Lễ âm hôn - Kết hôn với người đã mất ; Tục lệ rùng rợn ở Trung Quốc

team youtuber17:25 11/01/2021

 2  |  0 Thảo luận  |  Báo cáo

Theo dõi trên

Kết hôn với người chết là tục lệ của người Trung Quốc thời xưa (hay còn được gọi là âm hôn - đám cưới ma). Theo thông tin của những nhà sử học, đám cưới ma có thể bắt nguồn từ thời nhà Chu (1046 TCN - 256 TCN).

Theo tín ngưỡng và tục lệ xưa, những thanh niên trẻ đã có hôn ước, đang chờ đến ngày cưới nhưng không may đột ngột qua đời thì người nhà phải giúp họ hoàn thành hôn lễ, nếu không hồn ma của họ sẽ quấy nhiễu khiến gia đình bất an.

Lễ âm hôn - Kết hôn với người đã mất ; Tục lệ rùng rợn ở Trung Quốc - Hình 1

Bởi vậy, dù thế nào thì gia đình cũng phải cử hành âm hôn cho họ, sau đó mới tiến hành mai táng. Việc tổ chức một đám cưới với người âm cũng phải tiến hành như với người đang sống, không được phép bỏ qua bất kỳ một tiểu tiết nào do có nhiều người quan niệm rằng những hồn ma chưa được tổ chức hôn lễ sẽ rất "khó tính", nếu không "khéo chiều" thì người nhà sẽ bị họ "hành" đến hết đời.

Nguồn gốc Âm hôn

Phong tục này đã có từ lâu đời, một số tài liệu ghi lại điển tích rằng Tào Xung, con trai Tào Tháo không may chết sớm. Tào Tháo đau khổ, day dứt vì chưa cưới được vợ cho con khi còn sống nên muốn tìm một tiểu thư gia đình quyền quý đã chết để làm lễ cưới với Tào Xung.

Lễ âm hôn - Kết hôn với người đã mất ; Tục lệ rùng rợn ở Trung Quốc - Hình 2

Một thời gian sau, nghe nói nhà họ Chân có con gái chết yểu, Tào Tháo liền đến nói chuyện. Hai gia đình chọn ngày lành tháng tốt tổ chức "đám cưới ma" như thật, sau đó làm đám tang, chôn tiểu thư họ Chân cùng một chỗ với Tào Xung.

Âm hôn phổ biến nhất ở thời nhà Tống. Theo ghi chép trong "Tạc mộng lục", những nam nữ thanh niên chưa kết hôn không may chết sớm thì cha mẹ bắt buộc phải tổ chức âm hôn cho họ. Tuy nhiên, phong tục này đã chính thức bị cấm sau khi Đảng Cộng sản Trung Quốc lên cầm quyền vào năm 1949. Hiện nay, âm hôn chỉ còn tồn tại ở một số vùng quê xa xôi hẻo lánh.

Lý do tổ chức âm hôn

Có nhiều lý do khiến người Trung Quốc tổ chức âm hôn. Theo quan niệm dân gian, nếu người sống khi chết vẫn độc thân thì sang thế giới bên kia họ vẫn cô đơn. Vì vậy họ sẽ "bắt" một thành viên trong gia đình mình cùng sang cõi âm để bầu bạn. Đặc biệt, những thanh niên trẻ đã có hôn ước nhưng không may đột ngột qua đời thì người nhà phải tổ chức "đám cưới ma", nếu không linh hồn của họ sẽ quấy nhiễu khiến gia đình gặp nhiều xui xẻo.

Người Trung Quốc rất coi trọng việc thờ cúng tổ tiên. Các cô gái chết khi chưa lập gia đình sẽ không có ai thờ cúng. Chính vì vậy, người thân sẽ tổ chức lễ âm hôn để họ được hương khói ở nhà chồng. Mặt khác, nếu cô gái đến tuổi lập gia đình mà không ai cưới sẽ khiến bố mẹ xấu hổ. Vì vậy, cô gái đó có thể phải chấp nhận kết hôn với một người con trai đã chết rồi dọn đến ở nhà người chồng quá cố. Cô gái này sẽ làm nhiệm vụ chăm sóc gia đình nhà chồng giống như con dâu thực sự.

Lễ âm hôn - Kết hôn với người đã mất ; Tục lệ rùng rợn ở Trung Quốc - Hình 3

Một số gia đình lại cưới vợ cho con trai đã chết vì lý do thừa kế tài sản. Khi người chết có vợ trên danh nghĩa thì gia đình chồng mới có thể tìm một người cháu trai trong họ nhận làm con nuôi của người chết để thừa kế tài sản và chịu trách nhiệm hương khói cho tổ tiên.

