Huy Lova: Người đàn ông sở hữu giọng nói có thể "hớp hồn" bất kỳ ai?
1 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
Lê Viết Quốc là nhà nghiên cứu đã viết ra thuật toán Transformer đã được cả Google và Chat GPT sử dụng. Anh từng được vinh danh là một trong 35 nhà phát minh dưới 35 tuổi xuất sắc nhất thế giới năm 2014, với phần mềm nhận dạng hình ảnh và giọng nói.
Lê Viết Quốc sinh năm 1982 ở Hương Thủy (tỉnh Thừa Thiên-Huế), anh từng lớn lên vào thời kỳ mà quê hương không có điện để dùng, nhưng tinh thần hiếu học của chàng trai trẻ không vì thế mà mai một đi. Anh thường xuyên lên thư viện gần nhà để đọc sách và nghiên cứu, ôm mộng ngày nào đó sẽ có được những phát minh của mình.
Khi Lê Viết Quốc, người Việt Nam đầu tiên được xướng tên trong TOP những nhà phát minh trẻ hàng đầu thế giới, các thầy cô trường Chuyên Quốc học Huế không quá bất ngờ trước thành tựu Quốc đạt được. Họ vẫn nhớ cậu học trò nghèo chuyên toán, đến từ nông thôn nhưng luôn tràn đầy nghị lực và đam mê học tập.
Quốc kể, nơi mình sống suốt thời thơ ấu, một làng quê nghèo của huyện Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên - Huế thậm chí không có điện. Khi đó, thư viện nhỏ gần nhà là cả một thiên đường đối với cậu bé.
Hàng ngày, Quốc vùi đầu trong thư viện, ngấu nghiến đọc các cuốn sách về những phát minh vĩ đại và mơ mộng một ngày nào đó, mình cũng sẽ có tên trong danh sách ấy.
Năm 14 tuổi, Quốc quyết định rằng, phát minh hữu ích nhất cho nhân loại có lẽ là một cái máy đủ thông minh để có thể tự theo đuổi và cho ra các sáng chế - một ý tưởng cho đến giờ vẫn còn là một giấc mơ.
Nhưng chính ước mơ cháy bỏng của tuổi thơ đó đã đưa Quốc đến với con đường trở thành một người tiên phong nghiên cứu và phát triển trí tuệ nhân tạo, để tạo ra những phần mềm giúp hiểu về thế giới hơn cách mà con người đang làm.
Nhờ trí thông minh bẩm sinh và tố chất khoa học, sau khi tốt nghiệp trường chuyên Quốc học Huế Quốc tiếp tục học Đại học Quốc gia Australia (Úc), được chuyển qua làm nghiên cứu sinh Tiến sĩ tại Đại học Stanford (Mỹ) về trí tuệ nhân tạo. Trong quá trình học tập và nghiên cứu tại đây. Quốc đã thực hiện một số nghiên cứu về lĩnh vực Học sâu không giám sát (Unsupervised Deep learning).
Quốc là một trong số những người đồng sáng lập Google Brain vào năm 2011 cùng với cố vấn Tiến sĩ Andrew Ng, nghiên cứu sinh Google Jeff Dean và nhà nghiên cứu tại Google Greg Corrado. Google Brain là dự án khai phá về Học sâu dựa trên khối lượng dữ liệu khổng lồ của Google.
Năm 2013, Quốc chính thức đầu quân cho Google với tư cách là một nhà nghiên cứu. Khởi đầu vô cùng ấn tượng với những thành tích trong lĩnh vực dịch máy của gã khổng lồ. Quốc chia sẻ rằng bản thân mình đã phải tìm hiểu rất cẩn thận về phương pháp học sâu. Anh cũng là người đề xuất trình tự chuỗi (Seq2seq) với nhà nghiên cứu Google Ilya Sutskever và Oriol Vinyals.
