Vụ Trương Mỹ Lan: Bị so sánh với Tăng Minh Phụng - EPCO, trùng hợp bất ngờ
3 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
Nhắc đến vụ án Epco - Minh Phụng, nhiều người không thể quên hai nhân vật chính Tăng Minh Phụng (Giám đốc Công ty may Minh Phụng) và Liên Khui Thìn (Giám đốc Công ty Epco).
Ngược dòng thời gian, vào năm 1981, Liên Khui Thìn nhận nhiệm vụ ở tổ hợp chế biến mực xuất khẩu quận 3, sau này đổi tên thành Công ty TNHH sản xuất, thương mại, dịch vụ xuất khẩu quận 3 (gọi tắt là Epco).
Để nắm vững đầu vào, Liên Khui Thìn tổ chức một mạng lưới thu mua mực tươi trải dọc từ các tỉnh duyên hải miền Trung như Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên... đến tận mũi Cà Mau.
Khi Epco đang trên đà thành công thì "ngày định mệnh" 24/3/1997 ập đến, Liên Khui Thìn cùng người bạn liên doanh làm ăn là Tăng Minh Phụng đã phải tra tay vào còng và bị kết án cao nhất với tội danh lừa, lạm dụng chiếm đoạt tài sản...
Ông chia sẻ đó những ngày tháng "u ám" nhất của đời mình.
Liên Khui Thìn cho biết, khoảng thời gian đầu ở trại giam Chí Hòa để đợi thi hành án thật sự khủng khiếp.
Ngày 8/9/2003, cửa buồng giam mở. Liên Khui Thìn tưởng rằng giờ phán quyết đã đến, nhưng ông kịp thở phào khi nghe quyết định ân xá của Chủ tịch nước.
Vào đầu năm 2008, Liên Khui Thìn đã được xét giảm án từ chung thân xuống còn 20 năm. Sau khi thụ án được 12 năm, ngày 2/9/2009, ông được tuyên đặc xá, trở về tái hòa nhập cộng đồng.
Kiện đòi lại tài sản
Gần 30 năm trước, ông Thìn và bà Nguyễn Thị Tuyết Mai cùng thành lập Công ty TNHH Sản xuất Thương mại Tây Sơn với vốn điều lệ là 3 tỷ đồng. Trong đó mỗi bên góp vốn 50%, ông Thìn làm Chủ tịch Hội đồng thành viên còn bà Mai là Giám đốc công ty. Một năm sau, ông Thìn bị bắt trong vụ án Epco.
Sau khi ra tù, ông Thìn cho rằng, trong thời gian mình chấp hành án, bà Mai đã chuyển toàn bộ vốn và tài sản của Công ty Tây Sơn cho ông Phạm Minh Đạo, Phạm Nguyễn Minh Đức (chồng và con bà Mai) và ông Đỗ Thế Minh (em bà Mai) mà không hỏi ý kiến của ông. Ông nhiều lần liên lạc bà Mai và người thân của bà để giải quyết nhưng họ không hợp tác.
Hồi tháng 9/2018, ông Thìn khởi kiện chồng con bà Mai ra TAND TP HCM, yêu cầu tuyên hủy giao dịch gian dối, phục hồi quyền sở hữu 50% tài sản và vốn góp của mình trong Công ty Tây Sơn. Ngoài ra, ông Thìn cũng đề nghị tòa tuyên vô hiệu các giao dịch chuyển nhượng vốn góp giữa những người này, hủy các Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp từ lần 1 đến lần 8 của Công ty Tây Sơn.
Phía bị đơn (do ông Đức đại diện) không đồng ý với yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn. Họ cho rằng toàn bộ giao dịch chuyển nhượng vốn của Công ty Tây Sơn cho bị đơn là hợp pháp do ông Thìn không còn là thành viên của công ty.
Hồi tháng 5/2020, TAND TP HCM đã xử sơ thẩm tuyên chấp nhận toàn bộ yêu cầu khởi kiện của ông Thìn, tuyên bố các giao dịch chuyển nhượng góp vốn giữa bà Mai với ông Đức, ông Đạo là vô hiệu. Tòa cũng tuyên hủy các giấy thay đổi đăng ký kinh doanh của Công ty Tây Sơn từ năm 2000 đến 2016.
