Kênh đào Suez - Giấc mộng vĩ đại của các Pharaoh

team youtuber15:31 03/05/2021

 5  |  0 Thảo luận  |  Báo cáo

Theo dõi trên

Con kênh nhân tạo dài hơn 193km này được xây dựng bởi Suez Canal Company từ giữa năm 1859 và 1869, nhưng ý tưởng ban đầu thuộc về người Ai Cập cổ đại - hiển nhiên, mục tiêu của cả hai là như nhau: mở ra một tuyến đường nối liền đông tây, phục vụ cho thương mại toàn cầu.

Dự án... lấy lòng dân

Pharaoh Senusret III được cho là người chỉ đạo xây dựng tuyến đường kết nối Biển Đỏ và Sông Nile vào năm 1850 trước Công nguyên, trong khi Pharaoh Necho II (610 - 595 trước Công nguyên) cũng có tham vọng tương tự nhưng chưa thành hình, cho đến khi Hoàng đế Ba Tư Darius (522 - 486 trước Công nguyên) hoàn thành nó và tuyên bố: "Khi con kênh này được đào theo chỉ đạo của ta, tàu buôn đi từ Ai Cập qua kênh vào Ba Tư đúng như ta dự tính".

Herodotus, sử gia Hy Lạp, viết rằng đã có 120.000 công nhân bỏ mạng khi xây dựng kênh đào dưới thời Necho, và con kênh được đặt tên là "Kênh của các Pharaoh" do Darius hoàn thành nối giữa sông Nile và Hồ Great Bitter có chiều rộng vừa đủ để hai chiếc thuyền buồm chở hàng đi ngang qua nhau với các mái chèo được xoè ra mà không hề va chạm.

Kênh đào Suez - Giấc mộng vĩ đại của các Pharaoh - Hình 1

Con kênh này được phục hồi bởi Ptolemy II Philadelphus vào năm 270 hoặc 269 trước Công nguyên, để rồi qua nhiều thế kỷ sau đó bị bỏ hoang do sự rút nước của Biển Đỏ kết hợp sự tích tụ phù sa liên tục từ sông Nile.

Dù các thương gia từ Venice (Italia) đề ra ý tưởng nạo vét một con đường để tàu hàng có thể cập bến Ấn Độ vào đầu thế kỷ 16, Napoleon Bonaparte mới là người được xướng tên vì kế hoạch xây dựng nên con kênh hiện đại đầu tiên sau cuộc chinh phạt Ai Cập vào năm 1798.

Kênh đào Suez - Giấc mộng vĩ đại của các Pharaoh - Hình 2

Nhưng không may cho vị chỉ huy người Pháp, khi mà các chuyên gia vẽ bản đồ và các kỹ sư dưới trướng ông lại tính toán nhầm rằng Biển Đỏ cao hơn Địa Trung Hải đến 9,14 mét, có nghĩa là vùng châu thổ sông Nile sẽ bị ngập lụt nếu tuyến đường thuỷ nhân tạo kia được xây dựng nên, khiến ông phải từ bỏ ý định của mình.

Sai lầm này đã được khắc phục sau khi một nhóm chuyên gia bao gồm Paul-Adrien Bourdaloue, Robert Stephenson, và Alois Negrelli đ.ánh giá lại mọi thứ vào năm 1847, mở đường cho nhà ngoại giao người Pháp Ferdinand de Lesseps tiến hành đàm phán với tổng trấn Ai Cập nhằm đi đến thỏa thuận triển khai một dự án lớn, thành lập nên Suez Canal Company vào năm 1854.

Kênh đào Suez - Giấc mộng vĩ đại của các Pharaoh - Hình 3

Ba năm sau đó, ông bắt đầu thực hiện con kênh đầy tham vọng của mình, chạy từ cảng Said đến cảng Tewfik, trước sự phản đối kịch liệt từ phía Anh (chính quyền nước này quan ngại về tác động của con kênh đến những tuyến đường giao thương đến Ấn Độ đầy màu mỡ của mình), và báo Anh gọi con kênh là "một sự cướp bóc trắng trợn, được hình thành nên để bóc lột những con người chân chất", khiến De Lesseps bực bội gây nên một cuộc khẩu chiến với thủ tướng Anh lúc bấy giờ là Lord Palmerston, thậm chí còn thách thức kỹ sư đường sắt Robert Stephenson tham gia một trận đấu vì danh dự sau khi ông này chỉ trích De Lesseps trước nghị viện.

Sự hăm dọa đầy bạo lực

Nông dân Ai Cập đã phải tham gia xây dựng kênh đào trước những hăm doạ đầy bạo lực, buộc phải sử dụng cuốc xẻng và đôi tay trần để đào đất trước khi lãnh đạo quốc gia này, Ismail Pasha, tuyên bố đây là hành vi phạm pháp vào năm 1863 và buộc De Lesseps phải sử dụng các loại máy ủi và máy nạo hơi nước công nghệ cao vận hành bằng than đá. 75 triệu mét khối cát đã được đào lên trong suốt một thập kỷ, 3/4 trong số đó được chuyển đi bằng các loại máy móc hạng nặng.

