Mộ Tần Thủy Hoàng có gì mà khiến "ông tổ trộm mộ" bỏ nghề sau 1 lần ghé thăm?
3 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
Thời phong kiến ở Trung Hoa có hoàng đế xứng đáng bị gọi là "kẻ biến thái" vì những hành động trái với luân thường đạo lý, không thể chấp nhận được.
Cụm từ "kẻ biến thái" thường được dùng trong môi trường xã hội hiện đại, mô tả những kẻ có tâm lý không bình thường và có hành động không phù hợp với luân thường đạo lý.
Thời phong kiến ở Trung Hoa có hoàng đế nào xứng đáng bị gọi như vậy hay không? Câu trả lời là có một hoàng đế xứng đáng bị gọi như vậy.
Lịch sử Trung Quốc từng ghi chép về một hoàng đế loạn luân.
Trong giai đoạn Nam - Bắc triều ở Trung Quốc (năm 420 - 589), có một hoàng đế nổi tiếng "biến thái". Đó là Lưu Tống Tiền Phế Đế, Lưu Tử Nghiệp - hoàng đế thứ sáu của triều Lưu Tống trong lịch sử Trung Quốc, theo trang mạng chuyên về lịch sử Trung Quốc Qulishi.
Lưu Tử Nghiệp là con trai của Lưu Tống Hiếu Vũ Đế, Lưu Tuấn. Năm 464, Hiếu Vũ Đế qua đời, Lưu Tử Nghiệp lên ngôi khi mới 15 tuổi và chỉ tại vị khoảng 1 năm, nhưng đã làm biết bao việc tày đình khiến mọi người ai cũng hãi hùng.
Lưu Tử Nghiệp từ nhỏ đã bất mãn với cha. Sau khi cha qua đời càng thể hiện sự bất cần, ra lệnh thay đổi tất cả các luật lệ mà vua cha từng ban.
Sự bất mãn này còn được biểu hiện khi Lưu Tử Nghiệp bình luận về các chân dung hoàng đế trong đền thờ tổ tiên.
Khi nhìn thấy chân dung người sáng lập nên triều đại (cụ nội), Lưu Tử Nghiệp nói: "Cụ nội là một đại anh hùng". Đến chân dung ông nội, Lưu Tử Nghiệp nhận xét: "Ông nội cũng khá tài giỏi, song thật không may khi bị con trai lấy mất đầu".
Nhắc đến vua cha quá cố, Lưu Tử Nghiệp chỉ thẳng vào bức họa của cha và nói: "Phụ thân quá mức hiếu sắc, không biết tôn ti trật tự".
Hình tượng Lưu Sở Ngọc trong phim truyền hình Trung Quốc.
Theo Qulishi, ở thời xưa, rất hiếm người thốt lên những lời này với cha ông, trong xã hội mà các bậc con cháu luôn phải biết kính trên, nhường dưới.
Có lần, Lưu Tử Nghiệp bắt các cung nữ phải trút bỏ hết quần áo, chạy quanh vườn cho hoàng đế ngồi xem. Điều này phản ánh phần nào sự bệnh hoạn của hoàng đế nhà Lưu Tống, theo Qulishi.
Lưu Tử Nghiệp còn làm chuyện tày trời gây chấn động lịch sử, khi ngoại tình với chính chị gái ruột, công chúa Sơn Âm, thậm chí còn ra tay hạ độc để anh rể không xen vào giữa hai người.
Ngoài ra, Lưu Tử Nghiệp còn cưới cô ruột là công chúa Tân Thái, bắt cô ruột phải phục vụ mình hàng đêm.
Hoàng đế loạn luân gây chấn động lịch sử
Theo trang mạng chuyên lịch sử Trung Quốc Qulishi, công chúa Sơn Âm tên thật là Lưu Sở Ngọc, vốn là con gái đầu lòng của vua Hiếu Vũ Đế. Nổi tiếng là mỹ nhân tuyệt sắc với vẻ đẹp hiếm có, Lưu Sở Ngọc được người đời khi đó tôn là "đệ nhất mỹ nhân".