Theo HĐXX, ông Thìn góp vốn 50% với bà Mai để thành lập công ty. Việc bà Mai chuyển nhượng phần vốn góp của mình trong công ty cho ông Minh (người chưa phải là thành viên công ty) trước khi thay đổi đăng ký kinh doanh, giảm vốn điều lệ, cũng như thay đổi, xóa tên thành viên mà chưa có ý kiến của ông Thìn... là vi phạm Luật Doanh nghiệp, xâm phạm quyền lợi của ông Thìn. Tương tự, các giao dịch chuyển nhượng phần vốn góp giữa ông Minh, bà Mai cho chồng con bà này và thay đổi thành viên công ty đều vi phạm pháp luật.
Không đồng ý với phán quyết này, phía bị đơn kháng cáo.
Tháng 6/2022, TAND Cấp cao tại TP HCM xử phúc thẩm tuyên bác yêu cầu khởi kiện của ông Liên Khui Thìn, chấp nhận kháng cáo của bị đơn Phạm Minh Đạo, Phạm Nguyễn Minh Đức - không đồng ý trả 50% tài sản góp vốn của nguyên đơn tại Công ty TNHH Sản xuất Thương mại Tây Sơn.
Theo tòa phúc thẩm, sau khi ông Thìn bị bắt, bà Mai đã làm đơn gửi TAND TP HCM về việc xử lý phần vốn góp của ông Thìn tại Công ty Tây Sơn. Tòa sau đó đã có Công văn 123 (ngày 22/8/2000) giải thích phần xử lý vốn góp của ông Thìn trong vốn điều lệ của Công ty Tây Sơn không còn, thành viên khác được phép đăng ký kinh doanh lại để kinh doanh. Việc tòa sơ thẩm cho rằng "khi bà Mai chuyển phần vốn góp của mình cho thành viên khác phải có ý kiến của ông Thìn" là không có cơ sở, bởi thời điểm này ông Thìn đang chấp hành án.
Hồi tháng 8 năm ngoái, ông Thìn đã làm đơn đề nghị Chánh án TAND Tối cao kháng nghị giám đốc thẩm vụ án.
Chánh án TAND tối cao cho rằng, ông Thìn khởi kiện yêu cầu hủy các giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp của Công ty Tây Sơn nhưng tòa án hai cấp không đưa công ty vào tham gia tố tụng với tư cách người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là thiếu sót, vi phạm tố tụng.
Hồ sơ vụ án không có tài liệu, chứng cứ về việc ông Thìn chuyển nhượng tòan bộ phần vốn góp cho bà Mai hay việc Công ty Tây Sơn mua lại toàn bộ phần vốn góp của ông Thìn cũng như về việc giảm vốn điều lệ của công ty theo quy định của Luật Doanh nghiệp năm 1999.
Trong quá trình giải quyết vụ án, bị đơn và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan cho rằng ông Thìn không còn là thành viên Công ty Tây Sơn kể từ ngày TAND TP HCM ra công văn 123 (giải thích về bản án tuyên ông Thìn tử hình) cho rằng ông Thìn không còn tài sản trong công ty. Tuy nhiên, Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 1988 không có quy định về giải thích, đính chính, sửa chữa bản án, quyết định. Đồng thời, công văn này không phải là căn cứ để xác định ông Thìn không còn phần vốn góp ở Công ty Tây Sơn (như tòa án cấp sơ thẩm nhận định và kết luận là có căn cứ).
Ngoài ra, tòa sơ thẩm và phúc thẩm đều không thu thập bản án hình sự sơ thẩm và phúc thẩm vụ án Minh Phụng - Epco để làm rõ ông Liên Khui Thìn có chiếm đoạt tiền của Công ty TNHH EPCO hoặc tiền của tổ chức tín dụng để góp vốn vào Công ty Tây Sơn hay không; các bản án này có xử lý phần vốn góp của ông Thìn tại Công ty Tây Sơn hay không; xem xét, quy định của pháp luật về việc thành viên Công ty TNHH bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc đang phải chấp hành hình phạt tù thì có mất quyền sở hữu vốn góp hay không...
Bởi các lẽ trên, TAND Tối cao đề nghị hủy án, xét xử lại từ đầu.
Justin Sun: Tỷ phú bỏ gần 160 tỷ mua quả chuối dán tường là ai? Keng17:44:32 25/11/2024Justin Sun là nhà sáng lập tiền điện tử TRON. Anh nổi tiếng trong giới nghệ thuật là 1 nhà sưu tầm chịu chi. Tỷ phú gốc Trung Quốc được đánh giá có ảnh hưởng lớn trong ngành công nghiệp tiền điện tử, mặc dù sự nghiệp của anh gây nhiều tranh cãi.
3 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
4 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
10 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
4 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
4 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
4 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
4 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 1 Thảo luận | Báo cáo