Thái Thuỳ Linh tranh cãi vì chi 800k/bữa ăn khi đi cứu trợ, tiêu 2 tỷ, âm tiền
2 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
Nói đến những tỷ phú thế giới lập nghiệp từ hai bàn tay trắng không thể không nhắc đến Howard Schultz. Vị CEO tài năng đã xây dựng nên đến chế cà phê lớn nhất thế giới - Starbucks khiến người người ngưỡng mộ.
Schultz sinh ngày 19/7/1953, tại Brooklyn, New York trong một dự án nhà ở xã hội đã xuống cấp. Hiển nhiên, gia đình Schultz có hoàn cảnh vô cùng khó khăn. Khi Schultz 7 tuổi cha của ông - lao động chính trong nhà gặp tai nạn ở mắt cá chân khi đang lái xe tải vận chuyển tã giấy. Tại thời điểm đó, cha của Schultz không có bảo hiểm y tế hay bảo hiểm tai nạn lao động. Chi phí chữa bệnh cộng với việc không nhận được bất cứ khoản đền bù nào khiến gia đình Schultz hoàn toàn kiệt quệ.
Lên trung học, Schultz chơi bóng đá và giành được một học bổng thể thao của Đại học Bắc Michigan. Tuy nhận được học bổng nhưng Schultz vẫn phải đi làm bồi bàn, thậm chí bán máu để chi trả những chi phí phát sinh. Sau khi tốt nghiệp vào năm 1975, Schultz đã dành một năm làm việc tại một nhà nghỉ trượt tuyết ở Michigan. Sau đó, ông quyết định tham gia chương trình đào tạo bán hàng tại Xerox, nơi ông đã trau dồi được những kinh nghiệm giao tiếp qua điện thoại và xử lý văn bản.
Tuy nhiên, công việc này không thực sự hấp dẫn ông chuyển đến làm việc tại Hammarplast, một công ty sản xuất đồ gia dụng thuộc sở hữu của tập đoàn Perstorp Thụy Điển. Tại đây, Schultz đã thăng tiến lên các cấp bậc phó chủ tịch và tổng giám đốc, đứng đầu nhóm nhân viên bán hàng tại văn phòng New York.
Tại Hammarplast, lần đầu tiên ông được làm quen với Starbucks. Khi đó, Starbucks đã có một vài cửa hàng ở Seattle, công ty này đã đặt một lượng lớn máy pha cà phê khiến Schultz chú ý. Ông đến Seattle để gặp hai ông chủ của Starbucks là Gerald Baldwin và Gordon Bowker. Ông bị ấn tượng bởi niềm đam mê của đối tác và sự dũng cảm của họ trong việc chọn bán một sản phẩm mà chỉ có thể hấp dẫn một nhóm bộ phận nhỏ khách hàng thích cà phê và sành ăn.
Năm 29 tuổi, Schultz đã thuyết phục được Baldwin thuê ông làm giám đốc phụ trách bán lẻ và tiếp thị cho Starbucks. Tại thời điểm đó, Starbucks mới mở được 3 cửa hàng. Thế nhưng Schultz đã thay đổi cả vận mệnh của mình lẫn Starbucks khi tham dự một sự kiện quốc tế tại Milan.
Trong khi đi bộ quanh thành phố, ông đã gặp một số quán bar phục vụ cà phê espresso, đồng thời phục vụ khách hàng các loại cà phê cappuccinos và cà phê latte theo yêu cầu. Sau đó, ông trình bày những ý tưởng mới của mình với những người sáng lập Starbucks nhưng lại bị gạt đi. Điều này khiến Schultz quyết tâm sáng lập một công ty cà phê của riêng mình - Il Giornale.
