Marie Curie - Câu chuyện thần kỳ của người phụ nữ hiến thân cho khoa học

team youtuber21:32 04/06/2021

 1  |  0 Thảo luận  |  Báo cáo

Theo dõi trên

Bà đã dành toàn bộ tâm trí, nhiệt tình và sinh mệnh của mình cống hiến cho sự nghiệp khoa học

Marie Curienhà vật lý học, nhà hóa học Pháp gốc Ba Lan, nổi tiếng toàn thế giới về việc nghiên cứu chất phóng xạ. Bà là người phụ nữ đầu tiên và cũng là duy nhất trên thế giới hai lần được nhận giải thưởng Nobel trong hai lĩnh vực khác nhau, được suy tôn là nữ bác học xuất sắc nhất trên toàn thế giới. Cuộc đời của Marie Curie là một câu chuyện thần kỳ, với rất nhiều sự tích vĩ đại.

Bà đã dành toàn bộ tâm trí, nhiệt tình và sinh mệnh của mình cống hiến cho sự nghiệp khoa học. Bà là tác giả của một tuyên ngôn nổi tiếng: "Trong khoa học, điều quan trọng là phát minh ra cái gì, chứ không phải là bản thân nhà nghiên cứu".

Nữ sinh nghèo đam mê khoa học

Marie Curie, sinh ngày 17/11/1867 tại Warsaw, Ba Lan. Ngay từ nhỏ đã bộc lộ tư chất thông minh hơn người và không chùn bước trước bất cứ một khó khăn, thử thách nào để đến với thế giới khoa học rộng lớn, bí hiểm và lý thú. Vì chính phủ Ba Lan thời đó không nhận phụ nữ vào học đại học, Marie Sklodowska đành phải học tại "Trường đại học lưu động" do một số trí thức yêu nước bí mật ở Ba Lan lập ra.

Cuộc sống gia đình của Marya đã ít vui vẻ, tình hình quốc gia cũng chẳng sáng sủa hơn. Vào khoảng năm 1872, khi Marya lên 5 tuổi, nước Ba Lan của cô bị sâu xé bởi ba đế quốc: Nga, Đức và Áo. Miền quê hương của cô thuộc khu vực ảnh hưởng của Sa Hoàng. Sau cuộc cách mạng nhân dân thất bại năm 1831, vua Nicolas nước Ba Lan, dưới sự giật dây của nước Nga, đã thẳng tay đàn áp các phần tử cách mạng ái quốc: cầm tù, đầy ải, tịch biên gia sản... Ngoài ra, chính quyền còn cố tình áp dụng một đường lối giáo dục rất vô nhân đạo: Chính sách ngu dân. Thời bấy giờ, khoa học và triết học bắt đầu phát triển rất mạnh tại châu Âu, vậy mà các tư tưởng của Auguste Comte, Darwin, những phát minh của Pasteur, Faraday... không thể lọt nổi vào nước Ba Lan.

Marie Curie - Câu chuyện thần kỳ của người phụ nữ hiến thân cho khoa học - Hình 1

Để có tiền đóng học, Marie phải làm gia sư cho một nhà điền chủ giàu có trong vùng. Sau 5 năm làm gia sư, khi đã 24 tuổi, nhờ sự giúp đỡ từ người chị cả Marie được sang Paris học tại Trường đại học Sorbonne - một trường đại học danh tiếng, coi trọng trí thức và nhân tài, trân trọng người có học vấn cao. Tại đây, Marie đã dành tất cả thời gian và tâm sức cho học tập và nghiên cứu khoa học.

Chỉ một thời gian ngắn sau khi đến Paris, nhờ những nỗ lực phi thường, Marie đã nhanh chóng trở thành một trong những sinh viên xuất sắc nhất của Trường đại học Sorbonne. Ngay khi đang còn là sinh viên năm thứ ba Marie đã được cấp bằng Thạc sĩ Vật lý và đến năm thứ tư được cấp tiếp bằng Thạc sĩ Số học. Ngoài ra, Marie còn nói, viết thành thạo các thứ tiếng: Pháp, Nga, Anh, Đức và quyết tâm làm luận án Tiến sĩ Vật lý.

