Nam Thư giải thích lý do con trai Lâm Vỹ Dạ "né như né tà", CĐM bàn tán
4 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
Từ một người không bà con bạn bè và bất đồng ngôn ngữ, chàng trai 20 tuổi Kao Siêu Lực khi đó phải làm đủ nghề để nuôi sống gia đình. Thế rồi số phận chẳng ai đoán được lại đưa đẩy Kao Siêu Lực đến với nghề làm bánh và lập nên thương hiệu bánh Đức Phát trứ danh.
Quá khứ lừng lẫy
Với người Sài Gòn sinh sống khoảng những năm 1990, Đức Phát là thương hiệu bánh không ai không biết đến.
Thành lập năm 1984, Đức Phát là kết quả từ cố gắng không ngừng của vợ chồng ông Kao Siêu Lực và bà Dư Đức Phát. Tên thương hiệu được lấy từ tên người vợ với mong muốn "lấy đức để phát".
Ban đầu Đức Phát chỉ bán bánh bông lan nhưng sau đó ông Kao Siêu Lực đã tự mày mò, tìm hiểu công thức để làm ra những loại bánh mới. Lần lượt bánh mì ngọt croissant của Pháp, bánh dừa lưới, sau này là bánh mì và các dòng bánh đóng gói được ra mắt và nhanh chóng chiếm trọn tình cảm của người Sài Gòn bởi hương vị tươi ngon cùng giá thành hợp lý.
Đặc biệt, sự phối hợp ăn ý của hai vợ chồng, một người lo sản xuất, một người quản lý tài chính đã đẩy thương hiệu Đức Phát ngày càng đi đi xa hơn nữa.
"Bà ấy là Văn - ngồi trong văn phòng, chịu trách nhiệm về tài chính. Tôi là Võ - đi "đánh" thiên hạ. Sổ sách, tiền bạc toàn bộ một tay bà ấy quản lý", ông Kao Siêu Lực từng chia sẻ như vậy trong một sự kiện tổ chức hồi đầu năm 2019.
Tuy nhiên, những rạn nứt trong hôn nhân bắt đầu xuất hiện và ngày càng trở nên trầm trọng. Năm 2005 hai người chính thức ra tòa, chấm dứt cuộc hôn nhân sau hơn 20 năm chung sống.
Ngày ra tòa, hai vợ chồng thỏa thuận sẽ tự chia tài sản; tòa chỉ xử việc phân chia thương hiệu. Ông bà chủ Đức Phát đồng ý chia đôi mỗi người 10 cửa hàng, nhưng thương hiệu Đức Phát thì hơi khó. Vợ ông đề nghị chia thành Đức Phát 1, Đức Phát 2. Nhưng ông Lực quyết định chọn cho mình tên thương hiệu là Đức Phát-Vina Bread.
Tuy nhiên, sự phân chia này không ổn, vì hệ thống nhận diện của 2 thương hiệu có quá nhiều điểm trùng lắp. Nếu một bên kinh doanh không tốt, bên còn lại chắc chắn bị ảnh hưởng do người tiêu dùng dễ bị nhầm lẫn. Cuối cùng, hai bên thỏa thuận chỉ một người giữ thương hiệu Đức Phát và phía nhận phải trả cho phía mất thương hiệu 1 triệu USD. Sau khi suy tính, bà chủ Đức Phát đồng ý trả 1 triệu USD và giữ lại thương hiệu.
Trước khi ra đi, ông hỏi vợ: "Vợ chồng mình cùng chung tay làm việc, đồng sở hữu, bà lấy hết phần đó cảm thấy làm sao?". Sau đó, "vua bánh mì" nhận được câu trả lời mà đến giờ ông vẫn còn khắc cốt ghi tâm: "Cái này do ông thôi. Ông làm không có coi sổ sách, ông chỉ lo thiên hạ."
Kao Siêu Lực cho biết: "Một câu "không coi sổ sách" bà ấy nói, vậy là do tôi không biết, nên tôi phải học. Tôi phải tự làm, tự coi sổ sách". Đây cũng chính là bài học xương máu mà cả đời "vua bánh mì" không thể nào quên, cũng chính là cơ hội đau thương giúp người đàn ông tài giỏi nhận ra thiếu sót của mình để hoàn thiện và phát triển hơn trên chặng đường trong tương lai.
Làm lại từ đầu
Sau ly hôn, tài sản quý giá nhất mà Kao Siêu Lực có chính là 3 người con. Con cái chính là động lực to lớn giúp ông đứng lên và gây dựng nên một thương hiệu hoàn toàn mới với tên gọi ABC - chữ cái ghép từ tên tiếng Anh của ba người con: Anglela, Bruce và Christine của ông, đồng thời được dịch thành Asia Bakery Confectionery (doanh nghiệp sản xuất bánh kẹo Á Châu).
