Jamie Foxx gặp nạn phải nhập viện, rộ bí mật động trời về Diddy
3 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
Khi 18 tuổi, Kiều Chinh mới chính thức bén duyên với điện ảnh trong bộ phim Hồi Chuông Thiên Mụ năm 1957 và là bước khởi đầu để trở thành nữ minh tinh nổi tiếng nhất của Việt Nam từ trước đến nay.
Kiều Chinh tên thật là Nguyễn Thị Kiều Chinh. Bà sinh ngày 3/9/1937 trong một gia đình khá giả tại Hà Nội. Năm 1954, Kiều Chinh được gia đình người bạn của bố đưa vào miền Nam sinh sống, khi đó bà 15 tuổi.
Trong thời gian Nhật và quân đồng minh giao tranh, mẹ bà đã qua đời cùng người con sơ sinh. Cha của bà đã ở vậy để nuôi 3 con. Tuy nhiên, cuộc ra đi năm 1954 lại khiến bà và người thân tiếp tục xa nhau. Giọng bà buồn sâu thẳm khi kể về cuộc ly tán năm 1954. "Đêm trước khi gia đình ra đi, anh trai tôi theo phong trào sinh viên, đi ra chiến khu. Đến lượt chúng tôi, bố đẩy tôi lên tàu bay và bảo: "Con đi trước đi. Bố ở lại tìm anh con rồi sẽ vào Nam sau...". Đó là lần cuối cùng tôi còn nhìn thấy bố tôi. Bố tôi không tìm được anh tôi và cũng không bao giờ vào Sài Gòn cả..."
Hai năm sau, Kiều Chinh kết hôn với người con trai của gia đình ân nhân đã cưu mang mình và có với chồng 3 người con. Năm 18 tuổi, Kiều Chinh đến với nghệ thuật thứ 7. Ngay từ bộ phim đầu tay, bà đã được giao vai chính.
Ngay sau đó, bà lập tức được công chúng ái mộ và đón nhận nồng nhiệt. Với sắc đẹp dịu dàng tự nhiên và khả năng thiên phú, Kiều Chinh liên tiếp gặt hái những thành công trong những phim kế tiếp.
Ở thời kỳ đó, bên cạnh những bộ phim Việt, bà cũng góp mặt trong nhiều bộ phim nổi tiếng của Mỹ. Những bộ phim này cũng giúp Kiều Chinh trở thành ngôi sao quốc tế.
Năm 1956, khi đang đi lễ nhà thờ về và dạo bước trên đường Tự Do, thì vị đạo diễn nổi tiếng Hollywood Joseph L. Mankiewicz đang ngồi trong quán cafe tầng trệt Contentinal Palace đã phát hiện ra và ngay lập tức mời bà đóng vai Phượng cho phim The Quiet American. Ông đạo diễn đưa script kịch bản cho Kiều Chinh để về đọc thuộc và ngày hôm sau sẽ lên thử vai.
Khi Kiều Chinh trở về, trình bày với cha mẹ chồng sự việc này. Khi đó bà mới lấy chồng, ở nhà cha mẹ chồng. Đó là thời điểm mà điện ảnh chưa thịnh hành ở Việt Nam, nên việc một cô gái được Hollywood mời đóng phim là một việc gì đó rất lạ lẫm, và sau khi nghe sơ qua kịch bản, cha mẹ chồng của Kiều Chinh không đồng ý để bà tham gia đóng vai chính trong phim.
Kiều Chinh quay trở lại gặp vị đạo diễn, trình bày lại và cáo lỗi vì không tham gia được, ông cảm thấy rất ngạc nhiên, nhưng cũng đành chịu, và mời Kiều Chinh đóng một vai cameo chỉ xuất hiện có vài giây trong phim và không có thoại.
Đến 1 năm sau, khi 18 tuổi, Kiều Chinh mới chính thức bén duyên với điện ảnh trong bộ phim Hồi Chuông Thiên Mụ năm 1957 và là bước khởi đầu để trở thành nữ minh tinh nổi tiếng nhất của Việt Nam từ trước đến nay.
Đó là cuốn phim do ông Bùi Diễm thực hiện, đạo diễn Lê Dân với vai nam chính là Lê Quỳnh (chồng của danh ca Thái Thanh).