Tiền học phí đại học của Marie chủ yếu trông vào số tiền đã dành dụm được trong 5 năm làm gia sư. Cô không có tiền thuê người giúp việc, không có tiền mua thịt, có khi mấy tuần liền chỉ ăn bánh mì với nước trà, thỉnh thoảng mới được ăn một vài quả trứng, một thỏi sôcôla hay một trái táo. Sinh hoạt kham khổ khiến Marie bị bệnh thiếu máu, hay bị ngất. Cô cũng không có thì giờ để tính chuyện yêu đương và hôn nhân.

Marie Curie - Câu chuyện thần kỳ của người phụ nữ hiến thân cho khoa học - Hình 2

Song chính trên con đường gập ghềnh và chông gai chinh phục đỉnh cao khoa học, Marie klodowska đã gặp và kết hôn với một nhà khoa học danh tiếng của Pháp: Pierre Curie.

Hôn nhân định mệnh tạo nên bước ngoặt cuộc đời

Tình yêu với Pierre Curie là mối tình thứ hai trong cuộc đời của Marie Sklodowska. Năm 19 tuổi, khi đang làm gia sư, Marie đã có mối tình đầu thơ mộng với anh con trai nhà chủ.

Vào kỳ nghỉ hè, Casimir - cậu con trai nhà chủ là sinh viên từ thủ đô về nhà đã đem lòng yêu mến cô gia sư có làn da trắng mịn, tóc vàng óng, đôi mắt to, thông minh đầy sức quyến rũ. Cô còn giỏi khiêu vũ, bơi thuyền, trượt tuyết, cử chỉ nhã nhặn, lại có năng khiếu văn chương. Hai người yêu nhau say đắm và đã bàn đến chuyện kết hôn. Song mối tình của họ không được cha mẹ của chàng trai chấp nhận.

Thêm vào đó, về phía Casimir, do bản tính nhút nhát, nông nổi đã ngoan ngoãn vâng lời cha mẹ, lập tức bỏ rơi Marie, trở về trường đại học. Sự kết thúc của mối tình đầu ngắn ngủi đã gây cho Marie một cú sốc đến mức tìm đến cái chết. May mà cô bạn thân đã đến kịp.

Những ký ức nặng nề của mối tình đầu cộng với sự bận rộn của việc học hành và nghiên cứu khoa học, Marie hầu như không còn tâm trí để nghĩ đến chuyện yêu đương. Nhưng như một sự bù đắp, khoa học đã đem lại cho cô một người đàn ông giỏi giang, tâm đầu ý hợp.

Marie Curie - Câu chuyện thần kỳ của người phụ nữ hiến thân cho khoa học - Hình 3

Vào đầu năm 1894. Marie nhận lời mời của Hội doanh nghiệp Pháp nghiên cứu từ tính của các loại thép. Marie phải nhờ đến sự trợ giúp của một giáo sư Vật lý gốc Ba Lan. Vị giáo sư này đã giới thiệu Marie với Pierre Curie - Trưởng phòng thí nghiệm của Trường Vật lý Paris. Pierre Curie lúc đó đã 35 tuổi, chưa vợ, nổi tiếng về những phát minh về hiện tượng điện áp, về chiếc cân và định luật từ tính mang tên Curie. Nhà Vật lý học tài ba này cũng mang tâm hồn nghệ sĩ, cũng viết văn và làm thơ, yêu âm nhạc, say mê khoa học.

Chỉ vài tháng sau khi gặp gỡ, Marie và Pierre đã yêu nhau và nhanh chóng đi đến hôn nhân. Lễ cưới của họ hết sức đơn giản, không có nhẫn cưới, tiệc cưới, không có cả nghi thức tôn giáo. Họ đạp xe về nông thôn hưởng tuần trăng mật. Ngay cả trong tuần trăng mật, họ cũng nói rất nhiều về lý tưởng, công việc và các thí nghiệm.

Hai năm sau ngày cưới, Marie Curie sinh con gái đầu lòng và chuẩn bị bảo vệ luận án tiến sĩ vật lý. Bà đã chọn hiện tượng phóng xạ của nguyên tố Urani làm đề tài nghiên cứu. Phải chạy vạy mãi hai vợ chồng Pierre Curie mới mượn được một gian hầm ẩm thấp để làm phòng thí nghiệm. Với hàng ngàn phép tính toán và đo đạc.

