Từ chối tiêm vaccine vì sợ vô sinh, cô gái phải trả giá đắt ngay trước hôn lễ
4 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
Mới đây, mạng xã hội xôn xao trước thông tin "chồng Bí thư, vợ Chủ tịch" ở Bình Định được ưu tiên tiêm vắc xin Covid-19.
Hôm nay, Văn phòng UBND tỉnh Bình Định cho biết ông Nguyễn Phi Long, Chủ tịch UBND tỉnh đã có văn bản yêu cầu UBND huyện Phù Mỹ kiểm tra, xác minh làm rõ sự việc 1 số người nhà của cán bộ xã Mỹ Thành được tiêm vắc xin Covid-19 dù không thuộc đối tượng ưu tiên như quy định. Ông Long yêu cầu làm rõ trách nhiệm, xử lý nghiêm đối với các cá nhân, tập thể liên quan đến vụ việc và báo cáo kết quả lên UBND tỉnh trước ngày 31/8.
Trước đó, mạng xã hội xuất hiện thông tin chia sẻ về việc một số người thân của cán bộ xã Mỹ Thành (huyện Phú Mỹ, Bình Định) không thuộc đối tượng ưu tiên nhưng được tiêm vắc xin ngừa Covid-19. Theo đó, nhiều người tỏ ra bức xúc khi có khoảng 20 người là chồng, vợ, mẹ, con... của một số cán bộ xã được tiêm mặc dù không đúng đối tượng ưu tiên. Trong đó có người là chồng của Bí thư xã và 1 người là vợ Chủ tịch xã.
Ông Đặng Văn Hợp, Chủ tịch UBND xã Mỹ Thành cũng xác nhận có sự việc này. Ông Hợp cho biết sự việc xảy ra tại buổi tiêm ngày 17/8. Theo đó, có một số người lớn tuổi (trên 65 tuổi) chưa tiêm được nên "dư ra ít mũi vắc xin Covid-19". Có khoảng 5 - 7 người được tiêm số vắc xin dư này. Cũng theo ông Hợp thông tin, những người được tiêm là người thân trong gia đình các thành viên Ban Chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 của xã và lãnh đạo huyện Phù Mỹ không có chủ trương tiêm cho người thân của cán bộ.
Cũng trong hôm nay, đại diện Đội Cảnh sát đường thuỷ số 2 (Phòng CSGT Công an TP. Hà Nội) thông tin, tại chốt kiểm soát Covid-19 số 23, Tổ công tác vừa bàn giao chiếc ô tô và 7 người (trong đó có 6 cô gái) sử dụng giấy đi đường giả để qua chốt.
Theo đó vào 15h30 ngày 26/8, chốt phòng chống dịch số 23 (địa bàn xã Phù Lỗ, huyện Sóc Sơn) đã tiến hành dừng xe ô tô mang BSK 98A- 376.55 do Nguyễn Quang Phương (SN 1988, trú phường Ba Hàng, thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên) điều khiển. Khi dừng xe kiểm tra, tổ công tác phát hiện trên xe chở 6 cô gái, ngay sau đó tổ công tác yêu cầu những người này xuống chốt để kiểm tra, khai báo y tế. Tất cả những người trên xe đều có giấy SARS-CoV-2 Âm tính còn hiệu lực. Tuy nhiên, tài xế Nguyễn Quang Phương khai nhận đã tự đánh máy cho những cô gái rồi tự đóng dấu, ký tên vào. Ngay sau đó, tổ công tác đã tiến hành bàn giao phương tiện và người cho Công an xã Phù Lỗ, huyện Sóc Sơn xử lý theo quy định.
Theo dòng sự kiện, hôm qua, lãnh đạo xã Hòa Nam (huyện Ứng Hoà, Hà Nội) cho biết, cơ quan công an đang thụ lý vụ việc 2 thanh niên xăm trổ giật khẩu trang của cán bộ trực chốt Covid-19 số 4, xã Hoà Nam. Theo vị lãnh đạo, vụ việc xảy ra vào khoảng 6h30 ngày 25/8. Tuy nhiên, đoạn clip ghi lại sự việc trên đã được đăng tải và chia sẻ mạnh trên mạng xã hội vào ngày 26/8.
