Trước khi động phòng, hoàng đế - hoàng hậu phải ăn món ngày nay không ai muốn ăn
3 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
Trong suốt chiều dài lịch sử Việt Nam, chỉ có chuyện hậu thế chưa biết, chứ không có chuyện không thể xảy ra. 4000 năm dựng nước giữ nước, có người trở thành anh hùng lưu danh ngàn đời, có người ôm nỗi bi ai nước mất nhà tan. Nhưng suy cho cùng, tất cả đều là 1 phần của thời đại, trở thành giai thoại tồn tại trong sự thịnh suy của đất nước.
Có thể nói, hiếm có một nhân vật lịch sử nào có cuộc đời sóng gió như bà Lý Chiêu Hoàng: Từ Hoàng đế trở thành Hoàng hậu, từ Hoàng hậu trở thành Công chúa chỉ vỏn vẹn trong mấy năm.
Lý Chiêu Hoàng còn gọi là Lý Phế hậu hay Chiêu Thánh hoàng hậu, vị Hoàng đế thứ 9 và cuối cùng của triều đại nhà Lý từ năm 1224 đến năm 1225. Trong lịch sử Việt Nam, bà là vị Nữ hoàng đầu tiên và duy nhất, đặc biệt hơn là được chính Phụ hoàng Lý Huệ Tông ra chỉ truyền ngôi, dù bên trong là sự sắp đặt đầy cưỡng ép của Điện tiền chỉ huy sứ Trần Thủ Độ, hiện đang nắm quyền lực trong triều.
Từ Hoàng đế, Lý Chiêu Hoàng trở thành Chiêu Thánh Hoàng hậu
Năm 1225, dưới sự dàn xếp của Trần Thủ Độ, Lý Chiêu Hoàng nhường ngôi cho chồng là Trần Cảnh - cháu của Trần Thủ Độ - chấm dứt thời gian cai trị của nhà Lý và lịch sử bước sang trang mới. Từ Hoàng đế, Phật Kim trở thành Chiêu Thánh Hoàng hậu - vợ của Trần Cảnh - Trần Thái Tông.
Về việc nhường ngôi cho chồng, Đại Việt sử kí có ghi chép:
Một hôm, Cảnh lúc ấy mới lên 8 tuổi, phải giữ việc bưng nước rửa, nhân thế vào hầu bên trong. Chiêu Hoàng trông thấy làm ưa, mỗi khi chơi đêm cho gọi Cảnh đến cùng chơi, thấy Cảnh ở chỗ tối thì thân đến trêu chọc, hoặc nắm lấy tóc, hoặc đứng lên bóng.
Có một hôm, Cảnh bưng chậu nước hầu, Lý Chiêu Hoàng rửa mặt lấy tay vốc nước té ướt cả mặt Cảnh rồi cười trêu, đến khi Cảnh bưng khăn trầu thì lấy khăn ném cho Cảnh. Cảnh không dám nói gì, về nói ngầm với Thủ Độ.
Thủ Độ nói:
"Nếu thực như thế thì họ ta thành hoàng tộc hay bị diệt tộc đây?".
Lại một hôm, Chiêu Hoàng lại lấy khăn trầu ném cho Cảnh, Cảnh lạy rồi nói:
"Bệ hạ có tha tội cho thần không? Thần xin vâng mệnh".
Chiêu Hoàng cười và nói:
"Tha tội cho ngươi. Nay ngươi đã biết nói khôn đó".
Cảnh lại về nói với Thủ Độ. Thủ Độ sợ việc tiết lộ thì bị giết cả, bấy giờ mới tự đem gia thuộc thân thích vào trong cung cấm. Thủ Độ đóng cửa thành và các cửa cung, sai người coi giữ, các quan vào chầu không được vào. Thủ Độ loan báo rằng:
"Bệ hạ đã có chồng rồi".
Bảy tuổi, làm sao có ái tình nam nữ? Có chăng chỉ là sự gần gũi và ngây thơ giữa 2 đứa trẻ. Chỉ vì sự trong sáng của trẻ thơ mà những người lớn kia đã biến nó thành một âm mưu chính trị - một cách chuyển giao êm thấm và khôn khéo.
Theo Đại Việt sử ký toàn thư, Lý Chiêu Hoàng lên ngôi vào tháng 6 năm Ất Dậu (năm 1225) và nhường ngôi cho chồng là Trần Cảnh vào tháng 11, chỉ vỏn vẹn gần nửa năm trên ngai vàng.
Sau khi nhường ngôi, Lý Chiêu Hoàng được phong làm Hoàng hậu, trở thành vị Hoàng hậu trẻ tuổi nhất trong lịch sử - Lý Thiên Hinh, vì khi đó bà mới 7 tuổi. Bà chung sống với Thái Tông hoàng đế hơn 10 năm, tình cảm khá sâu sắc, được Thái Tông rất yêu thương và kính trọng.
Số phận bi đát: Con trai đầu lòng mất, từ Hoàng hậu bị giáng xuống thành Công chúa
12 năm - từ ngây thơ vụng dại đến tình yêu sâu sắc. Trần Cảnh và Lý Chiêu Hoàng - Cả 2 đều là con cờ trong tay Trần Thủ Độ. Năm 14 tuổi, Chiêu Thánh sinh cho Thái Tông một hoàng tử nhưng không may chết yểu. Từ đó về sau Chiêu Thánh đau ốm liên miên, không thể sinh đẻ gì. Tuy vậy nhưng sử sách viết Trần Thái Tông vẫn một mực yêu thương bà. Nhưng sóng gió lại ập đến, lần này người gây ra cho họ bất hạnh không ai khác là Trần Thủ Độ và Trần Thị Dung - mẹ ruột của Chiêu Thánh.
