Huy Lova: Người đàn ông sở hữu giọng nói có thể "hớp hồn" bất kỳ ai?
1 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
Sống trong nhung lua với những màn vung tiền ăn chơi khét tiếng, Lê Công Phước được dân gian gọi với biệt danh "Bạch Công Tử". Thế nhưng cuộc đời huy hoàng của Lê Công Phước sớm lụi tàn và kết thúc trong bi thảm.
"Bạch công tử" Lê Công Phước sinh ra tại làng Điều Hòa, tổng Thuận Trị, quận Châu Thành, tỉnh Mỹ Tho (thuộc phường 3, TP. Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang ngày nay). Ông là con trai thứ 4 của Đốc phủ Lê Công Sủng, đốc phủ Sủng không giàu nhưng có nhiều vợ trong đó có bà Đào Thị Linh quốc tịch Pháp là người giàu có trong vùng. Bà Linh sống với đốc phủ Sủng được một thời gian có một đứa con chung là Lê Công Phước thì bị bệnh lao. Bệnh này lúc bấy giờ là bệnh nan y nên không chữa được và bà ra đi sớm để lại một gia tài đồ sộ.
Nhờ vào thế lực và vốn liếng được thừa hưởng, đốc phủ Sủng đã lao vào làm ăn kinh doanh nên chẳng mấy chốc, gia tài đồ sộ của vợ để lại càng đồ sộ hơn. Mức giàu có của đốc phủ Sủng đứng vào hàng nhất nhì của khu vực Mỹ Tho - Gò Công lúc bấy giờ. Năm 1909, đốc phủ Sủng được đại diện cho tỉnh Mỹ Tho dự hội chợ ở Pháp. Tại kinh đô ánh sáng, đốc phủ Sủng đã tìm mọi cách để sau đó gửi gắm con trai Lê Công Phước sang Pháp du học.
Ngôi nhà của Bạch công tử khi xưa giờ thuộc khuôn viên Trung tâm văn hóa TP.Mỹ Tho (tỉnh Tiền Giang).
Đốc phủ Lê Công Sủng đưa Bạch công tử sang Pháp du học với mong muốn cậu con trai của mình tiếp thu những điều mới mẻ từ văn minh phương Tây, học hành thành tài và giúp làm rạng danh gia đình. Tuy nhiên, chẳng những không thể đáp lại sự mong mỏi của cha - Đốc phủ Lê Công Sủng, Bạch công tử còn khiến ông thêm sầu muộn.
Lần đầu được đặt chân đến nước Pháp, đến trời Tây, mọi thứ đều khiến "cậu Phước" cảm thấy rất ngỡ ngàng. Và rồi cuộc sống một mình nơi trời Tây với Lê Công Phước như giống như một chú chim được sổ lồng. Do không có cha kề bên răn đe, nhắc nhở nên suốt ngày "cậu Phước" chẳng lo học hành gì mà chỉ chuyên tâm vào chuyện ăn chơi.
Với tài sản dư thừa từ cha gửi sang, Lê Công Phước tiêu xài không tiếc tay và cũng nhờ thế mà ông nhanh chóng kết thân với những cậm ấm cô chiêu ở Pháp. Thậm chí, tên gọi George Phước cũng xuất phát vào thời điểm này (khoảng những năm 1931 - 1932) khi "cậu Phước" được những cậm ấm cô chiêu ở Pháp tôn sùng như một "ông hoàng" và gọi ông bằng một "nickname" rất Tây như thế.
Nhiều giai thoại kể lại rằng, dù mang tiếng là sang kinh đô ánh sáng để du học nhưng Lê Công Phước thường ở dài hạn trong những khách sạn thuộc hạng đắt đỏ nhất trung tâm Paris thời bấy giờ. Thay vì học tập, Bạch công tử gắn liền với những bữa tiệc xa xỉ với nhiều bóng hồng Tây quây quanh tại những hộp đêm nổi tiếng ở Paris cùng các thành phố lớn khác trên đất Pháp.
Sảnh chính ngôi nhà của Bạch công tử.
Sau mấy năm ở xứ người, Lê Công Phước trở về với bàn tay không khiến cho đốc phủ Sủng vô cùng thất vọng... Hình phạt ông dành cho cậu quý tử là phải làm phụ hồ, gánh gạch khiêng đá cùng với nhóm thợ đang xây dựng căn nhà. Biết lỗi và chấp nhận hình phạt của cha, George Phước miệt mài lao động trong nhiều tháng cho đến khi xây dựng xong căn nhà. Nhờ vậy mà cha ông nguôi giận.
Ông đốc phủ Sủng sau đó không may qua đời khi cậu tư Phước còn quá trẻ. Tuổi đời chưa đến 20 với sản nghiệp quá lớn, sẵn máu ăn chơi trong người đã làm cho George Phước lao vào những cuộc chơi suốt sáng, trận cười thâu đêm.
