Mr. Nawat tuyên bố sẽ chọn MGI biết hát, fan Việt lập tức đề cử 1 người, sắp có vương miện thứ 2?
3 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
Câu chuyện người chuyển giới đã có "sân chơi riêng" nên không được đón tiếp tại các đấu trường nhan sắc dành cho phụ nữ luôn là vấn đề gặp nhiều ý kiến trái chiều cho đến nay vẫn chưa có hướng giải quyết.
Cho đến nay, đã có một số quốc gia đối với một số cuộc thi nhất định đã có cái nhìn cởi mở hơn trong những quy định dành cho thí sinh đăng kí ghi danh, điều đó cho phép nhiều đối tượng tham gia hơn. Tuy nhiên, việc này lại không tỉ lệ thuận với sự chấp nhận và "suy nghĩ mở" đối với vấn đề người chuyển giới có thể thoải mái tham gia các cuộc thi.
Năm 2018 ban tổ chức Miss Universe 2018 lần đầu chào đón thí sinh chuyển giới tham dự là người đẹp Angela Ponce đến từ Tây Ban Nha. Năm nay, Hoa hậu Hoàn vũ 2023 tiếp tục có thí sinh chuyển giới thứ 2 tham dự đó là người đẹp Hà Lan - Rikkie Valerie Kollé.
Nhưng vẫn còn rất nhiều cuộc thi sắc đẹp vẫn ra quy định "cấm cửa" đối với người chuyển giới. Bên cạnh đó, việc người chuyển giới tham dự các cuộc thi sắc đẹp của phụ nữ đang tiếp tục gây tranh cãi.
Ban tổ chức cuộc thi Hoa hậu gọi người chuyển giới là "chiêu trò gây chú ý":
Ngày 24/7, ban tổ chức Hoa hậu Italia ra thông báo về quy chế của cuộc thi năm nay. Theo đó, ban tổ chức khẳng định cuộc thi sẽ không chào đón những thí sinh là người chuyển giới.
Bà Patrizia Mirigliani - người phát ngôn của cuộc thi cho biết chỉ những thí sinh "là phụ nữ từ khi mới sinh ra" mới được phép tham dự Hoa hậu Italia.
Bà Patrizia khẳng định các cuộc thi sắc đẹp chấp nhận thí sinh là người chuyển giới thực tế chỉ là chiêu trò đánh bóng tên tuổi để thu hút sự chú ý của truyền thông.
"Gần đây các cuộc thi sắc đẹp đang thu hút sự chú ý của truyền thông bằng cách sử dụng những chiến lược mà tôi cho rằng rất lố bịch. Cuộc thi Hoa hậu Italia sẽ không gây chú ý bằng cách đó", bà nói.
"Chừng nào tôi vẫn còn điều hành cuộc thi Hoa hậu Italia, chỉ những phụ nữ đúng nghĩa về mặt sinh học mới được tham gia, chứ không phải những người tự nhận mình là phụ nữ", bà Patrizia khẳng định.
Bà Patrizia tiết lộ kể từ khi ra đời, cuộc thi Hoa hậu Italia đã lường trước được quy chế về việc chỉ cho phép phụ nữ đúng nghĩa về mặt sinh học được tham dự.
"Có lẽ bởi vì khi đó người ta đã thấy trước rằng quy chuẩn về vẻ đẹp có thể trải qua những thay đổi, đàn ông cũng có thể chuyển giới thành phụ nữ", bà nói.
Việc cho phép người chuyển giới được tham gia các cuộc thi sắc đẹp của phụ nữ vẫn đang tiếp tục gây tranh cãi trên các diễn đàn sắc đẹp.
Hôm 8/7, người đẹp Rikkie Valerie Kollé đăng quang ngôi vị Hoa hậu Hà Lan 2023. Cô là người chuyển giới, sẽ đại diện Hà Lan tham dự cuộc thi Hoa hậu Hoàn vũ 2023 tổ chức vào cuối năm nay. Cô cũng trở thành người chuyển giới thứ 2 trong lịch sử dự thi Hoa hậu Hoàn vũ, sau người đẹp Angela Ponce của Tây Ban Nha vào năm 2018.
Việc Rikkie Valerie Kollé đăng quang gây nhiều tranh cãi trên các diễn đàn sắc đẹp. Hà Lan là quốc gia cởi mở với người chuyển giới nên họ được tạo điều kiện để tham gia các cuộc thi nhan sắc.
Tuy nhiên, nhiều ý kiến bày tỏ sự thất vọng. Họ cho rằng việc để một người chuyển giới tham dự cuộc thi sắc đẹp của phụ nữ là sai trái, khó chấp nhận.
