Phương Anh Đào: Từ gái quê nghèo lớn lên bằng gánh xôi của cha, đến 'mỹ nhân bầm dập' đắt giá
5 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
"Vì nơi xuất thân mà tôi từng sợ rằng mình sẽ sống cả cuộc đời thất bại." đây chính là câu nói hé lộ cả cuộc đời của Howard Schultz. Khác với nhiều tỷ phú có nền tảng gia đình vững chắc, Howard Schultz lại xuất thân trong một gia đình có tầng lớp thấp trong xã hội.
Bắt đầu kinh doanh cà phê cách đây 30 năm, doanh nhân Howard Schultz đã có được thành tựu đáng mơ ước là chuỗi cửa hàng cà phê mang thương hiệu Starbucks, một trong những chuỗi cà phê lớn nhất hành tinh và mang lại lợi nhuận khổng lồ hàng năm.
Tuy nhiên, ít ai biết được rằng, trước khi trở thành một doanh nhân giàu có và quyền lực, người đàn ông này đã từng có tuổi thơ phải sống trong những tòa nhà ẩm thấp, tối tăm trái ngược hoàn toàn với vẻ hào nhoáng của khu nhà giàu Manhattan, New York, Mỹ.
Tuổi thơ nghèo khó
Howard Schultz ra đời ngày 19 tháng 7 năm 1953 tại Brooklyn, New York, Mỹ. Ông sinh ra trong gia đình nghèo, cuộc sống vất vả. Cha mẹ của ông thậm chí không học hết trung học.
Trong một cuộc phỏng vấn với Bloomberg, vị tỷ phú từng chia sẻ rằng bố mẹ ông đều là những người có thu nhập thấp. Cả nhà phải sinh sống trong một dự án nhà ở xã hội đã xuống cấp và việc này khiến ông nhận thức được rõ ràng về thứ gọi là sự chênh lệch giàu nghèo trên thế giới.
Năm 1961, khi Howard Schultz lên 7, một ngày đi học về, ông chứng kiến cha gặp tai nạn, bị vỡ mắt cá chân khi đang là tài xế xe tải và giao tã bỉm. Bố Howard Schultz bị thương khi đang làm việc nhưng lại không có tiền bồi thường dành cho công nhân, không có hợp đồng và cũng không có bảo hiểm y tế. Ông mất khả năng làm việc sau tai nạn đó và hoàn toàn không nhận được khoản trợ cấp nào. Cũng chính vì thế, thu nhập của gia đình đã ít còn trở nên ít ỏi hơn, gia đình lâm vào cảnh "cùng quẫn".
Cho tới tận bây giờ, ông vẫn nhớ hình ảnh người cha nằm tuyệt vọng trên ghế với băng nẹp vì tai nạn tại nơi làm việc. Vài năm sau đó cha qua đời, tình hình kinh tế gia đình ngày càng trở nên khó khăn.Mặc dù thế, mẹ của Howard Schultz vẫn luôn khuyến khích các con học hành đến nơi đến chốn để không đi theo vết xe đổ của bố mẹ. Bà tin rằng nền tảng giáo dục tốt chính là cánh cửa mở ra cơ hội thoát khỏi cái nghèo cho con trai và gia đình.
"Tôi chứng kiến những rạn nứt của giấc mơ Mỹ và nhìn thấy bố mẹ mình đi từ thất vọng đến tuyệt vọng. Những vết sẹo, tất cả tủi hổ đó thậm chí vẫn đeo bám tôi cho đến tận ngày hôm nay", ông kể. Từ đó, Schultz quyết tâm phải thoát nghèo và thay đổi số phận.
Chính tuổi thơ đầy khó khăn đã giúp tôi luyện tính cách kiên cường cho Howard. Khi đi học, Howard đi làm thêm liên tục, thậm chí nhiều lúc còn phải đi bán máu để trang trải phí sinh hoạt. Ông tham gia nhiều công việc lặt vặt trong trường. Để có tiền học, ông làm đủ công việc như nhân viên pha chế, thậm chí còn bán máu.
Nắm bắt từ những điều nhỏ nhất
Dù tình cảnh gia đình khó khăn nhưng Schultz cho thấy ông là người rất biết tận dụng những cơ hội dù chỉ là nhỏ nhất. Nhận thấy khả năng về thể thao của mình là tấm vé duy nhất giúp anh có cơ hội được đi học, Howard Schultz đã tìm ra được "lối thoát" của mình.
Khi còn học trung học, Howard đã xuất sắc giành được một học bổng bóng đá tại Đại học Bắc Michigan và giúp bản thân mình có thể hoàn thành việc học đại học như mong muốn. Tuy nhiên, sau khi vào đại học, ông đã quyết định buông bỏ sự nghiệp bóng đá để hướng tới mục tiêu lớn lao hơn.
Để trả tiền học, chàng sinh viên chuyên ngành truyền thông đã vay nợ và tranh thủ kiếm tiền bằng nhiều công việc khác nhau, bao gồm làm bồi bàn và bartender.
