Mạnh Phát: Người viết nhạc tình tài ba được nhiều danh ca kính trọng
Khi nhắc đến dòng nhạc Bolero da diết, ít ai lại không biết đến những tác phẩm tình ca của cố nhạc sĩ Mạnh Phát. Ông là người chắp bút nên những tuyệt tác của các danh ca nổi tiếng lúc bấy giờ.
Mạnh Phát là một ca sĩ, nhạc sĩ nhạc vàng với nhiều sáng tác được yêu thích. Theo lời nhạc sĩ Văn Giảng, Mạnh Phát là người miền Trung. Ông có khuôn mặt khôi ngô, tóc gợn sóng trước trán, sắc mặt điềm đạm phù hợp phong thái của một người làm nghệ thuật.
Cố nhạc sĩ Mạnh Phát tên đầy đủ là Lê Mạnh Phát, ông sinh năm 1929 tại Nghệ An. Đến năm 1940, Mạnh Phát cùng gia đình chuyển vào Sài Gòn sinh sống và định cư ở đây. Có năиg khiếu âm nhạc từ nhỏ, nên sau khi học song bậc trung học ông đi theo con đường ca hát, lúc bấy giờ ông được mời hát cho hai hãng đĩa có tiếng.
Ngoài vai trò là một nhạc sĩ nổi tiếng, vào những năm thập niên 1940 Mạnh Phát còn được đông đảo khán thính giả thời bấy giờ biết đến với vai trò là một nam ca sĩ có tiếng của đài phát thanh Pháp Á, nhất là khi hát đôi với ca sĩ Minh Diệu (người mà sau này đã trở thành vợ ông). Mạnh Phát là một người nhạc sĩ tài hoa, ông cống hiến gần như cả cuộc đời mình cho âm nhạc, cho sự nghiệp sáng tác, tuy nhiên ông lại là người khá kín tiếng, ông rất ít chia sẻ với bên ngoài về gia đình, tình cảm và đời sống riêng tư của mình.
Có thể nói Mạnh Phát - Minh Diệu là thế hệ ca sĩ tiên phong của tân nhạc Việt Nam.
Giai đoạn cuối năm 1949 đến năm 1955, Mạnh Phát bắt đầu sáng tác với 2 bút danh là Thúc Đăng và Tiến Đạt. Những sáng tác của ông trong giai đoạn này như: Anh đã về, Hồn trai Việt, Ai về quê tôi, Gửi cánh mây trời, Mong người trở lại, Trăиg sáng trong làng,...
Hầu như những ca khúc vào giai đoạn này của ông đều viết về tình yêu gắn liền với quê hương, đất nước với những giai điệu nhẹ nhàng mà sâu lắng, ca từ trong sáng, bình dị mà dễ đi vào lòng người. Điển hình như ca khúc "Trăng sáng trong làng" được nhiều ca sĩ thời bấy giờ thể hiện như Thanh Lan, Thảo Ly và không thể thiếu cặp đôi Mạnh Phát - Minh Diệu "Đêm nay, trăиg sáng soi làng tôi. Một vài cô thôn nữ, xay lúa lo ngày mai. Cười vui theo ánh trăng huyền lan. Đưa câu hò tình tứ, lúa thoáng bao mùi hương,..."(Trích Trăиg sáng trong làng).
Vì kín tiếng về đời tư nên ít ai biết được rằng cố nhạc sĩ Mạnh Phát là người thầy đã góp phần đưa nhiều ca sĩ lên đỉnh vinh quang, trong đó có các nữ danh ca Phương Dung, Thanh Tuyền, Hoàng Oanh,... như danh ca Phương Dung từng chia sẻ: "Nhạc sĩ Mạnh Phát là một danh ca, nhạc sĩ nổi tiếng từ thập niên 45 - 50. Ông là người đã giúp Phương Dung và danh ca Hoàng Oanh có trên 300 đĩa nhạc thời bấy giờ."
