Vụ Lương Hải Như mất tích: Luật sư tiết lộ quá trình mới, phân tích tâm lý nghi phạm
5 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
Là người từng tham gia bào chữa nhiều vụ án mang tính chất nghiêm trọng. Luật sư Nguyễn Anh Thơm cho rằng cần phải có chế tài đủ sức nặng để răn đe những người sử dụng rượu bia khi tham gia giao thông.
Như đã thông tin, 23h32 ngày 02.06, Tài xế Nguyễn Đức Thịnh (35 tuổi, ở đường Đào Sư Tích, thành phố Bắc Giang điều khiển xe ô tô tốc độ cao trong tình trạng say xỉn, làm 3 người trong gia đình tử vong tại chỗ. Các nạn nhân gồm ông Nguyễn Mạnh H. (48 tuổi), vợ là bà Dương Thị Q. (44 tuổi) và con gái là cháu Nguyễn Thùy D. (13 tuổi, đều ở phường Thọ Xương, thành phố Bắc Giang). Được biết, cả nhà vừa đi thăm con trai lớn đang thực tập ở Hà Nội và đang trên đường trở về nhà.
Sáng ngày 03/06, tang lễ của 3 nạn nhân xấu số được diễn ra tại phường Thọ Xương (TP Bắc Giang). Hàng xóm, người thân... không thể kìm nước mắt trước sự ra đi đột ngột này. Đặc biệt, khoảnh khắc con trai nạn nhân đứng thẫn thờ, đau buồn vì cùng 1 lúc mất đi bố mẹ và em gái khiến dư luận xót xa. Chia sẻ trên báo VOV, em trai nạn nhân bày tỏ bức xúc vì đến thời điểm hiện tại vẫn chưa thấy gia đình vị cán bộ gây tai nạn đến thăm hỏi và chia buồn
"Gia đình tôi rất bức xúc với tài xế đã uống rượu mà vẫn điều khiển xe rồi gây tai nạn nghiêm trọng. Đề nghị cơ quan chức năng xem xét giải quyết đúng thẩm quyền theo quy định của pháp luật. Cháu trai tôi còn đang đi học không biết tương lai sẽ như thế nào khi bố, mẹ, em gái đều ra đi mãi mãi"- anh Phong nói
Sáng 4/6, làm việc với Công an TP Bắc Giang. Tài xế điều khiển xe Audi gây tai nạn nói lời hối hận sau khi gây ra tai nạn thương tâm. Tuy nhiên, mọi lời nói bây giờ đều không thể xoa dịu được nỗi đau trong lòng người nhà nạn nhân. "Tôi thực sự hối hận và mong mọi người từ vụ việc của mình hãy làm chủ tay lái và không sử dụng rượu bia khi lái xe", nam tài xế nói.
Phó Chủ tịch chuyên trách Ủy ban An toàn giao thông quốc gia Khuất Việt Hùng đã có buổi làm việc với các cơ quan chức năng tỉnh Bắc Giang chiều 3-6 về vụ tai nạn giao thông đặc biệt nghiêm trọng. Ông lưu ý trong sự việc này, người gây tai nạn công tác trong ngành GTVT nên càng phải xử lý nghiêm khắc, và đề nghị Công an TP Bắc Giang khẩn trương điều tra, coi đây là án điểm về vi phạm pháp luật giao thông đường bộ.
Là người từng tham gia bào chữa nhiều vụ án mang tính chất nghiêm trọng. Luật sư Nguyễn Anh Thơm mới đây đã có những chia sẻ dựa trên phương diện pháp lý. Luật sư cho rằng cần phải có chế tài đủ sức nặng để răn đe những người sử dụng rượu bia khi tham gia giao thông. Thậm chí, có thể suy xét đến khung chịu trách nhiệm về tội Giết người theo Điều 123 Bộ luật hình sự.
QUAN ĐIỂM CỦA LUẬT SƯ THƠM.
Hành vi sử dụng rượu bia hoặc chất kích thích khác khi điều khiển ô tô gây hậu quả nghiêm trọng cần phải tăng chế tài đủ sức răn đe, phòng ngừa ngay từ ban đầu chứ không để hậu quả xảy ra rồi mới xử lý.
Thời gian qua, trên cả nước xảy ra rất nhiều vụ tai nạn giao thông gây hậu quả nghiêm trọng chủ yếu là do ý thức chấp hành luật giao thông đường bộ của còn kém, coi thường tính mạng bản thân và người khác, trong đó có nguyên nhân do người lái xe sử dụng rượu bia, ma túy hay chất kích thích khác gây ra gây phẫn nộ trong dư luận xã hội, đòi hỏi phải có chế tài xử lý nghiêm minh mới có tác dụng răn đe và phòng ngừa tội phạm.
Theo quy định hiện hành, việc xử lý lái xe ô tô sử dụng rượu bia hoặc chất kích thích khác gây hậu quả nghiêm trọng được xếp vào nhóm tội xâm phạm trật tự an toàn giao thông với lỗi vô ý (Điều 260 Bộ luật hình sự). Do đó, hình phạt cao nhất của nhóm tội phạm này cao nhất không quá 15 năm nên chế tài xử lý hình sự này chưa đủ sức răn đe, phòng ngừa. Đặc biệt, loại tội phạm này đang có xu hướng gia tăng gây lo lắng và bức xúc cho người dân khi tham gia giao thông.
Sử dụng rượu bia, chất kích thích khi điều khiển ô tô là nguồn nguy hiểm cao độ là hành vi coi thường pháp luật, bất chấp tính mạng, tài sản của người khác.
Pháp luật buộc công dân phải nhận thức được khi đưa vào cơ thể mình rượu bia hay chất kích thích mà điều khiển phương tiện tham gia giao thông là hành vi nguy hiểm cho xã hội, dẫn tới mất kiểm soát khả năng nhận thức và điều khiển hành vi, thấy trước được hậu quả có thể xảy ra, tuy không mong muốn nhưng có ý thức bỏ mặc hậu quả. Trong trường hợp này, lỗi của người vi phạm thuộc lỗi cố ý gián tiếp theo Khoản 2 Điều 10 Bộ luật Hình sự năm 2015. Do đó, hậu quả xảy ra đến đâu thì người điều khiển phương tiện phải chịu trách nhiệm đến đó. Nếu chết người sẽ phải chịu trách nhiệm về tội Giết người theo Điều 123 Bộ luật hình sự hoặc hậu quả gây thương tích từ 11% trở lên thì phải chịu trách nhiệm về tội Cố ý gây thương tích theo Điều 134 Bộ luật hình sự là có căn cứ, đúng quy định của pháp luật.
Vụ nam sinh lớp 8 bị tác động ra đi: Bố và em thủ phạm là đồng phạm? Hoàng Anh14:35:04 15/08/2024Liên quan đến vụ nam sinh lớp 8 bị tác động vật lý mất sự sống, ngày 14/8, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an quận Long Biên (Hà Nội) đã ban hành kết luận điều tra vụ việc này.
5 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
4 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
4 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
5 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
16 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
4 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
9 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
5 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
4 | 0 Thảo luận | Báo cáo