Kênh đào Suez - Giấc mộng vĩ đại của các Pharaoh - Hình 4

Lễ khánh thành được tổ chức vào tối ngày 15/11/1869 ở cảng Said, với đèn, pháo hoa và một buổi yến tiệc trên du thuyền của Pasha. Hoàng đế Franz Joseph I, Hoàng hậu Pháp Eugenie, và Hoàng tử Nga đều góp mặt.

Khá thú vị là, cũng trong năm đó, nhà điêu khắc người Pháp Frederic-Auguste Bartholdi đã đến gặp De Lesseps để trình bày ý tưởng về việc dựng một bức tượng nữ thần cầm đuốc cao 27 mét ở cửa kênh để đóng vai trò hải đăng dẫn đường cho tàu thuyền đi vào. Bức tượng "Egypt Bringing Light to Asia" này bị các kỹ sư từ chối, nhưng Bartholdi không bỏ cuộc và cuối cùng đã công bố một phiên bản khác của nó tại thành phố New York vào năm 1886, một biểu tượng ngày nay được biết đến với tên gọi "Tượng Nữ thần Tự do"!

Kênh đào Suez - Giấc mộng vĩ đại của các Pharaoh - Hình 5

Kênh đào Suez đã trở thành trung tâm của cuộc xung đột giữa Anh, Pháp và Israel sau 87 năm đi vào hoạt động, khi tổng thống Ai Cập Gamal Abdel Nasser quốc hữu hoá nó vào ngày 26/7/1956. Quốc gia của ông đã giành được độc lập từ Đế quốc Anh vào năm 1922, nhưng lực lượng quân đội chiếm đóng vẫn tiếp tục quản lý kênh đào nhằm đảm bảo những lợi ích thương mại cho nước Anh, đồng thời phản đối việc xây dựng đ.ập Aswan.

Vào ngày 29/10/1956, các lực lượng quân sự tràn vào Ai Cập nhằm chiếm lại quyền kiểm soát, nhưng nhanh chóng bị chỉ trích nặng nề từ cộng đồng quốc tế, bao gồm Mỹ, Liên Hợp Quốc, và Liên bang Soviet (quốc gia này thậm chí còn đe doạ sẽ trả đũa hạt nhân).

Thủ tướng Anh Anthony Eden, còn chịu áp lực từ phía người biểu tình tại nước nhà, buộc phải ra lệnh rút quân và cuối cùng là từ chức trong sự bẽ bàng.

Kênh đào Suez tiếp tục trở thành đề tài nóng hổi trong cuộc chiến 6 ngày giữa Ai Cập và Israel năm 1967, khi nó bị đóng cửa và chặn ở hai đầu bởi vô số tàu chiến lẫn bom mìn.

Vào thời điểm đó, có 15 tàu hàng đang di chuyển trên con kênh, và chúng đã phải đứng chờ trong suốt 8 năm trời rồi trở thành thứ mà người ta gọi là "Hạm đội vàng" sau một thời gian dài bị cát sa mạc phủ đầy boong.

Cho đến khi được di chuyển trở lại vào năm 1975 sau một hiệp ước ngừng b.ắn mới, thuỷ thủ đoàn từng phải ở lại để canh giữ các tàu hàng đã tìm cách giải khuây cho chính mình bằng cách tổ chức những cuộc thi đấu thể thao cũng như những buổi tiệc tùng tụ họp của chính họ, thậm chí phát triển cả một hệ thống trao đổi hàng hoá và con dấu riêng nữa. Sau 8 năm thả neo, chỉ 2 trong số 15 tàu còn đủ điều kiện để ra khơi lần nữa.

Kênh đào Suez - Giấc mộng vĩ đại của các Pharaoh - Hình 6

Thời gian gần đây, kênh Suez đã trở nên ổn định hơn nhiều - ước tính mỗi ngày có 50 tàu đi qua kênh và chính quyền Ai Cập thu về 5 tỷ USD lệ phí mỗi năm - tất nhiên, kênh cũng trải qua nhiều lần tu sửa.

Một dự án mở rộng và đào sâu thêm đường rẽ Ballah của kênh Suez, tách nó ra khỏi dòng kênh chính với chiều dài thi công 35km, trị giá 9 tỷ USD, được đưa ra vào tháng 8/2014. Một năm sau đó, đường rẽ được mở cửa, cho phép 97 tàu đi qua mỗi ngày, góp phần đẩy nhanh thời gian di chuyển qua kênh Suez.

Ever Given, tàu hàng dài 400 mét, được điều hành bởi công ty Đài Loan Evergreen Marine và được đăng ký tại Panama. Nó được đóng bởi công ty Imabari Shipbuilding của Nhật Bản, có sức chứa 20.388 container, lần đầu hoạt động vào ngày 9/5/2018.

