Bill Gates, Mark Zuckerberg và loạt tỷ phú nổi tiếng nhưng quyết không để lại tài sản cho con
2 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
Masayoshi Son, nhà sáng lập và CEO của Tập đoàn SoftBank, sở hữu khối tài sản 21,1 tỷ USD, theo Bloombergs Billionaires Index. Ông là người giàu thứ hai ở Nhật Bản, sau người sáng lập Uniqlo - Tadashi Yanai.
Vậy nhưng để có được thành quả như hôm nay, Masayoshi Son từng phải trải qua thời kỳ đầy gian khó, có những lúc ông lang thang khắp xóm nơi ông sống để xin thức ăn thừa về nuôi gà, lợn... Chính sự chăm chỉ, phấn đấu hết mình vì mục tiêu đề ra, ông Son đã gặt hái được thành công.
Dưới đây là những bí mật về cuộc sống, sự nghiệp, đầu tư của tỷ phú Masayoshi Son.
Chăm chỉ, nỗ lực hết mình vì mục tiêu đề ra
Ông Masayoshi Son sinh năm 1957 trong một gia đình không mấy khá giả. Gia đình ông kiếm sống bằng nghề nuôi lợn, gia cầm. Khi còn nhỏ, ông cũng phụ giúp gia đình bằng cách đi thu lượm thức ăn thừa của các gia đình trong xóm.
Khi 16 tuổi, ông Son may mắn gặp nhà sáng lập McDonalds Nhật Bản - Den Fujita - một trong những người ông coi là thần tượng. Chính Den Fujita đã động viên Son đi du học tại Mỹ. Nghe theo lời khuyên này, một năm sau, Son tới San Francisco (Mỹ) để tiếp tục chương trình trung học.
Từ nhỏ, Son đã sớm xây dựng niềm tin vững vàng vào năng lực mà sau này ông khai thác triệt để trong kinh doanh. Điều này càng được củng cố nhờ sự động viên và niềm tin của cha ông rằng một ngày nào đó Son sẽ là nhân vật có quyền lực và tầm ảnh hưởng số 1 tại Nhật. "Tôi bắt đầu nghĩ rằng mình không nên hài lòng với việc làm một người bình thường và tin sẽ trở thành một thiên tài", ông nói.
Sau khi tốt nghiệp trung học, ông theo học ngành khoa học máy tính và kinh tế của trường Đại học California tại Berkeley. Đam mê vi mạch từ nhỏ, Son tin rằng công nghệ máy tính sẽ trở thành cuộc cách mạng công nghệ thương mại tiếp theo.
Ông Son chia sẻ: "Khi còn đi học, tôi có sở thích đưa ra những ý tưởng mới cho sản phẩm. Đối với tôi, suy nghĩ về các mô hình kinh doanh mới cũng giống như việc phát minh ra sản phẩm mới".
Vậy nên khi vẫn là sinh viên, ông thành lập công ty đầu tiên với sản phẩm là máy phiên dịch đa ngôn ngữ, sau đó bán cho Sharp với giá 1 triệu USD.
Năm 1981, không được trang bị gì nhiều ngoài sự tự tin vốn có và lòng khâm phục đối với Soichiro Honda - nhà sáng lập hãng xe Honda, Son rời nước Mỹ và quay về quê nhà, thành lập cửa hàng ở Fukuoka, thuộc đảo Kyushu.
Từ căn cứ là một ngôi nhà gỗ 2 tầng đã xuống cấp cùng 2 nhân viên, công ty của Son, tiền thân của SoftBank đã nhanh chóng bành trướng trở thành nhà phân phối phần mềm và máy tính cá nhân lớn nhờ tận dụng được cơn sốt tiêu dùng máy tính. Dần dà, Son vươn ra lĩnh vực băng thông rộng và đầu tư vào một loạt các công ty từ Yahoo! cho đến TV Asahi, Aozora Bank và Nasdaq Japan.
Đáng chú ý, vào năm 1995, ông Son có cơ hội gặp gỡ hai nhà đồng sáng lập Yahoo là Jerry Yang và David Filo. Ba người cùng nhau trò chuyện về tương lai của Internet tại một văn phòng nhỏ ở Mountain View, California. Sau cuộc gặp, ông quyết định "đặt cược tất cả mọi thứ vào đó". Kết quả là SoftBank rót vốn vào Yahoo, về sau trở thành một trong những trang nội dung có lượng truy cập lớn nhất của Mỹ.
Kể từ khi trở thành công ty đại chúng vào năm 1994, SoftBank luôn được xếp top đầu trong lĩnh vực kinh doanh. Với chiến lược đầy tham vọng và thâu tóm nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước, ông Son từng bước đưa SoftBank trở thành tập đoàn lớn mạnh bậc nhất tại xử sở hoa anh đào.
Dám nghĩ, dám làm và không bao giờ bỏ cuộc
Đầu những năm 2000 khi công nghệ bùng nổ, Masayoshi Son bỏ ra hàng chục tỷ USD đầu tư hơn 800 startup với mong muốn tạo ra một kỷ nguyên kỹ thuật số đa ngành tại đất nước Mặt trời mọc.
Tuy nhiên, ở thời điểm đó, hầu hết các startup này đều thất bại khiến khối tài sản của ông sau đó "bốc hơi" đến hơn 70 tỷ USD. Việc này khiến Masayoshi Son từng bị giới truyền thông Nhật Bản đặt cho biệt danh là "tỷ phú đen đủi nhất thế giới".
