Chatnalin Chotjirawarachat: Hoa hậu Liên lục địa 2023 kế nhiệm Bảo Ngọc
3 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
Kim Ki Duk được biết đến không chỉ vì tài năng làm phim xuất chúng mà còn bởi những thị phi liên quan tới cả tác phẩm và đời tư của ông. Đã từ lâu, người ta gọi Kim Ki Duk là "quái kiệt" của điện ảnh.
Đã nhắc đến điện ảnh Hàn Quốc nói riêng, thì không thể nào có thể lướt qua được cái tên Kim Ki Duk. Là một đạo diễn phim nghệ thuật được coi là có sức ảnh hưởng rất lớn tại thế giới, chính ông cùng những tác phẩm cực sốc của mình đã góp phần không nhỏ phá tan các rào cản và định kiến về phim Hàn Quốc, sở hữu vô vàn những thành tích lớn nhỏ. Chiều ngày 11/12 năm 2020, nhiều khán giả đã ngỡ ngàng khi nghe tin Kim Ki Duk đã bất ngờ qua đời vì dịch Covid-19, hưởng dương 60 tuổi.
"Huyền thoại điện ảnh" của Hàn Quốc có một tuổi thơ nghèo khổ, sinh ra vào năm 1960 tại Bonghwa, phía bắc tỉnh Kyungsang của Hàn Quốc. Ông là một đứa trẻ miền núi chính hiệu, tuy nhiên đã chuyển lên Seoul với gia đình từ năm 9 tuổi. Bỏ học sớm, cậu thanh niên Kim Ki Duk qua làm việc ở các xí nghiệp và sớm gia nhập hải quân vào năm 20 tuổi. Trong suốt 5 năm làm trong quân ngũ, ông đã tích cóp được nhiều trải nghiệm để phóng tác thành tác phẩm tạo sốc sau này.
Xuất ngũ, Kim Ki Duk có định hướng trở thành một linh mục, đồng thời tiếp tục công việc vẽ tranh. Ông dành dụm tiền và mua vé sang Paris vào năm 1990, nai lưng kiếm của tại một xưởng vẽ. Vốn coi những trải nghiệm văn hóa là thứ xa xỉ, ấy vậy mà khoảng thời gian này tại nơi xứ lạ đã mang đến cho Kim Ki Duk những góc nhìn khác lạ về cuộc đời.
Đam mê làm phim đã khiến ông chuyên tâm rèn luyện, viết kịch bản sau khi trở về từ Pháp. Không có vốn từ ngữ rộng, ông phát triển theo hướng để tình tiết và khung hình nói lên điều cần nói, xoay nội dung phim xung quanh những chủ đề gần gũi với cuộc sống của bản thân mình.
Bộ phim đầu tay của Kim Ki Duk là Crocodile năm 1996, kể về một người đàn ông chuyên thu nhặt xác những người tự kết thúc cuộc đời. Từ đó, sự nghiệp của ông bắt đầu phát triển theo hướng khai thác sâu tâm lý của con người vô cùng mạnh bạo, mãnh liệt và sốc.
Các bộ phim tiếp theo của ông, nổi bật là The Isle (2000), Bad Guy (2001), Address Unknown (2001), Xuân, Hạ, Thu, Đông... rồi lại Xuân (2003), Pietà (2012), Moebius (2013)... đều trở nên nổi tiếng. Các tác phẩm của Kim Ki Duk thu hút sự chú ý không chỉ nhờ nội dung quá bất ngờ mà còn bởi cách làm phim đi sâu vào những phân đoạn mà nếu người yếu tâm lý xem chắc sẽ coi là "bệnh hoạn", "điên rồ" và "phản cảm".
Điển hình, Moebius từng khiến các nhà phê bình và khán giả tại LHP Vennice phải nôn thốc nôn tháo, số đông bỏ về ngay lập tức vì ngay đầu phim, nhân vật người mẹ vì ghen tuông chồng mà đã cắt bỏ "cái ấy" của con trai, theo sau đó là hàng loạt các phân cảnh nghiêm trọng, không thể xem nhẹ. Nghe điên cuồng và quá bay bổng, thực chất bộ phim lại từng được so sánh với một vở kịch đỉnh cao của Hy Lạp và sân khấu thế giới.
Các tác phẩm của Kim Ki Duk cũng thường bị giới chuyên môn cho rằng mang tính chất "thù ghét phụ nữ" (misogyny) vì nhân vật nữ trong phim thường phải hứng chịu những đau đớn. Tuy nhiên, chính ông cũng từng trả lời rằng "Nếu xem hết bộ phim tôi làm, có khi tôi mới chính là một nhà nữ quyền thực thụ". Điều này đúng với Moebius, khi bộ phim được xem là xoay quanh "tính thiên đực" (với hình ảnh "cái ấy" của đàn ông làm trung tâm). Nhân vật người cha và con trai là trung tâm của bộ phim, tuy nhiên tất cả những lỗi lầm họ thực hiện đều được thúc đẩy, vạch trần nhờ người phụ nữ của phim.
Nữ diễn viên Seo Won - người thủ vai chính trong bộ phim Bad Guy, đã bị chính ông và bạn diễn Cho Jae Hyun quấy rối trong thời gian quay phim. Cô miêu tả đó là thời điểm đen tối nhất của đời mình, và không thể tiếp tục đóng phim được nữa. Một nữ diễn viên của Moebius không đồng ý quan hệ với ông cũng đã bị đuổi khỏi dự án. Ban đầu được tòa phán thua kiện và phải bồi thường, về sau các bản án được xóa bỏ vì thiếu chứng cứ, ông kiện ngược lại. Tuy nhiên, đó cũng là vết nhơ lớn trong sự nghiệp không thể gột rửa.
Cách làm phim của kẻ "quái kiệt" cũng không được nhiều người hưởng ứng - cho dù tác phẩm có thành công đến thế nào chăng nữa. Bộ phim The Isle nhận về nhiều chỉ trích vì hành vi ngược đãi động vật, ông trả lời rằng "Tôi đã làm rất nhiều điều ác độc với động vật trong phim của mình. Sự tội lỗi ấy sẽ đi theo tôi cả đời".
"Nhưng theo tôi thấy, thức ăn mà mọi người ăn cũng chẳng khác gì. [...] Mọi người ăn thịt mà đâu có để tâm tới cách các con vật ấy bị ra tay ra làm sao. Trên màn ảnh thì trông tàn bạo, nhưng tôi không thấy sự khác biệt," Kim Ki Duk trả lời một trang báo Mỹ.
Cuộc đời, gia tài của Kim Ki Duk để lại nhiều xì xào, ghét bỏ và thịnh nộ. Tuy nhiên, cho dù khán giả có tức giận với lối sống của ông thì cũng không thể nào ngó lơ được những bộ phim giờ đây đã thuộc hàng "kinh điển", sẽ được coi là "không tuổi", được xem mãi về sau và không ngừng tạo ra thêm tai tiếng. Góc nhìn khác biệt, quái dị của ông chính là tấm gương phản chiếu cực mạnh về một xã hội rối ren, méo mó, ngập trong những hành vi tưởng là hoang đường nhưng chẳng phải là không có. Điện ảnh Hàn Quốc được như bây giờ, một phần công lớn chính là nhờ ông. Kim Ki Duk thật sự là quái kiệt.
3 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
4 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
4 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 1 Thảo luận | Báo cáo