Lo sợ chất lượng cuộc thi sẽ "trượt dốc không phanh" khi quá nhiều người chuyển giới tham gia:
Trước đó, tại cuộc thi Hoa hậu Hòa bình Philippines 2023 ( Miss Grand Philippines) đang diễn ra để tìm kiếm gương mặt đại diện cho quốc gia tại cuộc thi Hoa hậu Hòa bình Thế giới 2023 (Miss Grand International).
Cuộc họp báo trước chung kết có sự góp mặt của ông Nawat Itsaragrisil, bà Teresa - Phó chủ tịch cuộc thi Hoa hậu Hòa bình Thế giới cùng đương kim Hoa hậu Hòa bình Thế giới 2022 - Isabella Menin.
Tại buổi họp báo, ông Nawat bày tỏ, những người chuyển giới không có cơ hội tham dự cuộc thi do ông sáng lập. "Tuyệt đối không. Không một cuộc phẫu thuật nào có thể thay đổi ADN của một người. Người chuyển giới thành phụ nữ vẫn là đàn ông, và người chuyển giới thành đàn ông vẫn là phụ nữ", ông chia sẻ.
Ông Nawat giải thích thêm, người chuyển giới đã có những cuộc thi sắc đẹp riêng nên việc họ góp mặt tại sân chơi Hoa hậu Hòa bình Thế giới hay các cuộc thi nhan sắc dành cho phụ nữ truyền thống là không phù hợp.
Đây không phải là lần đầu, quan điểm "người chuyển giới không được tham dự các cuộc thi nhan sắc dành cho phụ nữ" được mang ra tranh cãi. Tổ chức Hoa hậu Hoàn vũ (Miss Universe) từng là tâm điểm truyền thông khi thông báo chấp nhận người chuyển giới dự thi từ năm 2012.
Thông tin này gây nhiều tranh cãi bởi nhiều người e ngại chất lượng cuộc thi có thể đi xuống vì có quá nhiều phụ nữ chuyển giới tham gia. Trong khi đó, những người thuộc cộng đồng LGBT (người chuyển giới, song giới, đồng tính) lại ủng hộ sự thay đổi táo bạo của tổ chức Hoa hậu Hoàn vũ.
Bà Lupita Jones - người được xem là phụ nữ quyền lực đứng đằng sau thành công của giới hoa hậu ở Mexico và hiện là giám đốc quốc gia của tổ chức Mexicana Universal cũng từng thẳng thắn từ chối thí sinh chuyển giới.
"Dù tiến hành phẫu thuật chuyển đổi giới tính, thay đổi một số bộ phận giống phụ nữ, họ vẫn là người chuyển giới. Trong cuộc sống, ai cũng có không gian, chỗ đứng riêng. Tất nhiên là người chuyển giới không nên bị phân biệt đối xử. Họ xứng đáng được công nhận. Nhưng Mexicana Universal không phải là sân chơi của họ", Lupita Jones nói.
Phát ngôn của bà Lupita Jones gây tranh cãi trên mạng xã hội. Angela Ponce - Hoa hậu Hoàn vũ Tây Ban Nha 2018, được biết đến là người chuyển giới đầu tiên trong lịch sử dự thi Miss Universe, đã thẳng thắn chỉ trích Lupita Jones.
Đáp lại, bà Lupita Jones vẫn cứng rắn: "Chúng tôi đã nhiều lần giải thích chuyện này và sẽ không thay đổi quan điểm".
Việc được sống đúng với suy nghĩ và có thể khẳng định được bản thân là điều mà bất cứ người thuộc cộng đồng LGBTQ đều hướng đến. Ngày nay các cuộc thi sắc đẹp dần trở thành "bàn đạp" để họ có thể tiến gần hơn đến sự kỳ vọng của xã hội và khát vọng chứng tỏ giá trị bản thân của mình.
Dù luận điểm này có thể sẽ không có được "kết quả chung cuộc" trong một thời gian dài vì xã hội dù đã văn minh hơn với suy nghĩ về "thế giới thứ 3", nhưng suy cho cùng chuẩn mực đạo đức và "lẽ tự nhiên" trong tiềm thức của chúng ta vẫn còn giới hạn.
Miss Grand: Lộ lý do Philippines bị Mr. Nawat "đá" khỏi Top 20, 1 Hoa hậu bật khóc nức nở Hoa Tuyết11:10:22 30/10/2023Mới đây, chủ tịch Miss Grand International đã tiết lộ một số lý do người đẹp Nikki de Moura không có mặt trong Top 20 chung cuộc. Nhiều người hâm mộ nhan sắc cho rằng cô bị loại là đáng tội.
3 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
6 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
4 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
4 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
4 | 0 Thảo luận | Báo cáo