Max Hayden: Chàng trai 16 t.uổi chỉ mua đi bán lại điều hành cả doanh nghiệp

Hồng Hạnh11:10 09/07/2021

 5  |  0 Thảo luận  |  Báo cáo

Theo dõi trên

Đối với nhiều người đam mê trò chơi điện tử, tình trạng thiếu hụt máy chơi trò chơi trong hơn 12 tháng không hề dễ chịu.

Tuy nhiên với cậu học sinh trung học Max Hayden, nó mang lại một món hời lớn.

Dịch COVID-19 đã khiến nhiều người lao đao về vấn đề kinh tế nhưng đối chàng trai trẻ 16 t.uổi - Max lại là cơ hội kinh doanh cực kỳ hời. Khoảng thời gian vừa qua, bằng cách bán những món hàng hiếm từ đồ điện tử cho đến đồ tiêu dùng với giá gấp đôi, gấp 3 lần, cậu bé đã kiếm được khoản thu nhập kha khá.

Max Hayden: Chàng trai 16 t.uổi chỉ mua đi bán lại điều hành cả doanh nghiệp - Hình 1

Với sự khó khăn do đại dịch, mọi thứ đều trở thành cơ hội kinh doanh, đặc biệt là đối với các nhà đại lý như Max. Cậu mua và bán lại hàng chục máy PlayStationXbox mới nhất với giá 1.100 USD - cao hơn gấp đôi giá niêm yết 500 USD.

Bằng cách làm điều tương tự với một số hàng hóa khan hiếm trong đại dịch, chẳng hạn như máy sưởi sân vườn hay thẻ giao dịch Pokémon, Max thu về lợi nhuận 110.000 USD trên doanh thu 1,7 triệu USD trong năm 2020. Max Hayden đang kỳ vọng sẽ làm tốt hơn nữa bởi thị trường máy chơi game và các sản phẩm điện tử khác vẫn còn rất biến động.

Cơ hội từ Covid-19

Đại dịch toàn cầu làm gián đoạn chuỗi cung ứng, gây ra tình trạng thiếu hụt mọi thứ: từ các sản phẩm thông thường như sốt cà chua đến chip điện tử,... Việc thiếu nguồn cung khiến thị trường bán lại trở nên sôi động hơn bao giờ hết, tạo cơ hội cho những người như Max k.iếm t.iền bằng cách bán lại các mặt hàng khan hiếm trên các trang thương mại điện tử như Amazon, eBay,...

Max Hayden: Chàng trai 16 t.uổi chỉ mua đi bán lại điều hành cả doanh nghiệp - Hình 2

Nhiều người thậm chí thành lập được cả công ty riêng kinh doanh trong ngành bán lại. Những người này không ngần ngại gia nhập các hội nhóm trực tuyến (có trả phí) để chia sẻ với nhau về mẹo kinh doanh.

Việc bán lại hàng hóa không cần thiết trong hầu hết các trường hợp là hợp pháp, mặc dù nhiều nhà bán lẻ thường khó chịu với nhà bán lại vì mức giá chênh lệch có thể gây ra xích mích với người tiêu dùng.

Cha của Max, ông Hayden cho biết ban đầu ông cũng cảm thấy không thoải mái với thành công của con trai mình vì cho rằng cậu hưởng lợi từ đại dịch. Tuy nhiên ông kết luận điều đó là hoàn toàn hợp pháp vì con ông chỉ bán lại hàng xa xỉ chứ không phải nhu yếu phẩm.

Tự quán xuyến mọi công việc

Max dành khoảng 40 giờ một tuần để xử lý các đơn đặt hàng, quản lý hàng tồn kho, giám sát hai nhân viên và nghiền ngẫm các số liệu.

Ngoài ra, cậu bé 16 t.uổi vẫn dành thời gian cho việc học tập từ văn phòng tại nhà. Max còn trò chuyện với những người bán lại khác và theo dõi tin tức kinh doanh, chính trị để phát hiện các xu hướng tiêu dùng mới.

Từ mùa xuân năm ngoái, Max bắt đầu tích trữ tạ và tông đơ cắt tóc trong bối cảnh Covid-19 khiến phòng tập gym và thẩm mỹ viện phải đóng cửa. Vào mùa hè, cậu tích trữ hồ bơi tại gia và bắt đầu phải thuê nhà kho mới trước khi mua tiếp số lượng lớn máy chơi trò chơi PlayStation 5, Xbox Series X.

Max chia sẻ cậu bán hầu hết các sản phẩm với giá gấp đôi. Ban đầu, cậu gần như không cần dùng bất kỳ chiến thuật nào để kinh doanh. Cậu học sinh trung học chỉ đơn giản đặt 10 chiếc máy chơi game từ Target (một nhà bán lẻ lớn ở Mỹ) bằng t.iền tiết kiệm riêng rồi bán lại chúng.

"Đó là kiến thức cơ bản ai cũng biết nhưng hầu hết mọi người đều không quan tâm đến nó", Max nói.

Khi nguồn cung máy chơi game bắt đầu trở nên khan hiếm hơn vào tháng 11/2020, Max bắt đầu gia nhập các cộng đồng bán lại trực tuyến để tìm kiếm khách hàng tiềm năng.

Với mức phí hàng tháng từ 20 - 100 USD, cậu học được nhiều mẹo về cách tìm kiếm nguồn cung hàng khan hiếm và cả cách tự động hóa việc mua hàng trực tuyến. Điều này giúp Max không phải dành hàng giờ ngồi máy tính để chờ các mặt hàng được bán nữa.

