Hoàng đế "dâng trai cho hoàng hậu", hoá ra là cố tình vì mê 1 công tử

2 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
Thường thì các hoàng đế nhà Thanh sẽ có khoảng 10 phi tần nhưng trong cuốn sách "Khang Hy toàn truyện", các sử gia đã ghi lại rằng trong hậu cung của ông có đến 49 vị từ quý nhân trở lên, 67 người nhận sắc phong chính thức còn.
Riêng số người từng hầu hạ vua nhưng lại ở phân vị thấp thì có không dưới 200.
Thậm chí cho đến khi về già, nhà vua vẫn không ngừng triệu các mỹ nữ từ vùng Giang Nam vào cung hầu hạ mà hoàn toàn không phải để sinh con cho hoàng thất. Nhiêu đó thôi cũng đủ để thấy mức độ đa tình, phong lưu của vị vua này rồi.
Hình tượng hoàng đế Khang Hi trong phim ảnh
Trong bộ phim "Hậu cung Như Ý truyện", các nhà sản xuất phim đã vô cùng táo bạo khi chiếu cảnh màn "thị tẩm tập thể" của vua Càn Long. Mặc dù màn thị tẩm khi lên phim với các tình tiết khá nhẹ nhàng và số lượng từ 5 phi tần trong kịch bản đã cắt giảm còn 4 vị nương nương, nhưng cũng khiến khán giả bất ngờ về vị vua này. Thế nhưng, độ phóng đãng của Càn Long vẫn chưa là gì khi so sánh với ông nội Khang Hi Đại Đế - người mà Càn Long vô cùng kính trọng.
Hình tượng vị vua phong lưu, đa tình Khang Hi được thể hiện rõ trong các bộ phim cung đấu như "Bộ bộ kinh tâm", "Cung tỏa tâm ngọc". Tuy trong phim vua Khang Hi không phải nhân vật chính nhưng khán giả có thể thấy dàn hậu cung và hoàng tử nhiều nhất trong lịch sử.
Trong phim "Bộ bộ kinh tâm", nam diễn viên Lưu Tùng Nhân đóng vai vua Khang Hi. Vị vua này có tổng cộng 55 người con, 54 con ruột và 1 con con nuôi - dưỡng nữ Cổ Luân Thuần Hi Công chúa. Trong 55 người con ruột, ngoại trừ các công chúa và những hoàng tử chế.t yểu, chỉ có 20 người con trai sống đến tuổ.i trường thảnh dưới thời Khang Hi.
Trong phim, hoàng tử Dận Nhưng do Trương Lôi đóng là con của Hiếu Thành Nhân Hoàng Hậu. Đây cũng là hoàng tử đích tôn duy nhất của Khang Hi nên được phong làm Thái tử từ nhỏ. Tuy nhiên, do Dận Nhưng đạo đức kém, tính tình xấu xa lại đam mê tửu sắc quá đà nên hai lần bị hoàng đế phế bỏ ngôi vị thái tử.
Bởi vua Khang Hi đông con nên đã dẫn đến nhiều hậu họa mà khủng khiếp nhất là sự kiện "Cửu tử đoạt đích" - 9 người con trai giành nhau ngai vàng trong một đêm. Bộ phim "Bộ bộ kinh tâm" đã phản ảnh rất chân thực về sự kiện lịch sử này. Trong đó, Ngô Kỳ Long thủ vai hoàng tử thứ 4 của vua Khang Hi, người đã giành được hoàng vị trong cuộc tranh đấu "Cửu long đoạt đích" và lên ngôi hoàng đế lấy niên hiệu là Ung Chính.
Khang Hi nổi tiếng là vị vua phong lưu, đa tình nhưng cũng là bậc minh quân. Đối với phi thiếp thì vị hoàng đế này luôn thể hiện tình cảm chân thành. Sinh thời ông hay đi vi hành, mỗi khi đến một địa phương nào thì ông đều cho người gửi những đặc sản của nơi đó về cho những ái phi ở hậu cung. Dù xung quanh vua Khang Hy có rất nhiều giai nhân tuyệt sắc nhưng ông vẫn rất tỉnh táo khi nói đến những chuyện quốc gia đại sự.
Bộ phim "Khang Hi vi hành" do Trung Quốc sản xuất đã phản ánh những vấn đề đó một cách hấp dẫn và sinh động. Thông qua đó, phim làm nổi bật sự thông minh và đầy bản lĩnh của vua Khang Hi trong việc giải quyết và xử lý tình huống cũng như việc xử phạt nghiêm minh những tham quan làm hại dân lành.