Sau khi tốt nghiệp, Schultz có một công việc thuộc chương trình đào tạo bán hàng tại Xerox. Vài năm sau đó, ông làm việc tại Hammarplast, một doanh nghiệp đồ gia dụng thuộc sở hữu của một công ty Thụy Điển tên là Perstorp. Ở công ty này, Schultz đã vươn lên vị trí phó chủ tịch và tổng giám đốc, lãnh đạo một nhóm nhân viên bán hàng cấp dưới. Dù có chút thành công đầu đời, nhưng ông vẫn luôn đau đáu trong lòng, tự hỏi rằng "mình sẽ làm gì tiếp".
Schultz lần đầu biết đến Starbucks thời còn làm cho Hammarplast. Thương hiệu cà phê lúc này có 4 cửa hàng tại Seattle. Họ gây chú ý cho ông khi đặt mua số lượng lớn máy pha cà phê nhỏ giọt. Cảm thấy thích thú, vị doanh nhân đến Seattle để tìm gặp hai đồng sáng lập công ty này là Gerald Baldwin và Gordon Bowker. Ông ngay lập tức bị cuốn vào niềm đam mê của hai người đối diện. Họ tạo ấn tượng mạnh bởi dũng cảm bán một sản phẩm nằm trong ngách rất nhỏ của những người sành cà phê.
Schultz nghĩ mình nhất định phải gia nhập Starbuck, bất chấp đối diện tương lai phải liên tục di chuyển khắp nơi và chấp nhận mức lương thấp hơn. Nhưng ông vô cùng hào hứng với quyết định của mình và không bao giờ cảm thấy hối tiếc. Tuy nhiên, phải mất một năm, Schultz mới thuyết phục được Baldwin thuê ông về làm giám đốc tiếp thị cho công ty.
Schultz không muốn Starbucks giậm chân ở môi trường nhỏ như nhiều chuỗi khác. Vì thế, ông quyết định đi tìm những mô hình mới cho thương hiệu.
Một lần sang thành phố Milan, Italy, ông ghé qua nhiều quán bar phục vụ món Espresso. Ở đây, người chủ cửa hàng biết tên từng vị khách và phục vụ các thực khách của mình những món độc đáo như Cappuccino và cà phê Latte.
"Nó giống như một thứ tôn giáo", Schult ngẫm nghĩ trong thích thú. Thời khắc đó, ông bắt đầu hiểu sâu sắc mối quan hệ cá nhân giữa một ai đó với cà phê. Đó không chỉ là một món thức uống mà còn bao hàm nhiều giá trị hơn thế. Ông bắt đầu tin rằng Starbucks nên triển khai phục vụ những món Espresso theo cách của người Italy, rằng đến Starbucks phải là một trải nghiệm chứ không đơn thuần là một cửa hàng.
Tuy nhiên, Baldwin và Bowker lại nghĩ khác. Họ không tán đồng ý tưởng của Schultz. Ông không thể thuyết phục các nhà sáng lập Starbucks tin rằng công ty có thể trở thành chuỗi thương hiệu quốc tế, chứ không chỉ là một nơi rang xay cà phê.
Những khác biệt đã dẫn đến cuộc ra đi của giám đốc tiếp thị vào năm 1985. Ông quyết định thành lập công ty cà phê riêng có tên Il Giornale, tiếng Italy nghĩa là "thường ngày". Ông muốn kiên định với con đường mà giác quan mách bảo ông tại xứ sở mì ống.
Trong hai năm, Schultz tập trung mở các cửa hàng Il Giornale, tái hiện văn hóa thưởng thức cà phê độc đáo mà ông từng chứng kiến tại Italy. Rất nhanh chóng, đến năm 1987, Il Giornale mua lại Starbucks lúc này đã có 17 cửa hàng, đồng nghĩa Schultz trở thành CEO của tập đoàn này.
Từ đó, ông bắt đầu gieo mầm cho một trong những cuộc bành trướng tham vọng nhất trong lịch sử ngành bán lẻ cà phê. Khi cửa hàng Starbucks đầu tiên mở cửa ở New York, tờ The New York Times phải bắt đầu đưa ra định nghĩa Latte là gì, thậm chí mô tả cách đọc là "lah-tay". Starbucks đưa sự tự nhiên độc đáo của mình vào tất cả mọi thứ, từ kích thước ly đến sự liên kết với văn hóa cà phê Italy - thứ truyền cảm hứng cho Schultz.
Hiện tại, Starbucks đã có hơn 28.000 cửa hàng tại 77 quốc gia, đem lại doanh thu ròng khoảng 22.4 tỷ USD chỉ tính riêng năm 2017. Độ lớn thị trường của doanh nghiệp ước tính khoảng 84 tỷ USD.
Howard Schultz - Từ con nhà nghèo đến tỷ phú kiến tạo đế chế cà phê tỷ đô Starbucks team youtube12:24:58 07/05/2021Nói đến những tỷ phú thế giới lập nghiệp từ hai bàn tay trắng không thể không nhắc đến Howard Schultz. Vị CEO tài năng đã xây dựng nên đến chế cà phê lớn nhất thế giới - Starbucks khiến người người ngưỡng mộ. Schultz sinh ngày 19/7/1953, tại Brooklyn, New York trong...
5 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
4 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
6 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
4 | 0 Thảo luận | Báo cáo