Nhắc đến những màn ăn chơi trở thành giai thoại của Bạch Công Tử phải kể đến màn tỷ thí đốt tiền tranh giành người đẹp Ba Trà giữa ông và Hắc Công Tử. Sài Gòn 100 năm trước, Ba Trà được phong hoa khôi tuy không vương miện nhưng quyền năng sắc đẹp khuynh đảo Nam Kỳ.
"Bộ sưu tập" người tình của cô Ba Trà toàn các đại điền chủ, đại công tử bậc nhất Nam Kỳ trong đó có Bạch công tử. Sắc đẹp của Trần Ngọc Trà còn được cho đã gây ra cuộc đối đầu lúc đó giữa Hắc - Bạch công tử. Chuyện kể rằng, không cần cô Ba mở lời, hễ Bạch công tử nghe cô Ba được Hắc công tử tặng món gì quý, ông sẽ hỏi giá và tìm mua kỳ được món quà đắt hơn để tặng người đẹp. Vì thế, cô sở hữu không biết bao nhiêu đồ quý giá từ trang sức, áo quần hàng hiệu cho đến nhà cửa, xe cộ.
Trần Ngọc Trà, người được mệnh danh "Huê hậu Nam kỳ" đầu thế kỷ 20.
Trong đó giai thoại nức tiếng kể lại rằng, để lấy lòng người đẹp, hai vị công tử này đã tổ chức cuộc thi nấu trứng (hoặc chè) bằng tiền giấy. Theo tính toán, để nấu sôi được nồi chè có một kg đậu xanh, trong thời gian gần một giờ, mỗi công tử đã đốt gần 100 tờ giấy bạc. Nếu Hắc công tử đã đốt toàn giấy 50 đồng trở lên, thì chí ít ông cũng phải đốt 5.000 đồng Đông Dương. Số tiền có thể mua được 3.000 giạ lúa lúc đó.
Lửa của tiền giấy rất kém nhiệt, chỉ cháy nhỏ, vì thế nấu chè rất lâu trong sự căng thẳng của nhiều người chứng kiến. Cuối cùng, nồi chè của Bạch công tử sôi trước, công tử Bạc Liêu đành thua cuộc.
Hắc - Bạch công tử, hai người tình nổi tiếng của cô Ba Trà.
Ngoài Ba Trà, Bạch công tử còn được nhắc đến với cuộc tình bên cô đào Phùng Há (NSND Phùng Há), ông thành lập gánh hát Huỳnh Kỳ và giao cho vợ làm bầu. Với tiềm lực tài chính dồi dào cùng sự dẫn dắt của cô đào Phùng Há, gánh hát Huỳnh Kỳ nhanh chóng nổi tiếng và trở thành gánh hát có quy mô lớn nhất ở vùng Lục tỉnh Nam kỳ thời bấy giờ.
Với thành công của gánh hát, cuộc tình của Bạch công tử và cô bảy Phùng Há khá êm ả, mặn nồng cùng sự chào đời của 2 con. Thế nhưng cuộc tình cũng chỉ hạnh phúc được 7 năm, Bạch công tử vốn bản tính phong lưu lại quay về với những cờ bạc, rượu chè... không quan tâm gì đến gánh hát nữa. Cô bảy Phùng Há một nách hai con lại một mình quán xuyến cả gánh hát nên Huỳnh Kỳ ngày càng suy sụp.
Hình ảnh về gánh hát Huỳnh Kỳ được lưu giữ trong căn nhà.
Hai con nhỏ bị bệnh, tiền bạc không còn mà chồng thì mải sống trong chốn phong lưu còn thêm trò "mèo mỡ"... nên bà quyết định ly dị Bạch công tử sau 7 năm chung sống. Hai con sau đó cũng mất vì bệnh, cô bảy Phùng Há mạnh mẽ gượng dậy xây dựng sự nghiệp lại từ đầu và thành công ấn tượng.
Với kiểu tiêu tiền không cần suy nghĩ như thế nên chẳng mấy chốc tài sản cả đời dành dụm của cha - Đốc phủ Lê Công Sủng - để lại đã nhanh chóng "đội nón ra đi". Sau khi những "mớ" đất liên tiếp được sang tay cho người khác thì chẳng mấy chốc Bạch công tử chẳng còn gì trong tay và cũng chẳng còn gì để bán.
Từ một "ông hoàng" ăn chơi lừng lẫy bên trời Tây thì đến những năm cuối đời Bạch công tử phải sống cô đơn tàn tạ trong một căn nhà trọ. Bạch công tử qua đời vào năm 1950 tại quê nhà ở huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang. Nhiều giai thoại kể lại rằng, lúc sinh thời ông nổi đình nổi đám bao nhiêu thì khi nhắm mắt xuôi tay lại đìu hiu, u sầu bấy nhiêu. Mộ phần của ông hiện nằm lọt thỏm giữa những rặng dừa bạt ngàn, hiu quạnh - rất đối lập với hình ảnh một người đã từng ăn chơi nổi đình nổi đám khắp trời Tây năm nào.
1 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
4 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
4 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
0 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
4 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
4 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
4 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
5 | 0 Thảo luận | Báo cáo