Vụ thầy giáo Bình Dương quấy rối: Rúng động chi tiết nữ sinh lớp 6, lộ tin nhắn
1 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
Với sự cố gắng, không ngừng nỗ lực vươn lên, phấn đấu học tập và rèn luyện, cô giáo không tay Lê Thị Thắm đã chính thức nhận quyết định tuyển dụng vào viên chức ngành giáo dục và đào tạo huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa từ ngày 1/8/2023.
Chiều 28/7, tại Trường Tiểu học và THCS Đông Thịnh (huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa), Đồng chí Đỗ Minh Tuấn, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa đã trao quyết định tuyển dụng viên chức cho cô Lê Thị Thắm vào ngành giáo dục và đào tạo huyện Đông Sơn, bắt đầu từ ngày 1/8/2023.
Trước nghị lực phi thường của cô, tại Lễ kỷ niệm 75 năm ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh ra Lời kêu gọi Thi đua ái quốc và biểu dương các điển hình tiên tiến trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh của tỉnh Thanh Hóa, "cô giáo không tay" Lê Thị Thắm, một trong các điển hình tiên tiến, đã được ông Đỗ Trọng Hưng, Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa chỉ đạo các đơn vị liên quan tuyển dụng đặc cách và bố trí công tác cho cô giáo Lê Thị Thắm ngay trong năm học mới 2023 - 2024.
Phát biểu tại lễ trao quyết định, Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa Đỗ Minh Tuấn chúc mừng cô Thắm chính thức trở thành giáo viên ngành giáo dục và đào tạo Thanh Hóa và mong muốn cô giáo Thắm tiếp tục nỗ lực vượt khó, trau dồi kiến thức, kinh nghiệm để tận tâm cống hiến trong môi trường giáo dục.
Trước đó trên mạng xã hội lan truyền câu chuyện nghị lực của cô Thắm đã khiến nhiều người không khỏi ngưỡng mộ.
Thắm sống trong ngôi nhà cấp bốn nằm cuối con ngõ nhỏ ở thôn Đoàn Kết, xã Đông Thịnh, huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa. Cô là chị cả, em trai năm nay 19 tuổi. Cô gái bé nhỏ gây ấn tượng ngay lần gặp đầu bởi nụ cười tự tin và ánh mắt trong trẻo. Dù 24 tuổi nhưng Thắm chỉ cao 1m4, nặng chưa đầy 30kg. Mọi người vẫn hay gọi cô với nickname quen thuộc là "chim cánh cụt".
Thắm lớn lên trong vòng tay yêu thương của bố mẹ và người thân. Năm 4 tuổi, do gia đình quá khó khăn, người bố tần tảo không thể một mình gánh vác gia đình, tiền thuốc men cho Thắm, nên bà Tình đành đưa con đi gửi nhà trẻ để đi làm thuê.
Cũng từ đây, cô gái tí hon chứng minh nghị lực phi thường khiến ai cũng ngưỡng mộ. Thấy bạn học có bút viết và vở, Thắm cũng đòi mẹ mua, nhưng không dùng tay viết được nên em dùng chân vẽ những đường nguệch ngoạc. Mới tập viết chữ, đôi chân gắp bút nhiều quá nên sưng tấy, cả đêm không ngủ. Nhiều khi đau quá, Thắm quẳng bút ngồi khóc, nhưng một lúc sau lại nhặt bút và tiếp tục luyện viết.
Cô gái trẻ nhớ như in câu nói của mẹ tạo động lực cho mình tiến lên đến hôm nay. "Con phải cố gắng hơn nữa, người bình thường cố gắng một thì con phải cố gắng gấp 20 lần. Trên đời này còn rất nhiều người thiệt thòi hơn mình, con phải cố gắng để trở thành người có ích cho xã hội".
"Mẹ cũng là cô giáo thứ hai, ngoài giúp đỡ em mọi việc thì mẹ còn đưa ra những lời khuyên tốt nhất để em tốt hơn và phát triển hơn trong tương lai" Thắm nghẹn ngào.
Suốt 12 năm Thắm tới trường cũng là 12 năm bà Tình không quản ngại nắng mưa, chở con đi học trên chiếc xe đạp cà tàng. Cô con gái nhỏ đã chứng minh cho mẹ và mọi người về câu nói "tàn nhưng không phế". 12 năm đèn sách cô Lê Thị Thắm đều đạt danh hiệu học sinh giỏi và hàng loạt giải xuất sắc ở cuộc thi viết chữ đẹp, thi vẽ toàn tỉnh Thanh Hóa.
Sau khi ra trường, Thắm nghĩ sẽ dạy miễn phí cho trẻ em trong làng một vài buổi, nhưng không ngờ một số phụ huynh gửi con học thêm để nâng cao kiến thức ngày một đông. Thắm quyết định mở lớp dạy thêm tại nhà, rồi xin bố mẹ mua thêm trang thiết bị để thuận tiện cho việc giảng dạy. Cứ thế, lớp học của cô giáo Thắm ngày càng đông học sinh trong làng đến học.
"Ở quê đa số các em học sinh đều có hoàn cảnh khó khăn, bố mẹ làm nông nghiệp. Mở lớp học thêm, em luôn tâm niệm giúp đỡ các em nhỏ là chính, giúp đỡ các em trong việc học.
Ngày xưa đi học em cũng được thầy cô, bạn bè giúp đỡ rất nhiều, bây giờ mình phải chia sẻ lại, cũng là một cách em cảm ơn những người trước đây từng giúp đỡ mình. Nhiều học sinh khó khăn em không thu học phí", Thắm nói.
Chia sẻ trong một buổi phỏng vấn về châm ngôn sống của bản thân, câu nói của Thắm cũng đã trở thành một trong những câu nói truyền cảm hứng cho các bạn trẻ nói chung và những bạn cùng hoàn cảnh với Thắm nói riêng: "Trước khi mặt trời mọc là khoảng thời gian tăm tối nhất. Bạn của tương lai đừng quên mình ở hiện tại. Cứ đi về phía mặt trời, bóng tối sẽ ngả sau lưng bạn. Bây giờ dù bạn đang đứng ở đâu cũng đừng quên rằng bản thân bạn sẽ luôn tiến về phía trước" Thắm chia sẻ.
Việc tuyển dụng đặc cách và bố trí công tác cho cô giáo Lê Thị Thắm thể hiện tình cảm, sự quan tâm và trách nhiệm của lãnh đạo và xã hội dành cho Thắm cũng như đối với những hoàn cảnh đặc biệt, có sức lan tỏa tốt đẹp trong cộng đồng.
Cô giáo tiểu học viết thư từ chối quà 20/11, 1 hiệu trưởng đưa ý kiến bất ngờ Đông Nguyễn17:39:02 19/11/2024Nhiều thầy cô đã từ chối hoa tươi vào ngày 20/11, thay vào đó mong muốn học trò đạt kết quả cao. Hành động giản dị nhưng ý nghĩa sâu sắc này đã nhanh chóng lan tỏa và nhận được sự ủng hộ của cư dân mạng.
1 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
0 | 2 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 3 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
4 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
4 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
5 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 0 Thảo luận | Báo cáo