
Nguyễn Hữu Hào được giáo sĩ Mossard giới thiệu vào học Tiểu chủng viện Sài Gòn. Sau đó, ông vào làm việc và giữ sổ sách cho gia đình tỷ phú Lê Phát Đạt. Ông gặp gỡ, yêu và cưới bà Lê Thị Bình, con gái ông Đạt. Nhờ sự giúp đỡ từ gia đình vợ, ông Hào từng bước tạo lập tài sản riêng.
Hai tác giả còn về xứ đạo Thánh Gẫm (trước đây gọi là họ đạo Gò Công, thuộc TP Thủ Đức ngày nay), quê hương của Thánh tử đạo Mathieu Lê Văn Gẫm. Sau đó, cả hai biết được ông Lê Phát Đạt không có họ hàng với vị thánh này.
Khi lần theo cây gia phả, họ phát hiện ông Nguyễn Hữu Hào mới thuộc dòng họ nói trên. Vì vậy, họ cho rằng gia đình bên nội của hoàng hậu Nam Phương có họ hàng với Thánh tử đạo Mathieu Lê Văn Gẫm, chứ không phải bên ngoại như các tài liệu từng ghi nhận.
Bên cạnh đó, ngày sinh của Nam Phương hoàng hậu cũng được cho là bí ẩn. Theo ghi chép trong Souverains et Notabilités d'Indochine (Tiểu sử vua chúa và thân hào các nước Đông Dương) do phủ Toàn quyền Pháp tại Đông Dương ấn hành năm 1943, bà được cho là sinh ngày 4/12/1914. Tuy nhiên, khi hoàng hậu mất, người ta lại thấy ngày sinh khác được khắc trên mộ bia của bà tại Pháp, 14/11/1913.
Sau quá trình nghiên cứu, tác giả cho rằng ngày sinh của hoàng hậu theo âm lịch là 17/10. Tuy nhiên, do sinh cùng năm với vua Bảo Đại, nên triều nhà Nguyễn có thể đã lùi năm sinh của bà xuống thêm một năm, để từ năm Sửu (1913) trở thành năm Dần (1914). Ngày 17/10/1914 âm lịch là ngày 4/12/1914 (lịch dương), dẫn đến sự nhầm lẫn về ngày sinh của Nam Phương hoàng hậu. Thực tế, ngày 17/10/1913 âm lịch nhằm ngày 14/11/1913.
Ngoài ra, ở cuốn sách, những câu chuyện bên lề được tái hiện, mang đến nhiều kiến giải, cung cấp thêm cái nhìn về hai nhân vật. Trong đó, tác phẩm đề cập hoạt động xã hội và thiện nguyện của hoàng hậu Nam Phương, quan hệ của bà với giới thượng lưu, quý tộc Pháp, 16 năm sống xa Việt Nam của bà cũng như công việc triều chính của vua Bảo Đại, câu chuyện tình cảm của ngoài hôn nhân của ông.
Tiến sĩ văn học Pháp Vĩnh Đào cho rằng để tìm kiếm, nghiên cứu, xác thực các thông tin xoay quanh hoàng hậu và vua không đơn giản.
"Chúng tôi tìm hiểu suốt 3 năm, theo dấu từ Bắc vào Nam, từ Việt Nam sang đến Pháp, có rất ít những tài liệu, ấn phẩm còn nguyên vẹn mà chỉ có những giai thoại từ những người dân địa phương nên chưa được xác thực. Tìm tư liệu đã khó, khi tìm được chúng rất sơ sài và cũng chưa chắc chính xác", tác giả Vĩnh Đào chia sẻ.
Chia sẻ về hoàng hậu Nam Phương, tác giả Nguyễn Thị Thanh Thúy khẳng định bà đã có khoảng thời gian hạnh phúc trong 10 năm từ năm 1934-1944 với minh chứng hoàng hậu có đến 5 hoàng tử và công chúa.
"Tuy nhiên mỗi lần bà mang thai và sinh con vua Bảo Đại lại có một người tình. Một mình bà nuôi năm người con bên Pháp. Vua chưa làm tròn nghĩa tình vợ chồng nhưng bà vẫn giữ hình tượng cho chồng", tác giả Nguyễn Thị Thanh Thúy nêu.
Nữ tác giả nhấn mạnh với tình yêu lịch sử, đặc biệt là hình ảnh người phụ nữ Việt Nam, bà rất thích hình tượng hoàng hậu Nam Phương - một người phụ nữ tiên tiến, tri thức, tiên phong trong thời đại phong kiến, là một mẫu hình về người phụ nữ Việt Nam hiện đại.
Các tác giả khẳng định thông tin về những người tình của Vua Bảo Đại còn có nhiều thông tin chắp vá, thêu dệt. Đối với bức thư đánh ghen nổi tiếng của Nam Phương hoàng hậu, các tác giả chưa có thông tin chính xác và minh chứng cụ thể.
Bên cạnh đó, các tác giả bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể tìm được thông tin về người con gái của vua Bảo Đại với người vợ ngoại quốc.
"Chúng tôi vẫn chưa tìm được thông tin, không chắc chắn rằng cô là người con thứ 12 hay là người con gái cuối cùng vì trong giấy khai sinh đã bị gạch đi và chỉ thấy chữ 'nhận con' của triều đình", tiến sĩ Vĩnh Đào chia sẻ.
Lý Lệ Hà: Kỹ nữ "giật chồng" Nam Phương Hoàng Hậu, giữ thư dằn mặt của chính thất suốt nửa thế kỷ JLO15:13:38 01/07/2023Hoa khôi làng nhảy từng khước từ mọi lời đường mật của các vương tôn công tử mà trao thân cho đức Cựu hoàngBảo Đại. Chỉ tiếc là đến cuối cùng, bà cũng chẳng có được trái tim của vị cựu hoàng đa tình, còn bị lãng quên nhanh chóng.
4 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
4 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
5 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
5 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
5 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
5 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
8 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
4 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 1 Thảo luận | Báo cáo