Ngót chục năm sau, hai vợ chồng Curie phát hiện ra một nguyên tố phóng xạ mới có cường độ phóng xạ mạnh gấp 400 lần so với Urani nguyên chất. Bà đã dùng tên của Tổ quốc Ba Lan để đặt tên cho nguyên tố đó: Poloni. Ít lâu sau, hai vợ chồng lại phát hiện thêm nguyên tố có cường độ phóng xạ cực mạnh, đó là Radi. Vì tinh luyện Radi từ quặng Pêchbơlăng rất vất vả và tốn kém, hai vợ chồng Curie quyết tâm tìm cách sáng chế.

Marie Curie - Câu chuyện thần kỳ của người phụ nữ hiến thân cho khoa học - Hình 4

Sau bốn năm trời với hàng ngàn thí nghiệm, hai vợ chồng Curie đã luyện thành công chất Radi. Với thành công này, năm 1903. Viện Khoa học Hoàng gia London trao tặng hai ông bà Huy chương Devy và một tháng sau Viện Hàn lâm khoa học Thụy Điển trao tặng hai người giải thưởng Nobel Vật lý. Trường đại học Paris phong tặng bà Marie Curie danh hiệu Tiến sĩ khoa học Vật lý xuất sắc.

Nhớ lại thời gian ấy, Marie Curie nói:

" Sau khi từ phòng thí nghiệm trở về nhà, đầu óc chúng tôi vẫn cứ còn vương vấn về hiện tượng lạ trong phòng thí nghiệm. Tôi rủ Curie quay lại. Vừa mở cửa, cả hai chúng tôi sững sờ vì muối Radi trong lọ phát ra tia huỳnh quang màu xanh lấp lánh như sao trên bầu trời đêm. Chúng tôi ôm chầm lấy nhau, ứa nước mắt vì sung sướng.

Gần 4 năm trời ròng rã đó, chúng tôi không có tiền, cũng chẳng một ai giúp đỡ, song tôi có thể nói không chút khoa trương rằng, mấy năm đó là thời kỳ anh dũng và cũng hạnh phúc nhất trong cuộc sống của hai vợ chồng tôi...".

Năm 1906, một tai họa đã đột ngột giáng xuống cuộc đời của Marie Curie. Trên đường tới Viện Hàn lâm khoa học, Pierre bị tai nạn giao thông và qua đời. Marie Curie không chỉ mất đi một người chồng hết mực yêu thương, mà còn mất đi một chiến hữu đồng cam cộng khổ, một chỗ dựa vững chắc trên con đường vươn tới đỉnh cao khoa học.

Marie Curie - Câu chuyện thần kỳ của người phụ nữ hiến thân cho khoa học - Hình 5

Một năm sau, Marie Curie được nhận chức giáo sư thay thế chồng giảng dạy tại Trường đại học và trở thành nữ giáo sư đầu tiên ở Trường đại học Paris. Với nghị lực phi thường, vừa phải một mình nuôi hai con nhỏ, vừa đảm đương công việc dạy học và nghiên cứu khoa học, năm 1911 Marie Curie lại một lần nữa nhận giải Nobel Hóa học. Chính phủ Pháp quyết định tặng bà Huân chương Bắc đẩu bội tinh.

Là người đầu tiên tìm ra nguyên tố phóng xạ

Marie Curie đã hiến thân cho khoa học dũng cảm và vô tư. Sau khi chất Radi xuất hiện, người ta phát hiện tia phóng xạ của nó có thể xuyên qua cơ thể, phá hoại các tế bào bệnh lý, do đó Radi trở thành một vũ khí hữu hiệu chống bệnh ung thư. Giới đầu tư các nước đua nhau trả giá thật cao để mua phương pháp tinh luyện Radi của bà. Có người khuyên bà cách độc quyền lũng đoạn. Nhưng bà không hám lợi. Bà cho rằng phát minh khoa học là để mưu cầu hạnh phúc cho nhân loại, chứ không phải mưu lợi cho cá nhân. Vì thế bà đã công bố cho toàn thế giới biết phương pháp tinh luyện Radi.

Năm 1914, bà được cử làm Giám đốc Viện Radi ở Paris. Đây là cơ sở đầu tiên sử dụng Radi điều trị bệnh ung thư. Trong Chiến tranh thế giới thứ nhất, Marie Curie cùng con gái là Iren đã ra sức ứng dụng tia Radi để cứu người.