Khi vua cha còn sống, công chúa Sơn Âm được gả cho phò mã đô đốc Hà Trấp. Sau khi Lưu Tử Nghiệp lên ngôi, thường triệu công chúa Sơn Âm vào cung tham gia những cuộc hưởng lạc.
Lưu Sở Ngọc vì đam mê sắc dục mà đã chủ động vào cung, ăn ngủ cùng em trai. Khi chuyện bại lộ, Lưu Tử Nghiệp bày mưu với Sở Ngọc để ra tay sát hại anh rể.
Một lần nọ, Sở Ngọc nói với Lưu Tử Nghiệp: "Thiếp và hoàng thượng mặc dù một người là nam một người là nữ song đều là cốt nhục của phụ hoàng. Hoàng thượng thì tam cung lục viện, hàng ngàn mỹ nữ vây quanh vậy mà thiếp chỉ có một vị phò mã. Trên đời này chuyện bất công cũng chỉ đến vậy".
Không chỉ ngoại tình với chị gái, Lưu Tử Nghiệp còn bắt cô ruột phục vụ mình. Ảnh minh họa.
Lưu Tử Nghiệp nghe chị gái nói vậy, liền sai người tìm 30 trai tráng tới cung để ngày ngày phục vụ công chúa.
Sau khi đã chiều lòng được người đẹp, Lưu Tử Nghiệp nói: "Ta đã làm vừa ý nàng nhưng trong tam cung lục viện chẳng có ai xinh đẹp được như nàng. Khi ta muốn thì nàng lại bận vui vẻ cùng người khác. Vì vậy, nàng phải tìm cho ta một người thay thế, như thế mới công bằng".
Sở Ngọc khi đó đã nghĩ tới công chúa Tân Thái Lưu Anh Mị, là cô ruột của hoàng đế. Trong thời phong kiến, hoàng đế đại diện cho trời đất, mệnh lệnh của hoàng đế không thể làm trái nên Lưu Anh Mị dù đã có chồng vẫn phải nghe theo.
Sau khi phong Anh Mị làm thiếp, Lưu Tử Nghiệp đem giết một cung nữ, đem thi thể không nguyên vẹn tới chỗ chồng của Lưu Anh Mị là Hà Mại, nói rằng Anh Mị đã chết.
Hà Mại không tin và sau khi biết được sự thật, tính làm phản nhưng bị Lưu Tử Nghiệp đem quân tấn công và bỏ mạng.
Lưu Tử Nghiệp còn có ý định phong Anh Mị làm hoàng hậu, nhưng bị các đại thần cực lực phản đối vì như vậy sẽ công khai tiếng xấu loạn luân, không thể chấp nhận được nên đành thôi.
Không chỉ loạn luân, Lưu Tử Nghiệp còn mắc chứng thị dâm. Hoàng đế nhà Lưu Tống ép các vương phi, công chúa đến hậu cung để tận mắt chứng kiến họ bị cưỡng hiếp bởi những người thân tín của vua, nếu ai không phục sẽ bị đánh 100 roi da.
Do hành xử trái đạo lý thông thường, lại ngông cuồng tàn bạo, Lưu Tử Nghiệp thường xuyên gặp phải ác mộng, đến mức tổ chức buổi lễ trừ tà.
Một thuộc hạ thường xuyên bị Lưu Tử Nghiệp trách mắng là Thọ Tịch Chi đã cùng một số người khác tham gia vào một âm mưu ám sát hoàng đế. Vào buổi lễ trừ tà, những người này ngấm ngầm tiếp cận và rút dao dâm hoàng đế, khiến Lưu Tử Nghiệp chết ở tuổi 17.
Từ Hi Thái Hậu và 100 đứa trẻ nằm trong lăng mộ, sự thật rùng rợn hé lộ tội ác gây phẫn nộ Như Ý15:41:50 22/11/2021Từ Hi Thái Hậu (1835 - 1908) được mệnh danh là người phụ nữ quyền lực và tàn ác nhất lịch sử phong kiến của Trung Quốc. Vốn là người nắm giữ cương vị tối cao trong nhiều năm ở triều đại nhà Thanh, bà đã làm rất nhiều chuyện hoang đường, sát...
3 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
4 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 0 Thảo luận | Báo cáo