Linh từ quốc mẫu Trần Thị Dung là vợ của Lý Huệ Tông, tên thật là Trần Thị Ngừ, hoàng hậu cuối cùng của triều Lý nhưng lại là em họ hàng xa với Trần Thủ Độ. Sau khi Chiêu Hoàng nhường ngôi cho Trần Cảnh, bà lấy Trần Thủ Độ, trở thành Công chúa Thiên Cực.
Năm Đinh Dậu, Thiên Ứng Chính Bình thứ 6 (1237), Thái sư Trần Thủ Độ cùng Thiên Cực công chúa lo sợ huyết thống hoàng gia bị đứt đoạn, nên ép Thái Tông phải bỏ Lý Thiên Hinh để lấy chị dâu là Thuận Thiên công chúa đang có thai 3 tháng. Thái Tông hoàng đế phản đối, đang đêm trốn khỏi kinh thành để lên gặp sư Phù Vân ở Yên Tử nương nhờ. Thái sư vừa dỗ vừa gây sức ép, cuối cùng hoàng đế cũng phải chịu nghe theo.
Thuận Thiên công chúa được lập làm Hoàng hậu thay thế. Lý Thiên Hinh bị giáng làm Chiêu Thánh công chúa, lúc đó bà mới 20 tuổi.
Lịch sử chép về Chiêu Thánh Công Chúa không nhiều, dường như bà hoàn toàn bị lãng quên đến chết nếu không có sự kiện tiếp theo xảy ra:
Năm 1258, sau kháng chiến chống quân Mông Nguyên lần thứ nhất, vua Trần Thái Tông lại đem Chiêu Thánh gả cho Lê Phụ Trần (vốn tên là Lê Tần). Theo đánh giá, việc mang vợ gả cho bầy tôi một là lý do ban thưởng, 2 là muốn hoàng thất hoàn toàn không còn hậu thế tiền triều để tránh những biến cố sau này.
Cái chết đầy bí ẩn
Đầu năm Mậu Dần, niên hiệu Bảo Phù thứ 6 (1278), tháng 3, Chiêu Thánh công chúa qua đời, thọ 61 tuổi. Bà qua đời sau gần 1 năm tròn so với Trần Thái Tông (qua đời năm 1277).
Tương truyền, bà về thăm quê Cổ Pháp (Bắc Ninh) thì qua đời tại đó, tóc bà vẫn đen nhánh, môi vẫn đỏ như son, má vẫn tươi như hoa đào. Bà được táng ở bìa rừng Báng, phía tây Thọ Lăng Thiên Đức. Bà được người đời sau lập đền thờ, gọi là Long miếu (đền Rồng). Sở dĩ Chiêu Hoàng không được thờ chung tại đền Đô mà phải thờ riêng vì bà là người bị xem là có tội với dòng họ Lý khi để mất nhà Lý.
Sách Việt sử tiêu án có chép lại thuyết dân gian rằng bà đã nhảy hồ tự sát. Nguyên văn: "Bà Chiêu Thánh mất. Bà đã bị giáng là Công chúa, rồi gả cho Phụ Trần, khi ấy mất đã 61 tuổi. Hiện nay ở tỉnh Bắc Giang, có đầm Minh Châu, giữa đầm có phiến đá to, người ta truyền lại rằng: Bà Chiêu Thánh cắp hòn đá nhảy xuống đầm mà chết, trên bờ đầm có miếu Chiêu Hoàng. Đó là thổ dân nơi đó bênh vực hồi mộ cho bà Chiêu Hoàng mà đặt ra thuyết ấy."
Đền thờ của bà hiện nay tại Đình Bảng, thị xã Từ Sơn, (tỉnh Bắc Ninh), còn gọi là Đền Rồng. Tháng 1 năm 2009, đền được nhà nước Việt Nam công nhận là di tích lịch sử cấp tỉnh.
Từ khi sinh ra cho đến khi từ biệt cõi đời, với bao biến cố đã khiến Lý Chiêu Hoàng trở thành một người có số phận lạ lùng nhất trong lịch sử phong kiến Việt Nam với 7 lần ở những danh vị khác nhau: Công chúa triều Lý, Hoàng Thái tử nhà Lý, Nữ Hoàng đế nhà Lý, Hoàng hậu nhà Trần, Công chúa nhà Trần, Sư cô (thời Trần) và Phu nhân tướng quân nhà Trần.
Nhà thơ Tản Đà có bài thơ Vịnh Lý Chiêu Hoàng như sau:
"Quả núi Tiên Sơn có nhớ công
Mà em đem nước để theo chồng
Ấy ai khôn khéo tài dan díu
Những chuyện hoa tình có biết không?
Một gốc mận già thôi cũng phải
Hai trăm năm lẻ thế là xong
Hỏi thăm sư cụ chùa Chân Giáo
Khách khứa nhà ai áo mũ đông".
Hoàng hậu Ngọc Hân tình ngắn với Nguyễn Huệ là ai? Đình Như23:47:04 15/08/2024Theo sách Đại Nam chính biên liệt truyện , sau ngày đại thắng quân Thanh xâm lược, vua Quang Trung trở về Phú Xuân và đã tiến phong công chúa Ngọc Hân làm Bắc Cung Hoàng hậu.
3 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
5 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
4 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
5 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
4 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
4 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
7 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 0 Thảo luận | Báo cáo