Năm 1921, Marie Curie trên cương vị Giám đốc Viện Radi cùng con gái là Iren sang thăm nước Mỹ. Tổng thống Mỹ đã tặng bà một gram Radi. Bà đã đề nghị ghi rõ trong chứng thư rằng đó là món quà tặng bà để tiến hành nghiên cứu khoa học chứ không phải để làm tài sản riêng.

Marie Curie - Câu chuyện thần kỳ của người phụ nữ hiến thân cho khoa học - Hình 6

Năm 1922, bà được bầu làm Viện sĩ Viện Hàn lâm Y học Pháp. Cùng năm này, Ủy ban Quốc tế hợp tác tri thức của Hội Quốc liên tại Geneve bầu bà làm Phó chủ tịch của tổ chức. Bà đã cống hiến cả sinh mạng cho khoa học.

Sự phóng xạ cũng cho khả năng phát hiện và chữa một số bệnh. Nhờ liệu pháp tia X người ta có thể diệt một số tế bào ung thư bằng cách "bắn phá" nó bằng bom, tức là phát những tia bức xạ của côban vào các tế bào có bệnh.

Đến thập niên 1920 - 1930, người ta bắt đầu hiểu rõ hơn những hậu quả độc hại của phóng xạ đối với cơ thể con người. Những nhà bác học cùng làm việc bên cạnh ông bà Curie trong thời kỳ đầu của phát minh đều bị những triệu chứng mà phóng xạ gây ra như: khó chịu đường tiêu hoá, rát bỏng, lở loét, ung thư...

Ngày 14 tháng 7 năm 1934, Marie Curie qua đời. Các bác sĩ cho biết, bà bị trúng độc Radi. Do bị bức xạ lâu dài, nội tạng của bà bị tổn thương nghiêm trọng.Thi hài của bà được mai táng tại ngoại ô Paris, bên cạnh Pie Curie.

Để ghi nhớ cống hiến lớn lao của nữ bác học kiệt xuất trong việc nghiên cứu các nguyên tố mang tính phóng xạ, người ta đã gọi đơn vị cường độ tính phóng xạ là "Curie"! Marie Curie mất đúng vào năm con gái và con rể là Iren Jolit Curie và Federic được tặng thưởng giải Nobel về Hóa học.

Tiếp nối con đường của mẹ - 2 giải Nobel

Theo Hội đồng hóa học Hoàng gia Anh, Irène Curie sinh năm 1897 tại Paris là người con đầu của Marie Curie và Pierre Curie. Sinh ra trong gia đình có "truyền thống" khoa học, Irène Curie nhanh chóng phát triển khả năng tư duy và nuôi dưỡng niềm đam mê hóa học từ nhỏ.

Sau khi tốt nghiệp trung học, bà xin vào phụ tá cho mẹ mình ở Viện nghiện cứu Radium ở Paris. Năm 1925, nhóm nghiên cứu của 2 mẹ con có thêm sự tham gia của nghiên cứu sinh Frédéric Joliot từ trường Collège de France. Irène Curie và Frédéric Joliot yêu nhau và trở thành vợ chồng.

Marie Curie - Câu chuyện thần kỳ của người phụ nữ hiến thân cho khoa học - Hình 7

Từ đó, 2 người cùng nhau nghiên cứu các hiện tượng phóng xạ tự nhiên, phóng xạ nhân tạo và vật lý hạt nhân. Các phát hiện của họ về sự va chạm của các hạt nơtron vào hạt nhân các nguyên tố nặng là nền tảng cho các nhà khoa học kế cận tìm ra phản ứng phân tách hạt nhân.

Năm 1935, 2 vợ chồng đạt giải Nobel Hóa học cho những công trình về phát xạ nhân tạo - sự tiếp nối công trình của mẹ mình về các nguyên tố phóng xạ tự nhiên.

Nữ bác học lừng danh mọi thời đại này chứng minh một người thành công không cần đến phòng thí nghiệm hiện đại, phòng thu lớn hay những trang thiết bị tối tân. Tất cả những gì họ cần là sự tò mò trước những điều mới lạ, một mục đích rõ ràng, sự cống hiến không ngừng nghỉ và tốt hơn hết, có một người đồng hành cùng hướng đến những điều tốt đẹp nhất trong công việc.

