Thiên tai ngày càng dị thường ở Việt Nam, khốc liệt đến mức khó tin
3 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
Siêu bão lịch sử mạnh nhất trong 30 năm qua vừa càn quét toàn bộ miền Bắc, thiệt hại nặng nề ai cũng kinh hãi. Nhìn lại những hình ảnh sau cơn bão, ai ai cũng phải xót xa, khiếp đảm trước độ tàn phá của thiên tai.
Khi bình minh 7/9 vừa ló rạng, người dân các tỉnh ven biển miền Bắc đã chuẩn bị tinh thần đối mặt với cơn bão mạnh nhất trong 3 thập kỷ - Yagi. Xuất phát từ Biển Đông, cơn siêu bão hướng thẳng vào Vịnh Bắc Bộ với sức gió giật cấp 13-14. Không lâu sau, Quảng Ninh và Hải Phòng trở thành những điểm đầu tiên phải hứng chịu cơn thịnh nộ của thiên nhiên.
Lúc 10h ngày 7/9, cửa biển Quảng Ninh mù mịt không thấy chân trời, sóng biển chồm cao, táp vào những khuôn mặt ngư dân vẫn còn nán lại ở chợ bến cá Hạ Long. Trên tuyến đường bao biển, lác đác chỉ còn một vài bóng xe máy hối hả phóng về nơi trú ẩn. Chỉ ít phút sau, họ nhận ra lời khuyến cáo "không ở lại trên thuyền" của cơ quan chức năng là có cơ sở. Bão Yagi cập bờ với sức gió khủng khiếp. Gió rít từng cơn, giật mạnh như sắp cuốn bay người. Con thuyền của 2 vợ chồng bị chìm ngay tại mép cảng, là 1 trong số 25 thuyền bị chìm do bão tại Quảng Ninh, theo thống kê của nhà chức trách.
Trong bão Yagi, được đứng trên bờ để nhìn con thuyền của mình đắm dần đôi khi còn là may mắn. Tại Móng Cái, thuyền cá bị đứt neo trôi ra xa, trên thuyền vẫn còn một ngư dân không kịp nhảy lên bờ.
Bên trong thành phố Hạ Long, những mái nhà tôn không chịu nổi sức gió bay vèo vèo, kêu chát chúa trên mặt đường nhựa. Sau tôn, đến lượt các cửa kính cao ốc bị gió cuốn bay từng mảng. Gió lùa qua khe cửa sổ tạo ra những tiếng rít ghê người.
Tỉnh Quảng Ninh, với khoảng 2 thập kỷ "lột xác" về cơ sở hạ tầng, vừa trải qua phép thử chưa từng có về độ bền của những công trình mang tính biểu tượng.
Trong vòng vài giờ, các ô kính đen ánh than của Bảo tàng Quảng Ninh bị gió bão giật vỡ. Phía bên kia quảng trường, "Cung cá heo" - khối kiến trúc độc đáo nhất thành phố - cũng bị gió xé toạc lớp mái nhôm.
Trong lúc cơn bão càn quét Quảng Ninh, người dân Hải Phòng cũng cảm nhận được sức gió dữ dội. Trưa 7/9, Sở GTVT Hải Phòng phát lệnh cấm phương tiện qua cầu Bính, cầu Hoàng Văn Thụ, cầu Kiền, cầu Tân Vũ - Lạch Huyện và cầu Bến Rừng.
Dọc đường Nguyễn Hữu Cầu (tuyến đường chính của quận), cây cối và biển quảng cáo gãy đổ la liệt. Đáng chú ý, nhiều cột đèn bằng kim loại cũng bị gió quật đổ do trên cột treo nhiều hộp quảng áo và các vật trang trí...
Đến chiều cùng ngày, điện bị cắt tại nhiều nơi trong thành phố Hải Phòng. Sóng điện thoại và mạng internet cũng bị gián đoạn.
"Trước bão, tôi cũng đã có sự chuẩn bị, cất dọn hàng hóa, chằng chống lại cửa. Tuy nhiên, sức mạnh của bão là quá lớn, ngoài sức tưởng tượng của tôi và mọi người", chị Hương, chủ cửa hiệu cho thuê phục trang tại Đồ Sơn, chia sẻ. Tiệm của chị bị gió bão thổi bay nóc, xé toạc cửa cuốn.
Sau khi quét qua các tỉnh ven biển, bão Yagi tiếp tục gây nhiều thiệt hại trên địa bàn Hải Dương, Hưng Yên rồi đổ bộ vào thủ đô Hà Nội.
Trước đó, khi bão còn chưa vào, Hà Nội đã ghi nhận người ra đi vì cây xanh gãy đổ sau một trận mưa dông. Khi bão tới, cả thành phố ngổn ngang cây gãy đổ, thêm một người mất vì bị cây đè.
Trưa 7/9, toàn bộ phương tiện giao thông công cộng tại Hà Nội gồm tàu điện, xe buýt ngừng hoạt động.
Đến chiều 7/9, người dân thủ đô bắt đầu cảm nhận được sức gió khủng khiếp từ cơn bão. Dù đã ma sát với đất liên và giảm cấp đáng kể, sức gió của bão vẫn quá sức chống chịu của cây cối và nhiều công trình hạ tầng trên địa bàn thủ đô.
Do ảnh hưởng của dông lốc, mưa bão tối 7/9, một số nơi tại Hà Nội bị mất điện diện rộng. Trong đó lưới điện 110kV có 12 tuyến đường dây bị nhảy sự cố, chỉ mất điện một trạm biến áp 110kV Xuân Mai, xử lý ngay trong đêm 7/9, rạng sáng 8/9.
Trên địa bàn thành phố, một số căn nhà cấp 4 bị bão đánh sập. Người dân chung cư cũng gặp nhiều sự cố như sập trần, bung cửa kính, nước mưa tràn vào nhà... Theo thống kê, bão đã quật đổ 24.800 cây xanh tại Hà Nội, khiến 4 người mất và 17 người bị thương.
Hoàn lưu bão gây hậu quả khủng khiếp, tàn phá ra sao mà hơn cả vùng tâm bão? Đức Trí13:32:19 25/10/2024Để có thể hiểu sâu hơn về hoàn lưu bão, bạn cần biết về bão. Đây là nhân tố tạo nên hiện tượng hoàn lưu bão gây nhiễu động ở khí quyển. Khi bão xuất hiện thường kèm theo những hiện tượng xấu, tạo nên những thiệt hại về người và của.
3 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
4 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
4 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 1 Thảo luận | Báo cáo