Kiều Chinh kể lại: Ông Bùi Diễm nhờ tài tử Lê Quỳnh đến nhà để xin phép cho tôi đi đóng film. Gia đình chồng tôi hỏi về vai trò tôi đóng và về chuyện film thì anh Lê Quỳnh nói đây là vai một Ni cô trong Chùa Thiên Mụ. Gia đình tôi là gia đình Phật giáo nên các cụ vui vẻ cho đi đóng phim. Đó là lý do tôi được đi đóng film và trở thành tài tử, kể từ film Hồi Chuông Thiên Mụ".
Kể từ lúc đó bà mới chuyển hẳn sang dùng nghệ danh Kiều Chinh.
Sau vai diễn đầu tiên, Kiều Chinh liên tiếp gặt hái những thành công trong các phim kế tiếp như Mưa Rừng của Alpha Films - đạo diễn Thái Thúc Nha, đồng diễn với Kim Cương, Xuân Phát và Ngọc Phu. Đến phim thứ ba là Ngàn Năm Mây Bay, phỏng theo tiểu thuyết của Văn Quang, do Hoàng Anh Tuấn đạo diễn thì Kiều Chinh đã là hàng "sao". Bộ phim này được trình chiếu khắp các màn ảnh lớn Sài Gòn , Cần Thơ, Huế vào năm 1962.
Trong thập niên 1960, bà cũng xuất hiện trong các bộ phim của Hoa Kỳ như "A Yank in Vietnam" (1964) và "Operation C.I.A." (1965) (diễn chung với Burt Reynolds), Destination Vietnam (1968)
Thời gian sau đó, Kiều Chinh trở thành minh tinh điện ảnh nổi tiếng nhất miền Nam với vai chính trong hàng loạt phim: Bão Tình, Từ Sài Gòn Đến Điện Biên Phủ, Hè Muộn, Chờ Sáng, Chiếc Bóng Bên Đường... đặc biệt là cuốn phim nhựa nổi tiếng do cô đứng ra sản xuất, đóng vai chính là Người Tình Không Chân Dung.
Năm 1970, Kiều Chinh một lần nữa xuất ngoại để sang Ấn Độ cùng ngôi sao Ấn - Dev Anand đóng chính trong bộ phim The Evil Within...
Bằng tài năng của mình, Kiều Chinh đã đặt chân tới nhiều Liên hoan phim quốc tế như: Tây Đức, Ấn Độ, Hồng Kông, Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc, Singapore, Thái Lan...
Khi đó, Kiều Chinh được ngợi ca là nữ tài tử hàng đầu của điện ảnh Việt.
Sang Canada thành công nhân hốt phân gà
Thế nhưng, khi đang ở trên đỉnh vinh quang, Kiều Chinh bất ngờ cùng gia đình chuyển sang Canada sinh sống vào năm 1975. Ở Canada, việc làm duy nhất bà kiếm được lúc bấy giờ là đi hốt phân gà, làm lao động tay chân rất bình thường như bao phụ nữ khác, thậm chí làm cả những công việc như quét dọn để kiếm tiền trang trải cuộc sống.
Trong lúc khó khăn, Kiều Chinh liên hệ với Tippy Hedren (tài tử điện ảnh Mỹ nổi tiếng trong phim "The Bird" của đạo diễn Hitchcock mà Kiều Chinh đã gặp khi Tippy Hedren thăm Sài Gòn năm 1965). Vậy là 10 năm sau lần gặp ấy, Kiều Chinh liên hệ, thì ngay lập tức được Tippy bảo trợ vào Mỹ.
Thành công vang dội ở Mỹ
Năm 38 tuổi, Kiều Chinh sang Mỹ. Ở cái tuổi 38, tưởng như đã bước qua dốc bên kia sự nghiệp, Kiều Chinh lại bất ngờ được đặt chân vào Hollywood và trở thành diễn viên Việt Nam đầu tiên thành công ở mảnh đất khắc nghiệt bậc nhất của ngành điện ảnh thế giới.
Có thể nói Kiều Chinh gặp duyên may. Sang Mỹ năm 1975 thì năm 1976 lập tức được nhận vai diễn đầu tiên ở Hollywood và từ đó đến nay liên tục đóng phim. Bắt đầu từ những vai diễn nhỏ, xuất hiện thoáng qua với một vài lời thoại, Kiều Chinh dần dần có cơ hội diễn xuất cùng nhiều tài tử nổi tiếng của Hollywood. Bà đã có mặt trong 100 bộ phim và chương trình truyền hình của Mỹ. Trong đó có những bộ phim nổi tiếng như "The Letter" (1986), "Welcome Home (1989), "Vietnam-Texas" (1989), "What Cooking" (2000), "Face" (2001), "Journey from The Fall" (2004).