Trong văn hóa Trung Quốc, em trai không thể kết hôn trước khi anh trai. Trong trường hợp người anh trai đã qua đời thì gia đình phải làm "đám cưới ma" cho anh trai trước rồi mới tổ chức lễ cưới cho người em để tránh vong linh của người anh không hài lòng, khiến gia đình lục đục.

Quy trình lễ âm hôn

Về cơ bản, âm hôn cũng được tổ chức tương tự như đám cưới dành cho người sống: phải thông qua người mai mối, hai bên gia đình qua nhà nhau dạm ngõ, đến lúc cử hành hôn lễ cũng tổ chức cỗ bàn hết sức thịnh soạn. Trong "đám cưới ma", họ hàng và bạn bè của người quá cố đều được mời đến chung vui với "cô dâu, chú rể".

Trong âm hôn, nhà trai cũng phải tặng lễ vật cho nhà gái, mọi đồ ăn thức uống đều là thật, chỉ có duy nhất quần áo và trang sức là đồ vàng mã được đốt sau lễ âm hôn để cô dâu hưởng dưới suối vàng. Trong khi đốt vàng mã, nhà trai sẽ đứng quây xung quanh, đánh trống thổi kèn.

Những thủ tục trước khi đón dâu trong âm hôn có thể bỏ qua, nhưng thủ tục đón dâu thì bắt buộc phải cử hành. Hôm đó, gia đình cũng phải dựng rạp để đón tiếp khách khứa, người thân. Phòng cưới của chú rể cũng được bày biện, ảnh và bài vị của "tân lang" được đặt trên một chiếc bàn, phía trước là đĩa hoa quả, bánh kẹo và một bông hoa màu đỏ rực có thắt dải lụa, trên đó viết chữ "tân lang".

Còn phòng cưới của cô dâu cũng được bày ảnh và bài vị của "tân nương", cũng có hoa quả bánh kẹo và dải lụa viết chữ "tân nương". Sau khi kiệu hoa đến nhà gái, bà mối sẽ bưng ảnh hoặc bài vị của "tân nương" đặt lên kiệu, lúc này bố mẹ cô gái không những khóc thương con mà còn đuổi theo tận ra ngoài, hoàn toàn không có không khí của "hỷ sự"

Trong thời gian làm lễ, các hình nhân sẽ được đối xử, trò chuyện như với người còn sống. Sau này, hai gia đình sẽ chọn ngày lành tháng tốt để tiến hành bốc mộ. Cô gái sẽ được chôn cạnh chàng trai mà mình được gả cưới.

Nếu chú rể còn sống kết hôn với một cô dâu "ma", thì thay vì để 2 hình nhân người ta chỉ để một bức ảnh cô dâu. Chú rể sẽ đeo găng tay màu đen thay vì màu trắng trong đám cưới thông thường. Sau nghi lễ âm hôn, hai bên gia đình thông gia với "cô dâu, chú rể" sẽ trở nên gắn bó với nhau hơn, đặc biệt là trong các dịp lễ Tết, hội hè.

Thậm chí, một số người Trung Quốc còn cho rằng "đám cưới ma" là một cuộc hôn nhân trường tồn, vĩnh cửu. Hai người ở cõi âm sẽ sống hạnh phúc mãi mãi bên nhau, không hề có chuyện ly dị như các đôi vợ chồng trên dương gian.

Âm hôn dẫn đến nạn buôn xác ch.ế.t

Âm hôn bị coi là phạm pháp nhưng một số gia đình khá giả ở nông thôn vẫn sẵng sàng bỏ tiền để mua "cô dâu ma" cho con trai đã chết. Những phụ nữ xinh đẹp chết trẻ thì càng có giá cao, giá một xác chết nữ mới qua đời trên thị trường chợ đen có thể lên tới 30.000 đô la (khoảng 630 triệu đồng). Chính vì vậy một số kẻ lợi dụng phong tục này đào trộm mồ mả, bán xác chết.

Có người trộm mộ vì muốn tìm "vợ ma" cho người thân, có người vì ham chút lợi nhỏ đem bán cả xác con gái hoặc vợ không may qua đời, ví dụ như 2 anh em ở Sơn Tây, cha còn chưa chết đã đi trộm mộ, chuẩn bị sẵn "vợ mới" cho cha ở thế giới bên kia.

Lễ âm hôn - Kết hôn với người đã mất ; Tục lệ rùng rợn ở Trung Quốc - Hình 4

Lễ âm hôn - Kết hôn với người đã mất ; Tục lệ rùng rợn ở Trung Quốc - Hình 5

Bạn có THÍCH bài viết này chứ?
Không
đám giỗ bên cồnmiss intercontinental 2024•hybekhiết đankhoai lang thanglê tuấn khangphần đấtbích tuyềnphương lanroséquang linh -đàm vĩnh hưngthủy tiên