Đến muộn, không kịp chầu Vua, quan lại thời xưa chịu phạt, ai nấy sợ xanh mặt
3 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
Ở Trung Quốc, có 3 lăng mộ được mệnh danh là bất khả xâm phạm đó chính là lăng mộ của Tần Thuỷ Hoàng, Tào Tháo và Võ Tắc Thiên.
Hôm nay, hãy nói về lăng mộ Võ Tắc Thiên, nữ hoàng đế đầu tiên và duy nhất ở Trung Quốc, được gọi là Càn Lăng trong lịch sử. Tọa lạc trên núi Lương Sơn thuộc huyện Càn, Hàm Dương, tỉnh Thiểm Tây, lăng mộ có quy mô lớn và bao quát cả một vùng rộng lớn.
Càn Lăng là lăng mộ duy nhất trong khu lăng tẩm không bị trộm cắp, trải qua hàng nghìn năm mưa gió vẫn bình yên vô sự.
Tương truyền, sau khi Viên Thiên Canh (một bậc thầy về phong thủy đời Đường) tìm thấy một kho báu phong thủy, ông đã chôn một đồng xu bằng đồng dưới đất để làm dấu. Lý Thuần Phong, người thời Sơ Đường, là nhà thiên văn học, khí tượng học, chiêm tinh học, cũng đồng thời là thầy phong thủy nổi tiếng nhất thời Đường đã đặt một chiếc kẹp tóc vào kho báu phong thủy mà ông Viên tìm thấy. Sau đó, Võ Tắc Thiên cử người đến kiểm tra, phát hiện chiếc kẹp tóc đã bị mắc vào mắt của đồng xu bằng đồng.
Võ Tắc Thiên đã vô cùng ngạc nhiên và chọn mảnh đất này là nơi chôn cất mình về sau. Hàng trăm ngàn người được huy động để xây dựng lăng mộ trong vài tháng, tốc độ xây dựng thật đáng kinh ngạc.
Sau đó, khi Võ Tắc Thiên già, bà nhường ngôi cho Lý Hiển, tức Đường Trung Tông và chỉ đạo Lý Hiển chôn cất mình và Lý Trị cùng nhau. Đây là điều dễ hiểu vì Võ Tắc Thiên thực sự yêu Lý Trị trong số những người đàn ông đã qua đời bà và đương nhiên muốn được ở bên ông ấy sau khi chết.
Sau khi Võ Tắc Thiên chết, Lý Hiển đã làm đúng như những gì bà căn dặn, chôn rất nhiều vàng bạc châu báu trong lăng. Có thể hình dung được độ xa hoa và giá trị của Càn Lăng.
Khi đến thăm lăng mộ của Võ Tắc Thiên, nhiều người bất ngờ và cảm thấy khó hiểu khi thấy 61 bức tượng đá không đầu. Nguyên nhân nào khiến cho những tượng đá này không có đầu? Cuối cùng lời giải đáp đã được xác thực sau hàng ngàn năm phán đoán.
Mọi người thường chỉ chú ý đến tấm bia không chữ trước ngôi mộ của Võ Tắc Thiên mà không để ý đến 61 tượng đá không đầu trước lăng mộ. Những tượng đá này có hình dạng khác nhau, gần giống người thật, mặc trang phục nước ngoài. 61 người canh lăng trước mộ bà đều là quan lại thuộc tộc người khác, cúc cung tận tuỵ cho đế quốc Đại Đường, có thể thấу Võ Tắc Thiên tuyển dụng nhân tài không hề rậ khuôn.
Nhưng thật bất ngờ khi " bí ẩn rợn người" được đồn đoán suốt hàng ngàn năm qua này lại được hai người nông dân ở Thiểm Tây phát hiện. Một ngày nọ, khi họ đang làm công việc đồng áng trên cánh đồng, họ đào thấy có hàng loạt đầu người bằng đá dưới lòng đất. Sau khi được các chuyên gia khảo cổ đối chiếu phân tích, người ta nhận ra rằng những chiếc đầu này chính là đầu của người đá bị chặt vốn xếp hàng đứng trước lăng mộ của Võ Tắc Thiên.