Marie Curie - Câu chuyện thần kỳ của người phụ nữ hiến thân cho khoa học - Hình 8

Marie Curie - Câu chuyện thần kỳ của người phụ nữ hiến thân cho khoa học - Hình 9

Bạn có THÍCH bài viết này chứ?
Không

Chủ đề liên quan

Tôn Bằng thù HDM làm điều tối kị với con, CĐM toát mồ hôi lạnh trước dã tâm?

Tôn Bằng thù HDM làm điều tối kị với con, CĐM toát mồ hôi lạnh trước dã tâm?
Lan Chi10:40:21 23/08/2024
Dù phiên tòa xét xử vụ ly dị của Hằng Du Mục đã khép lại nhưng những lùm xùm vẫn kéo dài đến tận hôm nay, khi trên mạng xã hội Tôn Bằng liên tục có những bài đăng nói xấu, công kích vợ cũ.

 2  |  1 Thảo luận  |  

Tại sao phải phủ 1 tấm vải lên mặt người mất, không để mèo đen nhảy qua?

Tại sao phải phủ 1 tấm vải lên mặt người mất, không để mèo đen nhảy qua?
Hoàng Phúc15:53:51 06/06/2024
Sinh lão bệnh tử là điều khó tránh khỏi trên đời. Cuộc sống của một người từ lúc sinh ra đến khi nhắm mắt xuôi tay là sự hoàn thành của một đời người, dù ngắn hay dài.

 2  |  1 Thảo luận  |  

Những điều thú vị của người thuận tay trái: Thông minh hơn người thường?

Những điều thú vị của người thuận tay trái: Thông minh hơn người thường?
Minh Lợi18:10:23 26/05/2024
Trong suy nghĩ của nhiều người, người thuận tay trái luôn được đánh giá là thông minh, có chỉ số IQ cao. Bill Gates, Obama,... đều là những người thuận tay trái, điều này càng khiến mọi người vững niềm tin.

 2  |  1 Thảo luận  |  

Người xưa không cho ngủ quay đầu ra cửa, nghe tiếng gọi không được thưa, vì sao?

Người xưa không cho ngủ quay đầu ra cửa, nghe tiếng gọi không được thưa, vì sao?
Hoàng Phúc16:54:37 29/02/2024
Theo quan niệm xưa khi giường kê quay đầu ra thẳng cửa là không tốt, đó là hướng quay để làm lễ người đã khuất. Bởi vậy tuyệt đối không nằm hướng thẳng ra cửa. Tương tự thì cũng không quay đầu hoặc chân ra phía cửa sổ.

 1  |  1 Thảo luận  |  

Vương Trinh Nghi - Nữ khoa học gia thời Thanh: Am tường toán học thiên văn, tư duy vượt xa thời đại

Vương Trinh Nghi - Nữ khoa học gia thời Thanh: Am tường toán học thiên văn, tư duy vượt xa thời đại
Hoàng Anh13:57:55 31/08/2022
Được mệnh danh là Marie Curie của Trung Quốc , Vương Trinh Nghi đã trở thành ngôi sao sáng trong lĩnh vực khoa học. Bà là một phụ nữ toàn năng, tinh thông thiên văn, toán học, địa lý, y học và thơ ca. Vào năm thứ 33 của triều đại Hoàng đế Càn Long (1768), Vương Trinh Nghi sinh...

 3  |  0 Thảo luận  |  

Bí ẩn ít ai biết đằng sau những cơn ác mộng, khoa học cũng khó lý giải

Bí ẩn ít ai biết đằng sau những cơn ác mộng, khoa học cũng khó lý giải
Hoàng Anh15:39:02 27/06/2022
Có lẽ ai cũng từng mơ thấy ác mộng và bị ám ảnh bởi nó sau khi thức giấc. Thậm chí nhiều người còn không giám đi ngủ lại vì sợ gặp ác mộng. 1 thứ tưởng chừng như rất quen thuộc với con người nhưng dường như nó ẩn chứa cả 1 vũ trụ kỳ ảo, thần bí, thậm...