Trong một chương trình truyền hình mang tên Chân Dung Cuộc Tình phát sóng vào tháng 1 năm 2019 cô ca sĩ "Nhạn trắng gò công" cũng đã tâm sự rằng: "Tôi có một món nợ ân tình rất lớn với một người tạo cho mình chỗ đứng trong lòng khán giả, đó chính là nhạc sĩ Mạnh Phát. Không có anh, không có một Phương Dung như ngày hôm nay".
Ngoài ca hát và sáng tác, Mạnh phát còn tham gia đóng phim. Năm 1958, ông đóng vai chính trong phim Tình Quê Ý Nhạc (đây cũng là tên một bản nhạc của ông).
Đến đầu thập niên 1960, cùng với sự phát triển và thịnh hành của thể loại nhạc Bolero, cũng như nhiều nhạc sĩ cùng thời khác như Hoài Linh, Châu Kỳ, Minh Kỳ,... nhạc sĩ Mạnh Phát chuyển sang sáng tác nhạc vàng theo điệu Bolero. Các ca khúc vào giai đoạn này của ông rất được mọi người yêu thích và vẫn được phổ biến cho đến tận ngày nay như: Nhớ mùa hoa tím, Hoa nở về đêm, Ngày xưa anh nói, Sương lạnh chiều đông, Vọng gác đêm sương,...
Trong đó ca khúc nổi tiếng " Hoa nở về đêm" của Mạnh Phát được con dâu ông tiết lộ rằng ca khúc này được ông viết trong một lần ông ra Huế công tác và có một mối tình bí mật cùng người con gái tên Hoa, nhưng vì công việc nên hai người chỉ gặp nhau và hẹn hò vào buổi tối nên ông lấy đó làm nguồn cảm hứng viết nên ca khúc này. Đây là một trong những tình khúc vô cùng nổi tiếng, viết về chủ đề tình yêu nam nữ với lời ca vô cùng nhẹ nhàng và da diết của một câu chuyện tình buồn nhưng đầy lãng mạn.
Năm 1962, Mạnh Phát cùng Nguyễn Văn Đông đưa ca sĩ Thanh Tuyền (lúc bấy giờ cô vẫn chưa nổi tiếng) từ Đà Lạt về Sài Gòn để đào tạo và lăng - xê, dưới sự dìu dắt của những người nghệ sĩ gạo cội đầy tài hoa cùng tài năng thiên phú của mình Thanh Tuyền đã nhanh chóng được khán thính giả biết đến và cô cũng nổi tiếng từ đó.
Dù là người nghiêm khắc trong từng câu chữ trên khuông nhạc, thế nhưng cuộc sống sinh hoạt của cố nhạc sĩ lại khá dung dị. Mạnh Phát cũng là người dễ chịu, thoải mái và không hà khắc. Danh ca Phương Dung từng chia sẻ "Ông là một người thầy rất kỹ tính, mỗi khi có bài hát mới ông đều đến nhà tập cho Phương Dung hát đúng ý, đúng tâm tình của từng ca khúc mới thôi".
Không những thế, Mạnh Phát còn phụ trách chương trình trên đài truyền hình thời bấy giờ.
Ngày 2 tháng 1 năm 1973, nhạc sĩ Mạnh Phát qua đời để lại niềm tiếc thương vô vàn đối với gia đình cùng những người mến mộ ông.
Tuy cuộc đời ngắn ngủi nhưng cố nhạc sĩ Mạnh Phát đã để lại cho kho tàng âm nhạc Việt Nam nhiều bản nhạc hay lưu truyền cho đến tận ngày nay.
Phương Dung: Bị Phi Nhung từ mặt, thề độc không tha thứ, nay tố vợ con đàn em xúc phạm mình thậm tệ Hoàng Phúc16:13:29 14/11/2022Danh ca Phương Dung - Nhạn trắng Gò Công từng được biết đến là giọng ca làm mưa làm gió những năm đầu thập niên 60 của thế kỷ trước. Hiếm ai biết rằng, nữ danh ca lại từng vướng vào ồn ào không đáng có với các đàn em trong nghề.
2 | 0 Thảo luận | Báo cáo