Tuy nhiên, các chuyên gia phát hiện, không chỉ có tượng hình người mất đầu, mà ngay cả tượng ngựa, đà điểu cũng có chung đặc điểm là phần cổ có kết cấu yếu. Mỗi bộ phận lại được làm từ nhiều loại đá với độ cứng khác nhau. Các chuyên gia suy đoán có thể do đá thời nhà Đường có nhiều tạp chất nên làm ảnh hưởng đến chất lượng của tượng.
Tuy nhiên, khi tiến hành nghiên cứu và phân tích những tài liệu lịch sử, các chuyên gia phát hiện tượng đá mất đầu ở lăng mộ có thể là do thiên tai.
Ngày nay, dù những bức tượng đá ở Càn Lăng không còn nguyên vẹn nhưng chúng vẫn là minh chứng cho thấy kỹ thuật chạm khắc và sự phát triển cực thịnh của nhà Đường lúc bấy giờ.
Thực tế không ai dám ăn trộm, đào trộm lăng mộ Võ Tắc Thiên mặc dù cũng có nhiều kẻ cả gan mò đến với hy vọng tìm được vàng bạc, châu báu ở đây. Nhưng không có ai thành công cho đến nay.
Theo lịch sử ghi chép, Càn Lăng có 17 lần bị đào mộ được ghi lại rõ ràng, trong đó có 3 lần lớn nhất, còn những vụ đào trộm nhỏ khác thì nhiều không kể xiết.
Các chuyên gia khảo cổ cho rằng Càn Lăng chưa từng bị trộm vì mộ đạo quá chắc chắn. Theo "Kế hoạch khai quật Càn Lăng" của nhiều chuyên gia tỉnh Thiểm Tây, muốn khai quật Càn Lăng phải áp dụng một hệ thống bảo mật với công nghệ cao, chỉ cho 2 nhân viên trang bị hệ thống dưỡng khí trong điều kiện vô khuẩn (hoặc người máy) vào mộ đạo, dùng máy ảnh đặc biệt để thu thập hiện trạng, lấy đó làm cơ sở để quyết định cách thức khai quật. Cần phải biết chính xác vị trí của phần địa cung mới có thể khai quật, nếu không sẽ phá vỡ cảnh quan mà chẳng được gì. Theo suy đoán, kết cấu địa cung của Càn Lăng sẽ là từ mộ đạo, qua động, qua thiên tỉnh đến đường thông trước sau, hai bên trái phải là cung điện, bên trái là chỗ nằm của Đường Cao Tông, bên phải là chỗ nằm của Võ Tắc Thiên.
Trên lưng chừng núi Lương Sơn có một con mương rất dài, tuy đã được bồi lấp nhưng vẫn còn dấu ấn. Phía trước nghĩa trang là Tư Mã Đường hay còn gọi là Thần Đạo, hai bên Tư Mã Đường có tượng đá cao và bia đá, phía Tây có hai bia đá đối diện.
Một là để tưởng nhớ những thành tựu to lớn của Lý Trị Đường Cao Tông, còn lại là một tượng đài không ghi gì cả. Đây có thể là tấm bia dành cho Võ Tắc Thiên, và lý do tấm bia này không đề gì cũng được suy đoán khác nhau, có người cho rằng công lao của Võ Tắc Thiên là vô hạn, không thể diễn tả bằng lời; có người nói rằng bà ấy đã làm tất cả những điều xấu và tự thấy xấu hổ không đáng được ghi bia.
Nhưng có lẽ ý của Võ Tắc Thiên là để công tội một đời mặc cho người sau luận định.
Võ Tắc Thiên xây phòng bí mật mỗi đêm đều tới, ai đột nhập đều bị xử, vì sao? Phượng Vũ21:14:38 17/12/2024Vì tò mò mà nhiều người đã lén vào căn phòng bí mật của Võ Tắc Thiên để xem rồi khiến bản thân rơi vào hiểm cảnh. Tuy nhiên, sau khi nhìn thấy bên trong căn phòng họ đã không khỏi bất ngờ.
3 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
4 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
4 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
5 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
5 | 0 Thảo luận | Báo cáo