Ẩn sau dáng người mảnh dẻ cùng cặp kính cận là một bộ não thiên tài. Anh góp phần kiến tạo nên cuộc cách mạng trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo trên toàn thế giới. Mơ ước thầm lặng cùng với sự miệt mài đã giúp Quốc giành được học bổng toàn phần. Cũng chính từ giai đoạn này, anh dần trở thành cái tên "đáng gờm" trong giới khoa học trí tuệ nhân tạo. Anh giành không ít giải tại các hội nghị quốc tế. Các nghiên cứu của anh được vinh danh trên tờ New York Times danh giá...
Ở đế chế Google, Lê Viết Quốc được giao trọng trách quản lý dự án của Google Brain, phụ trách một nhóm nghiên cứu khoảng 25 người.
Như tên gọi, Google Brain đúng là "bộ não của Google", bộ phận chịu trách nhiệm nghiên cứu khoảng 5-6 dự án có tính cách mạng trong lĩnh vực công nghệ tiên tiến nhất của nhân loại hiện nay. Nhóm của Quốc tập trung vào việc phát triển và hoàn thiện công nghệ nhận dạng giọng nói, hình ảnh và dịch thuật.
Cách đây mười năm, khi một cuốn sách đưa ra dự báo 50 năm nữa loài người sẽ có máy tính nhận dạng hình ảnh tốt như mắt người. Thời điểm đó thông tin này gây sốt, nhưng chỉ 10 năm sau đã xuất hiện máy tính nhận dạng được hình ảnh.
Năm 2014, anh được vinh danh trong Top 35 nhà phát minh xuất sắc top đầu thế giới. Với thành tựu là phần mềm nhận dạng hình ảnh và giọng nói. Đáng chú ý, anh là người phát triển thành công thuật toán xử lý ngôn ngữ tự nhiên có tên là seq2seq . Đây là tiền thân của thuật toán Transformer. Dựa trên thuật toán này, OpenAI đã nghiên cứu và cho ra mắt chatbot AI có tên gọi GPT-1. Nó là đời đầu của "cơn sốt" ChatGPT đang làm mưa làm gió thời gian qua.
Đến năm 2016, máy đã vượt ra khả năng nhận diện hình ảnh của con người. Một vấn đề khoa học tưởng chừng như khó khăn nhất nhưng đã có bước phát triển vượt bậc.
Tiếp đến là mảng dịch thuật, nhận diện giọng nói, trong đó Google Translate (công cụ dịch của Google) được xem là sản phẩm tiện ích khó tin cho người dùng. Sản phẩm bắt đầu từ những việc tưởng chừng như không thể, từ chỗ người nói 10 từ máy nhận diện sai hai từ, sau khoảng 8 đến 10 năm, mười từ người nói, Google chỉ sai nửa từ.
Những tiến bộ công nghệ khó tin này có một phần đóng góp đáng kể của Lê Viết Quốc, nhà khoa học trẻ người Việt.
Lê Viết Quốc là thành viên trong Hội đồng Tín thác của trường ĐH Fulbright Việt Nam. Hội đồng quy tụ những chuyên gia, học giả, nhà khoa học, doanh nhân uy tín. Anh tham gia các cuộc thảo luận xây dựng chương trình đào tạo kỹ sư khoa học máy tính. Kỳ vọng của anh là xây dựng được một chương trình đào tạo chất lượng. Ứng dụng những sáng tạo mới top đầu của thế giới trong quá trình giảng dạy, học tập.
Bất chấp guồng quay công việc vô cùng bận rộn tại Mỹ, anh cho hay: "Mỗi lần trở về thấy đất nước lại phát triển thêm một chút, mình cũng muốn đóng góp một chút gì đó. Mình tin là, Việt Nam muốn phát triển thì trước tiên phải có ít nhất một trường đại học tốt. Khi đó mới có con người giỏi để đóng góp cho sự phát triển của đất nước. Những người ở Fulbright khiến mình cảm nhận được tâm huyết, muốn góp phần thay đổi tích cực hệ thống giáo dục này. Vì thế, mình mong muốn được góp sức mình trong sứ mệnh đó".
1 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
4 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
4 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
0 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
4 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
4 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
4 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 1 Thảo luận | Báo cáo