'Tử Khí Đông Lai': Quốc túy Trung Hoa 8.000 năm khiến Lý Tử Thất biến dạng mặt
2 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
Hiện tượng mây ngũ sắc xuất hiện trên bầu trời ở Sài Gòn vừa qua đã làm nhiều người dân thích thú chụp hình, chia sẻ lên mạng xã hội. Hiện tượng mây ngũ sắc có thể dễ dàng quan sát được bằng mắt thường.
Chiều 12/5, trên bầu trời TP.HCM xuất hiện vầng mây ngũ sắc. Nhiều người dân thấy lạ, thi nhau chụp ảnh khoe trên mạng xã hội. Màu sắc rực rỡ của đám mây này nhanh chóng thu hút sự chú ý của người dân. Ở nhiều vị trí có thể dễ dàng ngắm được mây ngũ sắc. Hiện tượng này kéo dài khoảng vài phút sau đó biến mất.
Nhiều người dân đã không ngần ngại ghi lại những khoảnh khắc ấn tượng này bằng điện thoại và chia sẻ lên mạng xã hội. Trên các trang mạng xã hội, nhiều người bày tỏ sự thích thú và ngỡ ngàng trước vẻ đẹp độc đáo của những đám mây ngũ sắc.
Bên cạnh đó, nhiều Fanpage Facebook và các nghệ sĩ nổi tiếng như Hồng Vân, Hồ Ngọc Hà,... cũng chia sẻ về việc đã nhìn thấy mây ngũ sắc vào chiều nay. Ai nấy đều cảm thấy trầm trồ trước cảnh tượng thiên nhiên đẹp lung linh. Tuy nhiên đây không phải là hiện tượng màu mây lần đầu tiên xuất hiện ở Việt Nam hay TP.HCM.
Tháng 6/2020, vầng mây ngũ sắc này xuất hiện trên bầu trời ở Hà Nội và một số tỉnh thành khác. Đám mây cũng kéo dài vài phút vào buổi chiều sau đó biến mất. Hay lâu hơn nữa là mây ngũ sắc tại Hà Nội vào năm 2010, Sài Gòn năm 2011, Quy Nhơn năm 2012...
Ông Nguyễn Anh Tuấn, Chủ nhiệm Câu lạc bộ Thiên văn TP HCM, cho biết mây ngũ sắc không phải là hiện tượng hiếm gặp. Tuy nhiên, đám mây ngũ sắc xuất hiện trên bầu trời TP HCM chiều nay có màu sắc đẹp, kích thước lớn hơn rất nhiều so với những lần xuất hiện trước. Do đó mà người dân TP HCM dễ dàng quan sát được đám mây này.
"Với kinh nghiệm hàng chục năm quan sát các hiện tượng thiên văn, tôi đánh giá đám mây ngũ sắc chiều nay là đám mây đẹp và rộng nhất trong số những đám mây ngũ sắc đã từng xuất hiện tại TP HCM" - anh Tuấn nói.
Được biết, màu sắc trong mây khi hiện tượng này xảy ra không giống như hiện tượng cầu vồng (7 màu) theo dải phổ mặt trời, mà màu sắc trong mây ngũ sắc có khi nhạt, có khi rất sặc sỡ.
Dựa theo quan niệm của người dân ở Đài Loan (Trung Quốc), Trung Quốc, Singapore,... sự xuất hiện những đám mây ngũ sắc được xem là biểu hiện của vận may, cát tường. Còn đối với các quốc gia như Scotland, Canada,... mây ngũ sắc xuất hiện báo hiệu thời tiết rất khắc nghiệt đang đến gần.
Nhiều người đồn đoán mây ngũ sắc xuất hiện là dấu hiệu của thời tiết xấu hay "điềm" lạ sắp xảy ra. Thông tin này lan truyền trên mạng, khiến nhiều người hoang mang. Một số thông tin đồn đoán được lan truyền rộng rãi trên mạng xã hội như: "bão SO2", "thủng tầng ozon", "sắp có mưa cực lớn"...