"Khởi nghiệp" từ bé

Từ khi mới 10 t.uổi, Max đã bắt đầu tự kinh doanh trên các trang thương mại điện tử. Cậu sử dụng tài khoản eBay của mẹ để bán lại đồ chơi mà mình mua từ Amazon. Toàn bộ số t.iền mua hàng là do Max tiết kiệm từ t.iền tiêu vặt, t.iền mừng,...

Max có cơ hội kinh doanh thứ hai với tư cách là một người bán lại sách. Cha cậu, một kiến trúc sư quen một khách hàng vừa mua nhà mới với hàng trăm cuốn sách cũ do chủ trước để lại và ông khuyến khích Max thử bán sách trực tuyến.

Bước đột phá thực sự đến với Max vào năm 2019, khi cậu bắt đầu bán lại giày thể thao cao cấp. Doanh nghiệp của Max hiện tại hoạt động như một công ty trách nhiệm hữu hạn và nộp thuế dưới tên MH Book Store. Nhờ hoạt động kinh doanh riêng, Max cho biết cậu đã không còn phụ thuộc vào tài chính từ cha mẹ trong 4 năm nay.

Max còn thuê hai người bạn với mức phí 15 USD/giờ để hỗ trợ đóng gói và liên lạc với khác hàng. Cậu cũng tiết kiệm được chi phí kho chứa hàng nhờ chia sẻ t.iền thuê với 6 người bán lại khác.

Max Hayden: Chàng trai 16 t.uổi chỉ mua đi bán lại điều hành cả doanh nghiệp - Hình 3

Trước thành công của con trai, bà Jennifer Hayden, một chuyên gia dịch vụ tài chính nói: "Tôi rất vui khi nó kiếm được t.iền, nhưng thằng bé phải tốt nghiệp trung học đã".

Max có sở thích chơi khúc côn cầu khi không làm việc, tuy nhiên niềm đam mê chính của cậu vẫn là khởi nghiệp để nối tiếp sự nghiệp gia đình. Ông nội Max sở hữu một đại lý ô tô và mẹ cậu sở hữu một doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ ăn uống. Max dự kiến theo học chuyên ngành hệ thống thông tin quản lý khi lên Đại học.

Max Hayden: Chàng trai 16 t.uổi chỉ mua đi bán lại điều hành cả doanh nghiệp - Hình 4

Bạn có THÍCH bài viết này chứ?
Không

Chủ đề liên quan

4 tháng đầu năm, vẫn xuất siêu nhưng giảm hơn nửa tỷ USD so với năm trước

Tin tài trợ
Tổng cục Hải quan (Bộ Tài chính) cho biết, trong 4 tháng đầu năm, cả nước xuất siêu 1,8 tỷ USD nhưng thấp hơn con số xuất siêu 2,5 tỷ USD của cùng kỳ năm trước, dù giá trị xuất khẩu và nhập khẩu đều tăng.

Cán cân thương mại hàng hóa thặng dư gần 2,8 tỷ USD

Tin tài trợ
Tổng cục Hải quan cho biết, tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa của cả nước trong 3 tháng đầu năm 2021 đạt 154,01 tỷ USD, tăng 25,2% (tương ứng tăng 30,98 tỷ USD) so với cùng kỳ năm 2020. Cán cân thương mại thặng dư 2,79 tỷ USD.

Doanh nghiệp FDI chiếm 98% kim ngạch xuất khẩu sản phẩm điện tử

Tin tài trợ
Xuất khẩu các sản phẩm điện tử phần lớn là thuộc về khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). Trong đó, điện thoại và linh kiện chiếm 99,1%; điện tử, máy tính và linh kiện chiếm 98%.

Quý I-2021, máy tính, sản phẩm điện tử được nhập khẩu nhiều nhất

Tin tài trợ
Theo Bộ Công Thương, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa tháng 3-2021 ước tính đạt 28,2 tỷ USD, tăng 36,5% so với tháng 2-2021.

Nửa đầu tháng 3 xuất siêu đạt 1,81 tỷ USD

Tin tài trợ
Theo Tổng cục Hải Quan, trong kỳ 1 tháng 3 năm 2021, cán cân thương mại hàng hóa thặng dư 239 triệu USD. Tính từ đầu năm đến hết ngày 15/3/2021, cán cân thương mại hàng hóa thặng dư 1,81 tỷ USD.

Việt Nam đã xuất siêu 1,81 tỷ USD

Tin tài trợ
Theo số liệu thống kê sơ bộ mới nhất của Tổng cục Hải quan, tổng trị giá xuất nhập khẩu của Việt Nam nửa đầu tháng 3 (từ ngày 1-15/3) đạt 26,36 tỷ USD, tăng 22% so với kết quả thực hiện trong nửa cuối tháng 2/2021.

Trao đổi thương mại hàng hóa của Việt Nam với châu Á đạt 62,12 tỷ USD

Tin tài trợ
Theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, trong 2 tháng đầu năm 2021, trao đổi thương mại hàng hóa của Việt Nam với châu Á đạt 62,12 tỷ USD, tăng 25,6% so với cùng kỳ năm 2020, tiếp tục chiếm tỷ trọng cao nhất (64,8%) trong tổng trị giá xuất nhập khẩu của cả nước.

Chuẩn bị tốt nguồn nhân lực để đón đầu tư nước ngoài

Tin tài trợ
Theo đ.ánh giá của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB-XH) Đào Ngọc Dung, Việt Nam đang đứng trước 3 xu thế vĩ mô hứa hẹn sẽ mang đến những chuyển biến tích cực trong dòng vốn đầu tư nước ngoài từ đó sẽ tác động không nhỏ lên thị trường lao động trong nước.
phanh nèhùng didudoãn hải myđám cưới midunam thưhồng loanvũ linhvũ luânbình tĩnhlâm tâm nhưmiduchưa biết