 3  |  0 Thảo luận  |  

Người đàn ông làm thí nghiệm đông lạnh để chờ hồi sinh: 24 năm sau nhận phải cái kết ngỡ ngàng

Người đàn ông làm thí nghiệm đông lạnh để chờ hồi sinh: 24 năm sau nhận phải cái kết ngỡ ngàng
Duyên Trần12:46:22 25/02/2022
Cái chết vẫn luôn là sự tất yếu muôn loài không thể tránh khỏi. Những mộng tưởng trở nên bất tử hay hồi sinh dường như quá hoang đường nhưng không phải là không có những nhà khoa học thực sự theo đuổi. Vào năm 1967, một thí nghiệm tham vọng như vậy đã được thực hiện lần đầu tiên....

 3  |  0 Thảo luận  |  

Thư ký KDL Đại Nam có hành động bất thường sau tuyên bố đóng cửa của nữ CEO Bình Dương?

Thư ký KDL Đại Nam có hành động bất thường sau tuyên bố đóng cửa của nữ CEO Bình Dương?
Duyên Trần11:26:31 20/11/2021
Sau hơn 20 ngày mở cửa trở lại, Đại Nam đã hút về lượng lớn khách du lịch từ khắp nơi tới đây check in và vui chơi. Thậm chí có những ngày đỉnh điểm, lượng người đổ về lên tới cả ngàn người chỉ để gặp CEO của KDL. Tuy nhiên theo thông báo mới nhất từ thư ký...

 3  |  0 Thảo luận  |  

Càng già càng ít khóc và những sự thật thú vị về nước mắt ít ai biết

Càng già càng ít khóc và những sự thật thú vị về nước mắt ít ai biết
Hà Hà22:51:18 29/10/2021
Cuộc sống con người thật là vô nghĩa nếu như không có cảm xúc, nước mắt thể hiện một trong những thứ xúc cảm đó. Hằng hà sa số những giọt nước mắt đã đổ ra trong văn học - nghệ thuật xưa và nay, nước mắt hiện hữu giữa đời sống là một hiện tượng đương nhiên; những ai...

 3  |  0 Thảo luận  |  

John D. Rockefeller "vua dầu mỏ" ăn bớt 1 giọt chất lỏng để trở thành tỷ phú đầu tiên trên thế giới

John D. Rockefeller "vua dầu mỏ" ăn bớt 1 giọt chất lỏng để trở thành tỷ phú đầu tiên trên thế giới
Duyên Trần14:49:31 06/09/2021
John D. Rockefeller là người sáng lập Standard Oil năm 1870 và sau đó biến nó thành công ty lọc dầu lớn nhất thế giới. Ông nổi tiếng với danh hiệu tỷ phú USD đầu tiên trên thế giới. Nếu tính theo tỷ giá hiện tại, doanh nhân này ước tính sở hữu khối tài sản lên tới hơn 300...

 2  |  0 Thảo luận  |  

Người "xì hơi" khỏe nhất, người nhiều vợ nhất và những kỷ lục Guinness nghe đã "cạn lời"

Người "xì hơi" khỏe nhất, người nhiều vợ nhất và những kỷ lục Guinness nghe đã "cạn lời"
Hà Hà18:10:50 04/09/2021
Kỷ lục Thế giới Guinness hay Sách Kỷ lục Guinness là một cuốn sách tập hợp các kỷ lục thế giới được công nhận trên toàn thế giới. Trong số đó có không ít câu chuyện độc đáo khiến người đọc phải cạn lời. Người đàn ông nhiều vợ nhất thế giới Kỷ lục này thuộc về ông Mustafa Samida,...

 5  |  0 Thảo luận  |  

Cây cầu của quỷ, bãi biển thủy tinh và những nơi kỳ lạ nhất thế giới

Cây cầu của quỷ, bãi biển thủy tinh và những nơi kỳ lạ nhất thế giới
Hà Hà15:06:03 13/08/2021
Không cần tìm kiếm ngoài vũ trụ xa xôi, ở ngay trên Trái đất cũng có những vùng đất chứa đựng những điều lạ kì và phi thường mà ai cũng muốn thấy tận mắt một lần trong đời. Hồ nước màu hồng Khoảng 50.000 năm trước, một mảnh thiên thạch đâm vào trái đất tại bang Maharashtra của Ấn...

 2  |  0 Thảo luận  |  

chu thanh huyềnnegavevan mockkhánh vânchế linhhồng loanvũ linhtrấn thànhrosénguyễn longhương lanbruno marsquang hảiquang linh -thủy tiên