Con trai của bà Phương Hằng: Người cờ bạc nợ nần, kẻ bị mẹ tố, từ mặt?
4 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
Một anh chàng Việt Nam nhỏ bé nhưng lại được làm việc trong cơ quan hàng đầu nước Mỹ - NASA khiến mọi người trong và ngoài nước không khỏi chú ý. Chàng trai này có cái tên không lẫn với ai được vì quá lạ và đặc biệt.
Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA) là nơi nghe tưởng chừng rất xa vời, nhưng đã có không ít người Việt Nam có cơ hội đặt chân đến, để lại dấu ấn nơi này. Trong số đó, chàng trai sinh năm 1990, quê Phú Yên - Lê Ngọc Trẫm có lẽ cái người gây chú ý nhất.
Lê Ngọc Trẫm (SN 1990, quê xã Hòa Trị, huyện Phú Hòa, tỉnh Phú Yên) là một trong số ít người Việt được nhận làm nghiên cứu sau tiến sĩ (postdoc) tại Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA). Trẫm nói mình may mắn bởi có rất nhiều người tài giỏi hơn, nhưng bằng nỗ lực chàng trai nghèo quê Phú Yên làm được việc ít ai có thể làm được.
Chàng trai mang cái tên lạ nhất nhì Việt Nam đó sinh ra trong một gia đình bình thường, ba mẹ ly hôn khi cậu chỉ mới 5 tuổi, em gái còn đỏ hỏn 2 tháng tuổi. Trẫm ở với ba, em gái ở với mẹ. Mãi đến năm lớp 2 Trẫm mới được về ở cùng mẹ và em.
Nhớ lời bà ngoại dặn dò: "Bần nông thì chỉ có cách duy nhất là phải học mới thoát nghèo được", từ đó anh chàng học ngày học đêm, mong thay đổi được tương lai. Không phụ lòng gia đình, suốt thời gian đi học, Trẫm học rất giỏi, giành nhiều giải thưởng.
Suốt những năm học phổ thông, Trẫm luôn nổi bật với thành tích học tập. Em ham học hỏi, nhất là những kiến thức về thiên văn, địa lý và nuôi quyết tâm thành người có học vị, ít nhất là thạc sĩ như người cậu thần tượng của mình.
Hết cấp 3, Trẫm chọn ngành sư phạm Vật lý của Đại học Quy Nhơn vì muốn giảm gánh nặng kinh tế cho gia đình. 4 năm đại học, Trẫm luôn là sinh viên giỏi, hai lần được nhà trường chọn tham gia cuộc thi Olympic Vật lý sinh viên toàn quốc, giành được một huy chương bạc và 1 giải khuyến khích. Không chỉ học giỏi, Trẫm còn tích cực tham gia các hoạt động xã hội và phong trào Đoàn - Hội.
Năm 2012, Trẫm về quê làm giáo viên, đồng thời học lên thạc sĩ. Cô giáo, TS Nguyễn Thị Minh Phương khuyên Trẫm nên theo học cao học ngành Vật lý thiên văn tại khoa Vũ trụ và ứng dụng, trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội (USTH).
Nhưng học phí của trường khi ấy là cả vấn đề với cậu học trò nghèo Phú Yên. "Không hiểu vì sao em thấy rất thú vị và bị cuốn hút khi đọc thông tin về trường, có cái gì thôi thúc em phải vào trường học. Thậm chí khi đó em còn chưa mường tượng rõ ràng về nghề đó sẽ thế nào. Em chỉ biết Vật lý thiên văn là một hướng của Vật lý", Trẫm nói.
Thời gian đó cậu bắt đầu tìm hiểu về Vật lý thiên văn và bị cuốn hút bởi nó. Trẫm quyết định theo học cao học về nó ở trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội (USTH).
Thế là từ sinh viên chọn sư phạm vì "được miễn học phí", Trẫm không ngần ngại nộp hồ sơ vào trường có mức học phí cao. " Mẹ nói sẽ hỗ trợ em hết sức, còn em tự tin bản thân sẽ cố gắng học thật tốt để giành học bổng, không mất tiền học phí", Trẫm chia sẻ đó là quyết định đúng đắn, bởi khi vào học em thấy mức học phí cũng xứng đáng với những gì em được học tại trường.