Vị vua "lắm thê thiếp" nhất trong lịch sử
Vì có thời gian tại vị lâu nhất trong lịch sử nên hậu cung của vua Khang Hi cũng rất đông đảo. Vị vua này có 4 hoàng hậu, 3 hoàng quý phi, 1 quý phi và 11 phi. Trong đó có 9 vị phi tử được mệnh danh là "Cửu phi liên châu" của Khang Hi đều mười phân vẹn mười và nổi tiếng trong dân gian, bao gồm: Tuệ phi, Bình phi, Lương phi, Vinh phi, Tuyên phi, Thành phi, Huệ phi, Thuận Ý Mật phi, Thuần Dụ Cần phi. Ngoài ra. vị đại đế này còn có 10 phi tần, 15 quý nhân, 4 thứ phi, 9 thường tại, 9 đáp ứng, trong đó có 55 người đã mang thai.
"Cửu phi liên châu" ý nói Khang Hi có thể sủng hạnh liên tiếp cả 9 phi tần trong cùng một đêm. Ngoài ra còn có "Bát tần lâm ngự" cũng mang ý nghĩa tương tự. Thanh triều từng đặt ra rất nhiều điều luật khắt khe liên quan tới cuộc sống "chăn gối" của nhà vua. Tuy nhiên, vua Khang Hi đã "lách luật" bằng cách xây dựng nhiều hành cung bên ngoài để tránh né phạm vi quản lý thuộc về Kính Sự phòng.
Điều đặc biệt tiếp nữa chính là trong hậu cung của Hoàng đế Khang Hi có không ít cặp chị em ruột. Hoàng đế thu nạp những cặp chị em này không vì sở thích đặc biệt nào mà chỉ vì nguyên nhân chính trị, tất cả đều vì quyền lực của hoàng tộc.
Cũng bởi vì đời sống tình cảm quá phóng túng, cuối đời, Khang Hy đã phải nhận về "quả báo nhãn tiề.n" khi sức khỏe hao tổn. Năm Khang Hy thứ 56 (1717), Khang Hy mắc bạo bệnh khiến thái y phải bó tay. Mặc dù vậy, Khang Hy vẫn không tiết chế trong chuyện chăn gối. Bằng chứng là ngay cả khi đã ở tuổ.i gần đất xa trời, hậu cung Khang Hi vẫn còn có Trần Quý nhân sinh hạ cho ông vị hoàng tử thứ 35. Chỉ tiếc là vị hoàng tử này đã bị chế.t yểu. Năm 1722, hoàng đế Khang Hy băng hà, hưởng dương 69 tuổ.i.
Phong lưu nhưng vẫn là một minh quân hiếm thấy
Thường thì phong lưu đa tình thường gắn liền với những hôn quân, như Trụ vương say mê Đắc Kỷ mà vương triều nhà Trụ sụp đổ hay Ngô vương Phù Sai vì ham mê sắc đẹp của Tây Thi mà để cho Việt vương Câu Tiễn nhân thời cơ đoạt lại quyền lực. Thế nhưng điều này lại không đúng với vua Khang Hi triều Thanh.
Dù bao quanh ông có rất nhiều bóng hồng, giai nhân tuyệt sắc nhưng mà ông vẫn rất tỉnh táo khi nói đến những chuyện quốc gia đại sự. Một vị giáo sĩ phương Tây đã từng kể rằng trong lần hoàng đế tới Nam Kinh thì người ta dâng cho ông 7 mỹ nữ. Nhưng hoàng đế chỉ nhìn một lần rồi từ chối luôn, đồng thời phạt tất cả những kẻ to gan đó. Điều này cho thấy sự cảnh giác cao độ của ông trước việc các đại thần muốn dùng sắc đẹp để lung lạc nhà vua.
Một cận thần của hoàng đế cũng kể lại rằng khi tuần phủ Giang Đông nghênh giá ở Khánh Đô thì cũng dâng lên 4 cô gái đẹp; nhà vua nổi trận lôi đình, còn bí mật cho điều tra thêm thì thấy thuộc hạ đều được tặng những "món quà" như vậy bèn hạ lệnh nghiêm trị đối với vị quan này.
Chính sự tỉnh táo, cứng rắn, dù yêu thích nhưng không mê đắm trong sắc đẹp là điểm khác biệt của Khang Hy, khiến ông trở thành một trong những vị vua vĩ đại nhất trong các triều đại phong kiến Trung Hoa.
Hoàng đế Minh - Thanh dính "lời nguyền truyền kiếp": Đoản mệnh, vô sinh? Minh Lợi17:03:53 27/06/2024Không ít hoàng đế nhà Minh trong lịch sử phong kiến Trung Quốc đoản mệnh, không có con cái hoặc có nhưng không sống tới tuổ.i trưởng thành. Dân gian cho rằng điều này xuất phát từ việc hoàng tộc nhà Minh vướng vào một lời nguyền bí ẩn.
2 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
5 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
5 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
4 | 0 Thảo luận | Báo cáo