Kênh đào Suez - Giấc mộng vĩ đại của các Pharaoh - Hình 7

Vào những ngày cuối tháng 3/ 2021, vụ việc con tàu chở container Ever Given bị mắc lại ở kênh đào Suez, chắn ngang và ngăn cản dòng phương tiện đến từ cả hai phía Bắc lẫn Nam, đã thu hút sự chú ý của cộng đồng quốc tế về tuyến đường thuỷ nối Địa Trung Hải với Biển Đỏ. Ever Given đang trên đường từ Trung Quốc đến cảng Rotterdam của Hà Lan thì gặp sự cố. Trước đó, vào tháng 2/2019, tàu Ever Given từng gặp một biến cố khác: nó đã va chạm với một tàu hàng nhỏ tại cảng Hamburg của Đức.

Tuyến đường này đã thay đổi vĩnh viễn lịch sử vận tải đường biển quốc tế, giúp tàu thuyền không phải đi qua mũi Hảo Vọng của Nam Phi, rút ngắn 6000 km, tránh cướp biển và giảm nhiều chi phí. Kênh đào Suez được coi là một trong những tuyến đường hàng hải quan trọng nhất trên thế giới, đóng vai trò trong việc tạo điều kiện cho thương mại toàn cầu.

Kênh đào Suez - Giấc mộng vĩ đại của các Pharaoh - Hình 8

Kênh đào Suez - Giấc mộng vĩ đại của các Pharaoh - Hình 9

Bạn có THÍCH bài viết này chứ?
Không

Chủ đề liên quan

Thủy thủ tàu Ever Given đối mặt với thảm kịch nếu chủ tàu không trả t.iền bồi thường

Tin tài trợ
Thủy thủ đoàn trên con tàu Ever Given từng chắn ngang kênh đào Suez có nguy cơ mắc kẹt trên tàu nhiều năm, thậm chí bị bỏ rơi nếu chủ tàu không trả t.iền bồi thường và giúp họ về nước.

Khai quật thành phố vàng niên đại hơn 3.000 năm 

Tin tài trợ
Các nhà khảo cổ đang gấp rút khai quật Aten, thành phố lớn nhất của Ai Cập cổ đại. Đây được coi là phát hiện lớn nhất thế kỷ, mở đầu cho một khám phá hoàn toàn mới mẻ.

"Thành phố vàng" 3.000 năm t.uổi bị mất tích được phát hiện tại Ai Cập

Tin tài trợ
Các chuyên gia cho biết đây là thành phố lớn nhất từng được tìm thấy và là một trong những phát hiện quan trọng nhất kể từ khi khai quật lăng mộ của Tutankhamun.

Vận tải biển đi châu Âu biến động thế nào sau sự cố kênh đào Suez?

Tin tài trợ
Nhiều doanh nghiệp lo ngại, giá cước vận tải container chặng Việt Nam - châu Âu sẽ tiếp tục biến động sau sự cố tàu mắc cạn tại kênh đào Suez.

Tàu chở dầu c.hết máy tại kênh đào Suez

Tin tài trợ
Một tàu chở dầu nặng 62.000 tấn đột ngột ngưng di chuyển ở phía nam kênh đào Suez, khiến hoạt động giao thông qua con kênh chậm lại.

Ai Cập xem xét mở rộng kênh Suez

Tin tài trợ
Cơ quan quản lý kênh đào Suez lên kế hoạch mở rộng đoạn phía nam, nơi tàu container khổng lồ Ever Given từng bị mắc cạn.

'Núi tuyết' ở Ai Cập thu hút du khách

Tin tài trợ
Những núi muối trắng như tuyết nằm ở phía bắc kênh đào Suez bất ngờ thành điểm thu hút du khách. Hình ảnh du khách và người dân tụ tập chơi đùa trước những ngọn núi trắng như tuyết và trượt từ trên đỉnh núi xuống không lạ, tuy nhiên điểm đặc biệt là khung cảnh diễn ra tại Ai Cập.

Tàu dầu suýt làm kênh Suez tắc nghẽn

Tin tài trợ
Tàu dầu Rumford gặp sự cố động cơ khi đi qua một đoạn hẹp trên kênh đào Suez, khiến tuyến hàng hải huyết mạch bị chặn trong khoảng hai giờ.

Hơn 400 tàu tắc nghẽn ở kênh đào Suez sắp được giải phóng hoàn toàn

Tin tài trợ
Cơ quan Quản lý kênh đào Suez hôm 2/4 cho biết sắp giải phóng toàn bộ tàu xếp hàng chờ đợi trong thời gian tàu chở hàng Ever Given mắc cạn khiến con kênh tắc nghẽn.

Hé lộ bí ẩn diện mạo vị Pharaoh gây tranh cãi nhất lịch sử Ai Cập

Tin tài trợ
Hình ảnh tái hiện được đ.ánh giá là chân thực nhất trong số các phiên bản về diện mạo vua Akhenaten.
phanh nè biến mấtnhất dươnghùng didulisa comebackhằng du mụcchu thanh huyềndịch đườngđám cưới miduminh đạtlisarockstartốt nghiệp thptchưa biết