Nhưng rào cản lớn nhất khi đó với Trẫm là tiếng Anh. Anh trở lại quê, vừa tiếp tục đi dạy, vừa học tiếng Anh. Ba tháng sau anh ra Hà Nội phỏng vấn, đạt kết quả tốt, bắt đầu hành trình học cao học.
Lê Ngọc Trẫm (ngoài cùng phải) chụp hình với nhóm bạn yêu Vật lý thiên văn cùng giáo sư nước ngoài
Nhờ thành tích học tập xuất sắc, những suất học bổng tại USTH giúp nam sinh không phải đóng học phí mà còn giúp anh có thêm chút sinh hoạt cùng với tiến của gia đình chu cấp. Khó khăn nên Trẫm biết trân trọng giá trị của đồng tiền.
Cơ hội tiếp xúc với chuyên gia, giáo sư hàng đầu ngành vũ trụ - thiên văn học cũng từ đây mà ra. Năm 2 cao học, Trẫm được một thầy giáo giúp chọn đề tài, sang Pháp làm luận văn thạc sĩ ở Đại học Paris 7.
Sau khi học xong cao học, Trẫm học luôn tiến sĩ ở Đại học Sư phạm Paris, Đài quan sát Thiên văn Paris. Đến năm 2018, sau khi bảo vệ thành công luận án tiến sĩ, Trẫm được mời đến Viện Thiên văn và Khoa học không gian Hàn Quốc (KASI) để hợp tác với giáo sư Hoàng Chí Thiêm. Đề tài sau đó đã được đăng lên tạp chí Nature Astronomy.
Trong 1 lần đang ở Đại học Sư phạm Paris, Trẫm đã gặp được TS. William T. Reach, Phó Giám đốc Trung tâm Khoa học SOFIA tại Trung tâm nghiên cứu AMES của NASA đến công tác. Khi nhận thấy năng lực của Trẫm, ông mời anh tham gia phỏng vấn với hội đồng các giáo sư của NASA. Nền tảng kiến thức vững, vốn ngoại ngữ thông thạo, và sự tự tin giúp Trẫm vượt qua thử thách khó khăn, được nhận vào làm nghiên cứu sau tiến sĩ (postdoc) tại Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA).
Làm việc tại NASA, ban đầu có chút tự ti về ngoại ngữ và kiến thức vì chỉ mới ra trường nhưng Trẫm dần tự tin hơn trong công việc và hoà nhập vào văn hoá làm việc tại đây. Anh tự đặt ra một hệ quy chiếu cho riêng mình. Nếu người Mỹ làm 8 tiếng một ngày, thì Trẫm cố gắng làm 9-10 tiếng, và cả cuối tuần.
Sau một năm, anh được chấp nhận để nghiên cứu độc lập và phát triển hướng nghiên cứu của mình (SOFIA postdoc fellow). Trẫm được đánh giá điểm khá cao và theo người quản lý thì chưa thấy ai được điểm như anh.
Hiện tại, Trẫm cùng giáo sư Hoàng Chí Thiêm (Hàn Quốc), phó giáo sư Phạm Ngọc Điệp (trung tâm vũ trụ Việt Nam) và các giảng viên khoa không gian và ứng dụng (đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội, USTH) tạo ra một mạng lưới nghiên cứu để làm việc cùng nhau trong lĩnh vực vật lý thiên văn và kết nối vào mạng lưới lớn hơn của quốc tế.
Mạng lưới ban đầu đã thu hút các bạn sinh viên cũng như nghiên cứu viên Việt Nam trong nước và nước ngoài (Pháp, Đức, Nhật Bản và Hàn Quốc) tham gia.
Bà Phương Hằng hẹn ngày về nước, cảnh cáo Nguyễn Sin 1 câu cực gắt Minh Lợi15:29:50 21/12/2024Sang Síp định cư, bà Phương Hằng khoe đang hưởng thụ cuộc sống giàu sang. Bà đi ăn chơi, gặp gỡ kiều bào, tối đến lại livestream giao lưu với khán giả. Bà bật mí có thể sẽ về lại Việt Nam.
4 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
4 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
5 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
4 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
4 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
4 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
4 | 0 Thảo luận | Báo cáo