Chưa dừng lại ở đó, ông Son còn trải qua quãng thời gian đầy u ám khi chứng kiến biến động mạnh của thị trường chứng khoán. Làn sóng sụt giảm đã khiến giá trị vốn hóa của Softbank giảm từ 180 tỷ USD xuống 2,5 tỷ USD. Các khoản đầu tư hàng trăm triệu USD của tập đoàn vào các công ty khác như Alibaba, Nippon của ông Son cũng "tụt giá" xuống vài chục triệu USD.
Dù liên tiếp hứng chịu những thất bại, với ý chí mạnh mẽ, Masayoshi Son đã bắt tay làm lại từ đầu và kiên trì với thương vụ đầu tư mới. Bởi ông luôn tâm niệm rằng "Cuộc sống này quá ngắn ngủi để làm những việc cỏn con".
Năm 2006, SoftBank mua lại bộ phận điện thoại di động của Vodafone và đặt ra kế hoạch vượt mặt gã khổng lồ DoCoMo của Nhật trong vòng 10 năm. Một năm sau, với lượng thuê bao tăng lên nhanh chóng, SoftBank trở thành công ty đầu tiên bán iPhone tại Nhật.
Với nỗ lực không ngừng nghỉ, SoftBank dần hồi phục. Tháng 9/2014, Alibaba nổi tiếng thế giới với thương vụ IPO huy động được 25 tỷ USD. Nhờ khoản đầu tư sớm vào Alibaba, SoftBank lãi khoảng 4,6 tỷ USD và từng bước trở thành một trong những tập đoàn viễn thông và Internet lớn nhất Nhật Bản.
Nhằm thúc đẩy kế hoạch Internet of Things (Internet vạn vật), tháng 7/2016, SoftBank gây bất ngờ với thế giới công nghệ khi công bố kế hoạch thâu tóm hãng thiết kế chip xử lý ARM Holdings của Anh với giá 31,4 tỷ USD.
Một năm sau, vào năm 2017, SoftBank ra mắt Quỹ Tầm nhìn với trị giá 100 tỷ USD. Quỹ này đã rót vốn vào hàng loạt startup trên thế giới như gọi xe Uber, văn phòng chia sẻ WeWork, nền tảng giao đồ ăn DoorDash hay startup thương mại điện tử Ấn Độ Flipkart...
Chiến lược của SoftBank là đặt số tiền khổng lồ - các giao dịch nhỏ nhất của nó là 100 triệu USD hoặc hơn, lớn nhất là hàng tỷ USD vào các công ty khởi nghiệp công nghệ thành công nhất trong một danh mục nhất định.
Nhiều startup trẻ đã được Masayoshi Son "chống lưng" để phát triển, nhưng cũng có doanh nghiệp rơi vào bê bối, kinh doanh thua lỗ. Trong đó, đáng chú ý nhất là trường hợp của WeWork. Từ mức định giá 47 tỷ USD ở thời kỳ đỉnh cao, startup cung cấp không gian làm việc chung này hiện chỉ còn giá trị 2,9 tỷ USD. Sau khi WeWork trì hoãn IPO vào năm 2019 và Neumann rời vị trí CEO, SoftBank đã lên nắm quyền kiểm soát công ty này.
Bên cạnh WeWork, SoftBank đổ gần 10 tỷ USD và sở hữu 15% cổ phần của Uber. Tuy nhiên, khi dịch Covid-19 lan rộng, Công ty gọi xe công nghệ này đã tiến hành nhiều đợt sa thải nhân viên, giá cổ phiếu Uber lao dốc khiến SoftBank lỗ 5,2 tỷ USD.
Bỏ qua những khoản lỗ với Uber hay WeWork, SoftBank nói chung và vị tỷ phú Masayoshi Son nói riêng vẫn đang thành công hơn bao giờ hết.
Một trong những quyết định táo bạo nhất của Son là thâu tóm 70% cổ phần nhà mạng Sprint Nextel tại Mỹ với giá 20 tỷ USD vào năm 2012. Vị tỷ phú này cho rằng, Softbank cần tấn công thị trường mới, thị trường với nền văn hóa khác biệt. "Chúng tôi phải làm lại từ con số 0 sau tất cả những gì đã gây dựng vậy nhưng không đón nhận thách thức mới này sẽ là một rủi ro lớn hơn", ông Son nhận định.
Nhiều chuyên gia thời điểm đó nhận định, việc đổ "tiền tấn" liên kết với Sprint sẽ giúp Softbank có thêm lợi thế khi giao dịch với Apple, giúp củng cố vị thế tại thị trường bản địa và hãng viễn thông số một DoCoMo.
Việc Công ty Hàn Quốc Coupang chào sàn New York thành công và nền tảng giao hàng DoorDash có lúc tăng tới 92% trong phiên chào sàn đã giúp nâng tầm uy tín của Son với tư cách là một trong những nhà đầu tư có ảnh hưởng lớn nhất của khu vực châu Á.
Với triết lý "Chúng ta chỉ sống một lần trên đời, nên tôi muốn nghĩ lớn", ông Son đã từng bước gặt hái thành công, trở thành một trong những tỷ phú giàu nhất Nhật Bản và lọt top 10 nhân vật có ảnh hưởng nhất trên toàn cầu.
Tadashi Yanai: Từng phụ việc tiệm may, giờ làm chủ Uniqlo vẫn chỉ mặc 2 bộ đồ Đình Như1 năm trướcTadashi Yanai là một trong những doanh nhân thành công nhất ở Nhật Bản. Công ty do ông sáng lập hiện là nhà sản xuất may mặc lớn thứ 3 thế giới, với hơn 3.000 cửa hàng bán lẻ, sở hữu loạt thương hiệu đình đám.
2 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
4 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
4 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
4 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
4 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
5 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
5 | 0 Thảo luận | Báo cáo