Theo đoạn clip ghi lại cho thấy, hai thanh niên đi ô tô vào khu vực chốt kiểm soát Covid-19 số 4. Tại chốt chặn, họ bị cán bộ từ chối cho qua vì không thuộc diện được đi vào địa bàn. Sau đó, đặc biệt là thanh niên xăm trổ, cởi trần đã liên tục có hành vi giật khẩu trang của cán bộ tại chốt. Ngoài ra, người này còn có lời lẽ khó nghe với lực lượng trực chốt.
Theo vị lãnh đạo, ngay sau khi xảy ra vụ việc, Công an xã đã có mặt làm việc với 2 người này, đồng thời bàn giao hồ sơ cho Công an huyện Ứng Hòa tiếp tục làm rõ. Theo vị này, nam thanh niên mặc áo tên Đ. (SN 1996) còn người cởi trần xăm trổ tên D. (SN 1999).
Bên cạnh tin tức về những người thiếu ý thức gây bức xúc trong dư luận, hành động đẹp của chiến sĩ công an, vượt 8 km đường rừng hỗ trợ sản phụ sinh con tại nhà khiến nhiều người ấm lòng. Cụ thể, khoảng 12h khuya 26/8, Trạm y tế xã Hòa Ninh nhận cuộc gọi khẩn từ sản phụ T.T.T.T (SN 1989, trú tổ 1 thôn An Sơn, xã Hòa Ninh) cho biết mình đang chuyển dạ, cần nhờ trợ giúp của lực lượng chức năng. Gia đình sản phụ T thuộc diện neo người, khó khăn, cùng lúc này Đà Nẵng đang áp dụng "ai ở đâu thì ở đó" nên không thể gọi taxi để đến trạm y tế.
Lúc này, Trạm Y tế xã Hòa Ninh chỉ có Trạm trưởng Nguyễn Thị Minh Trâm và một nhân viên trực, nhà sản phụ cách trung tâm xã Hòa Ninh 8km đường núi, trời đang mưa lớn nên chị Trâm liên hệ Công an xã nhờ hỗ trợ.Nhận tin báo, Công an xã Hòa Ninh lập tức điều động Trung úy Phạm Tự Lực, cảnh sát khu vực và 1 anh dân quân tự vệ cùng chị Trâm khẩn trương đến nhà sản phụ.
Đội mưa vượt 8 km đường rừng núi, Trung úy Lực và chị Trâm đến nhà sản phụ đã gần 2h ngày 27/8. Qua thăm khám, chị Trâm nhận định không còn đủ thời gian để đưa sản phụ T. đến trạm xá nên quyết định hỗ trợ sinh tại nhà. Trong tình thế khẩn cấp, Trung úy Phạm Tự Lực tự nguyện làm phụ tá cho trạm trưởng Nguyễn Thị Minh Trâm giúp đỡ sản phụ vượt cạn. Sau 30 phút, sản phụ T. sinh bé trai nặng gần 3 kg an toàn trong hạnh phúc vỡ òa của gia đình. Đặc biệt, khi biết gia đình sản phụ thuộc diện khó khăn, Trung úy Phạm Tự Lực và Trưởng trạm y tế xã Nguyễn Thị Minh Trâm đã lấy tiền túi làm quà mừng chung vui với gia đình cháu bé.
Đẻ rơi cặp sinh đôi tại nhà mùa dịch, bố mẹ đặt tên con là Cô Na và Cô Vy Hà Hà15:22:05 29/08/2021Mới đây, sự việc sản phụ vượt cạn thành công trong thời gian giãn cách xã hội ở Vĩnh Long đang nhận được sự quan tâm của cộng đồng mạng. Cụ thể, anh Võ Công ở thị xã Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long, cho biết hai con sinh thiếu tháng nên chỉ nặng...
4 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
4 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
5 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
5 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
4 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
4 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 0 Thảo luận | Báo cáo