Về vấn đề này, ông Lê Đình Quyết - Trưởng phòng Dự báo Đài khí tượng thủy văn khu vực Nam bộ: "Hiện tượng cầu vồng chúng ta chỉ có thể quan sát thấy chúng xuất hiện khi ta quay lưng với mặt trời, nghĩa là thường xuất hiện vào sáng hoặc chiều tối, góc quan sát là 42 độ; hoặc xảy ra khi trời vừa tạnh mưa.
Còn hiện tượng mây ngũ sắc ta có thể quan sát rộng hơn, ở bất kì vị trí nào. Đây chỉ là hiện tượng quang học trong khí tượng, không nói lên bất kỳ dấu hiệu nào về diễn biến thời tiết sắp xảy ra".
Hiện tượng mây ngũ sắc là gì?
Đám mây ánh kim thường gọi là "mây ngũ sắc" (tiếng Anh: Cloud iridescence) là sự xuất hiện của màu sắc trong một đám mây tương tự như những gì chúng ta được nhìn thấy trên các màng dầu trong một vũng nước, nằm trong vùng lân cận chung của Mặt Trời hoặc Mặt Trăng. Nó là một hiện tượng thường thấy nhất trong altocumulus, cirrocumulus, những đám mây dạng thấu kính và những đám mây xoắn. Ánh kim cũng được nhìn thấy trong các đám mây tầng bình lưu hiếm hơn (hoặc "mây xà cừ").
Màu sắc thường là màu pastel, nhưng có thể rất sống động. Khi xảy ra gần Mặt Trời, hiệu ứng có thể khó phát hiện khi nó bị chìm trong ánh sáng chói của Mặt Trời. Điều này có thể được khắc phục bằng cách ngăn chặn ánh sáng mặt trời bằng tay của một người hoặc quan sát nó dưới một cái cây hoặc tòa nhà. Các vật hỗ trợ khác là kính tối, hoặc quan sát bầu trời phản xạ qua gương lồi hoặc trong một hồ nước.
Hiệu ứng này tương tự như sự ánh kim. Những đám mây óng ánh là hiện tượng nhiễu xạ gây ra bởi những giọt nước nhỏ hoặc những tinh thể băng nhỏ phân tán ánh sáng riêng lẻ. Các tinh thể băng lớn hơn không tạo ra ánh kim, nhưng có thể gây ra hào quang, một hiện tượng quang học khác.
Nếu các phần của đám mây chứa các giọt nước nhỏ hoặc tinh thể băng có kích thước tương tự, hiệu ứng tích lũy của chúng được xem là màu sắc. Đám mây phải mỏng về mặt quang học, do đó hầu hết các tia chỉ gặp một giọt duy nhất. Do đó, ánh kim chủ yếu được nhìn thấy ở rìa mây hoặc trong các đám mây bán trong suốt, trong khi các đám mây mới hình thành tạo ra ánh kim rực rỡ và nhiều màu sắc nhất. Khi các hạt trong một đám mây mỏng có kích thước rất giống nhau trên một phạm vi rộng, ánh kim có dạng cấu trúc của một vành nhật hoa, một đĩa tròn sáng xung quanh Mặt Trời hoặc Mặt Trăng được bao quanh bởi một hoặc nhiều vòng màu.
Theo các nhà khoa học, sự xuất hiện của mây ngũ sắc thường đi kèm với thời tiết nắng nóng, hanh khô. Khi không khí nóng bốc lên cao, nó sẽ gặp các luồng gió lạnh và ngưng tụ thành những đám mây.
Ánh sáng mặt trời sau đó sẽ khúc xạ qua các tinh thể băng trong mây, tuy nhiên, do độ ẩm thấp, các giọt nước trong mây không thể kết hợp thành những hạt mưa đủ lớn và rơi xuống mặt đất.
2 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
4 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
4 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
4 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 1 Thảo luận | Báo cáo