Đặc biệt với vai diễn trong bộ phim "The Joy Luck Club", Kiều Chinh là diễn viên gốc Á duy nhất có tên trong danh sách 50 diễn viên làm khán giả rơi lệ nhiều nhất trong lịch sử điện ảnh.
Cho đến hiện tại, Kiều Chinh là diễn viên Việt Nam đầu tiên và cũng là duy nhất đạt được những thành tích đáng nể này tại Hollywood.
Sau đó, bà liên tiếp gặt hái được rất nhiều thành công và được trao nhiều giải thưởng danh giá. Năm 1996, Kiều Chinh nhận giải Emmy cho phim tài liệu Kieu Chinh: A Journey Home của đạo diễn Patrick Perez / KTTV. Năm 2003, Kiều Chinh được trao giải thưởng Thành tựu Suốt đời (Lifetime Achievement Award).
Cũng trong năm 2003, tại liên hoan phim Phụ nữ (Womens Film Festival) ở Torino, Ý, Kiều Chinh được trao giải Diễn xuất Đặc biệt (Special Acting Award). Cho đến hiện tại, Kiều Chinh là diễn viên Việt Nam đầu tiên và cũng là duy nhất đạt được những thành tích đáng nể này tại Hollywood.
Không chỉ khẳng định tài năng ở lĩnh vực diễn xuất, bà còn tham gia làm cố vấn cho các hãng phim của Mỹ khi thực hiện các bộ phim về đề tài Việt Nam.
Từ hơn 20 năm qua, ngoài đóng phim Kiều Chinh còn là một diễn giả nhà nghề của GTN (Greater Talent Network). Bà thường xuyên đi nói chuyện ở các trường đại học, các hội phụ nữ về các đề tài như: khác biệt văn hóa giữa Âu và Á, người phụ nữ hiện đại, diễn viên gốc Á làm việc ở Hollywood hoặc kể về chính cuộc đời Kiều Chinh. Những nơi muốn mời đã đặt lịch trước nhiều tháng hoặc thậm chí cả năm.
Trở về nước, lập quỹ xây dựng 50 trường học cho học sinh nghèo
Hiện, Kiều Chinh khi ở tuổi thất thập cổ lai hy vẫn đang định cư ở Mỹ, thỉnh thoảng bà về thăm quê hương. Ngày đầu tiên trở lại sau 41 năm lưu lạc, bà xúc động đến rơi nước mắt khi được nhìn lại những hình ảnh quen thuộc.
Những con phố dù đã không còn như xưa, những hàng cây cũng mang một dáng dấp khác, nhưng nó vẫn quen lắm, vẫn thân thương lắm. Thế nên, Hà Nội là hai tiếng rất thiêng liêng đối với bà.
Kiều Chinh rời Hà Nội năm 17 tuổi, sống ở Sài Gòn 21 năm, ở Mỹ hơn 40 năm, nhưng bà vẫn nói tiếng Hà Nội, không một chút pha trộn.
Không những thế, bà còn cùng một số người bạn thành lập quỹ VCF (The Vietnam children fund - Quỹ Trẻ em Việt Nam). Sau hơn 20 năm, đến nay 50 ngôi trường đã được xây dựng tại nhiều tỉnh, thành tại Việt Nam.
Hỏi bà vì sao đã ở tuổi cần được nghỉ ngơi mà bà vẫn còn miệt mài với công việc như thế, bà cười đôn hậu: "Tôi tưởng rằng ở tuổi này đã về hưu từ lâu rồi. Nhưng tôi không hiểu sao càng ngày càng lại bận thêm. Thì giờ có bấy nhiêu thôi, mà công việc cứ luôn đẩy mình ở thế vội vàng. Tôi còn khỏe mạnh được ngày nào, làm được việc có ích thì sẽ làm cho đến khi chân không còn bước được nữa thì ngưng".
Bí mật thành công của Jamie Foxx: Từ cậu bé nghèo đến ngôi sao Hollywood Khanh Phạm16:34:44 19/12/2024Jamie Foxx là một trong những nghệ sĩ đa tài của Hollywood, nổi bật với sự nghiệp diễn xuất, âm nhạc và hài kịch. Anh là một diễn viên, nghệ sĩ hài, ca sĩ, và nhà sản xuất, đã giành nhiều danh hiệu lớn.
3 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
4 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
4 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 0 Thảo luận | Báo cáo