Để Il Giornale "cất cánh", Schultz đã đầu tư hơn 1,6 triệu USD. Trong suốt thời gian gọi vốn từ các nhà đầu tư, Schultz đã bị 217 trong số 242 nhà đầu tư từ chối phũ phàng. Ông đã phải rất khó khăn mới có thể giữ vững niềm tin của mình. Người đàn ông này quyết tâm nhân rộng văn hóa cà phê mà ông nhìn thấy ở Milan. Đến tháng 8/1987, Il Giornale đã mua lại Starbucks với giá 3,8 triệu USD. Lúc này, Starbucks đã mở được 6 cửa hàng.
Thương hiệu cà phê này được người Mỹ vô cùng ưa thích. Từ 6 cửa hàng, Starbucks được nhân rộng thành 165 cửa hàng, doanh thu mỗi năm khoảng 93 triệu USD. Năm 1992, công ty đã niêm yết trên sàn chứng khoán Nasdaq.
Sau thành công ở Mỹ, Starbucks không ngừng vươn ra thế giới. Tính đến nay, Starbucks đã trở thành chuỗi cà phê toàn cầu với hơn 22.000 cửa hàng, doanh thu mỗi năm được tính bằng tỷ đô.
Tất nhiên, Starbucks cũng đã có những lúc thất bại nhưng dưới sự điều hành của Schultz công ty đã được vực lại. Chẳng hạn, khi Schultz trở lại làm Giám đốc điều hành của công ty vào năm 2008 (sau 8 năm chỉ đảm nhiệm vị trí Chủ tịch) ông đã kéo lợi nhuận của Starbucks lên gấp 3, từ 315 triệu USD lên 945 triệu USD vào năm 2010. Schultz đã thực hiện một số thay đổi lớn bao gồm cả việc tạm đóng cửa 7.100 cửa hàng tại Mỹ để đào tạo lại chuyên gia pha chế làm thế nào để pha được ly cà phê espresso hoàn hảo.
Trong suốt sự nghiệp của mình tại Starbucks, Schultz đã luôn luôn quan tâm đến nhân viên của mình, người mà ông coi là "đối tác" chứ không phải người làm thuê. Công ty thậm chí còn trả đầy đủ bốn năm học phí đại học cho nhân viên thông qua chương trình học trực tuyến của trường Đại học bang Arizona. Ngoài ra, trải nghiệm đau thương thời ấu thơ khi người cha bị thương mà không có bảo hiểm, Schultz quyết định chi trả bảo hiểm y tế cho tất cả nhân viên, bao gồm cả lao động bán thời gian.
Schultz còn tận dụng sự ảnh hưởng của mình để phản đối đạo luật cho mang theo súng, ông cũng ủng hộ tầm quan trọng của một xã hội đa dạng và đa chủng tộc. Ngoài ra, Starbucks còn tham gia chương trình quyên góp các bữa ăn thừa tại các cửa hàng để lập ngân hàng thực phẩm trên khắp nước Mỹ.
"Tôi luôn luôn cảm thấy thiếu gì đó. Khi những người khác đã dừng lại nghỉ ngơi, tôi vẫn chạy, theo đuổi một điều mà không ai khác có thể thấy", Schultz viết trong hồi ký "Dốc hết trái tim".
Trong cuốn hồi ký này, Schultz cũng tiết lộ thành công của ông ngày hôm nay là để tưởng nhớ người cha quá cố của ông, người đã "không bao giờ được nghỉ ngơi trong suốt cuộc đời mình".
Howard Schultz- tỷ phú đế chế cà phê Starbucks, hoá ra xuất thân từ tầng lớp nghèo khó Hoàng Anh10:09:40 27/06/2022Vì nơi xuất thân mà tôi từng sợ rằng mình sẽ sống cả cuộc đời thất bại. đây chính là câu nói hé lộ cả cuộc đời của Howard Schultz. Khác với nhiều tỷ phú có nền tảng gia đình vững chắc, Howard Schultz lại xuất thân trong một gia đình có tầng...
2 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
4 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
4 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
5 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
5 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
5 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
5 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 0 Thảo luận | Báo cáo