Khởi nghiệp lần thứ hai với 10 cửa hàng và một cái xưởng ở vị trí không thuận lợi, "vua bánh mì" khi đó gặp rất nhiều khó khăn. Thử thách lớn nhất của ông trong 2 năm đầu chính là xoay xở dòng vốn, thậm chí, ông phải thế chấp nhà cửa để xoay xở, nhanh chóng kiếm lại tiền. Không lùi bước, Kao Siêu Lực vẫn mở thêm xưởng mới, nhập thêm máy móc thiết bị, biến thách thức thành cơ hội vì thấy được tương lai trong những nỗ lực và dự liệu của mình.
Rút kinh nghiệm từ bài học xương máu, sau khi gây dựng ABC, Kao Siêu Lực đã tự học hỏi để quản lý sổ sách tài chính - kế toán của ABC và cả hành chính. Ông thú nhận thật ra những công việc đó không khó như ông nghĩ, vì "tất cả đã có bài toán - công thức, mình chỉ thực hiện theo là được".
Tuy nhiên, khi vấn đề sổ sách kế toán giải quyết xong thì lại đến vấn đề về công nghệ. Tiếp nhận xu thế của thời đại, Kao Siêu Lực đầu tư nhiều máy móc công nghệ vào việc sản xuất làm bánh để đẩy mạnh việc sản xuất. Với suy nghĩ "kinh nghiệm kết hợp công nghệ sẽ cho ra kết quả mỹ mãn", ông quyết định trao những thiết bị mới đó vào tay những thợ làm bánh giàu kinh nghiệm. Dẫu vậy, thực tế lại trái ngược hoàn toàn khi những thợ lành nghề nhiều tuổi không quen và không thể thích nghi với máy móc.
Nắm rõ được vấn đề, "vua bánh mì" chuyển hướng sang sử dụng thợ trẻ tuổi để thao tác với máy mới, còn những nhân viên kỳ cựu được chuyển qua làm công việc kiểm tra chất lượng thành phẩm của các mẻ bánh, nếu có vấn đề sẽ báo lại để các thợ trẻ điều chỉnh lại thiết bị. Sự tính toán và sắp xếp thông minh này đã đem về thành công lớn cho Kao Siêu Lực. Từng bước, từng bước, Kao Siêu Lực dần tìm lại được hào quang rực rỡ một thời.
Tìm lại ngôi vua
Nhờ luôn linh động đổi mới và cải cách để theo kịp xu hướng và khẩu vị khách hàng, nghiêm ngặt trong khâu quản lý, ABC ngày càng phát triển và làm chủ cuộc chơi trong một thị trường đầy biến động.
Mùa trung thu năm 2007, ABC Bakery hợp tác với Walt Disney, in hình những nhân vật hoạt hình nổi tiếng của hãng này lên từng chiếc bánh. Đây được xem là cột mốc thể hiện sự "phá rào" trong phương pháp kinh doanh của Kao Siêu Lực khi trước đó, tư duy làm ăn của ông là "ăn chắc mặc bền", chỉ quan tâm chất lương sản phẩm mà không coi trọng việc quảng cáo. Kết quả của sự đột phá này là chỉ một mùa Trung thu 2007, hơn 400.000 bánh Trung thu ABC in hình những nhân vật hoạt hình nổi tiếng của Walt Disney là được tiêu thụ hết.
Năm 2007, Kao Siêu Lực đưa ABC trở thành doanh nghiệp đầu tiên của ngành bánh Việt Nam tham gia Hiệp hội bánh mì quốc tế. Cũng trong năm này, ABC Bakery mở cửa hàng đầu tiên tại Phnompenh, là phép thử cho chiến lược xuất khẩu đến các thị trường khó tính hơn trên thế giới. Năm 2008, ông vinh dự được mời vào ban giám khảo cuộc thi Coupe du Monde de la Boulangerie, cuộc thi được ví như giải quốc cúp của các nhà làm bánh trên thế giới, diễn ra tại Paris (Pháp).
Thời điểm này, các thương hiệu nước ngoài nhảy vô ào ạt chiếm lĩnh thị trường nội địa, thay vì đối đầu, ông lại biến họ thành đối tác và trở thành nhà cung cấp cho chuỗi thức ăn nhanh quốc tế.
Từ 10 cửa hàng ban đầu, ABC Bakery đã phát triển lớn mạnh với hơn 35 cửa hàng và 4 xưởng chế biến. Khách hàng của ABC chiếm 98% thị phần thức ăn nhanh tại Việt Nam. Không những thế, ABC Bakery của Kao Siêu Lực còn là nhà cung cấp cho chuỗi thức ăn nhanh quốc tế và cả những siêu thị, cửa hàng tiện lợi có tiếng.
Kenshi Yonezu: Chàng nghệ sĩ đa tài, khát khao sự duy mỹ trong âm nhạc Hoa Chỉ16:26:39 11/01/2025Kenshi Yonezu có tên thật là Hachi, là một nhạc sĩ, ca sĩ và nhà sản xuất âm nhạc người Nhật Bản. Kenshi Yonezu sinh năm 1991 tại Tokushima và bắt đầu sự nghiệp âm nhạc của mình bằng cách phát hành các bản nhạc độc lập trên internet vào năm 2009.
4 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
4 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
4 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
10 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
5 | 0 Thảo luận | Báo cáo