Justin Sun: Tỷ phú bỏ gần 160 tỷ mua quả chuối dán tường là ai?
4 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
Tập đoàn SM của gia đình tỷ phú Henry Sy là doanh nghiệp lớn nhất ở Philippines, bao gồm 7 công ty niêm yết.
Hoạt động kinh doanh cốt lõi của tập đoàn này bao gồm trung tâm mua sắm, cửa hàng bách hóa, siêu thị, thương hiệu bán lẻ, tài chính ngân hàng, phát triển bất động sản và du lịch. Đế chế kinh doanh của họ được xây dựng từ con số 0 bởi Henry Sy, người trụ cột đã dẫn dắt đại gia đình cùng nhau làm việc chăm chỉ vươn đến thành công.
Từ cửa hàng tạp hóa đến mở cửa hàng giày dép
Henry Sy sinh ra tại tỉnh Phúc Kiến, Trung Quốc vào năm 1924. Năm 12 tuổi, ông sang Philippines cùng bố mẹ và định cư ở thành phố Manila. Sau này khi đã thành danh, ông từng trả lời trên tạp chí rằng:
"Nhiều năm trước, 1 cậu bé gốc Hoa gầy gò da đen nhẻm đến 1 đất nước xa lạ, không 1 xu dính túi, cũng không biết tiếng Anh hay tiếng Tagalog (quốc ngữ của Philippines), chỉ có trong mình ý chí vươn lên bất diệt."
Sau khi đến Philippines, bố mẹ ông dồn hết tiền tiết kiệm để mở 1 cửa hàng tạp hóa nhỏ ở góc phố chuyên bán rau củ quả, đồ khô và các nhu yếu phẩm hàng ngày. Ban ngày, ông ở quầy vừa đọc sách vừa phụ bán hàng, chiều làm bài tập, đến tối muộn thì ngủ ngay tại quầy Tuy vất vả nhưng ông rất có ý chí và thích kinh doanh từ bé.
Thế nhưng vốn liếng duy nhất của gia đình đã bị tàn phá trong Thế chiến thứ II. Gia đình ông Sy bị mất tài sản và buộc phải ngừng kinh doanh, cuộc sống trở nên khó khăn. Năm 1948, ông nhập giày từ Mỹ về Philippines và mở được cửa hàng bán giày, công việc làm ăn rất phát đạt. Sau đó, ông hoàn toàn tập trung vào việc kinh doanh và dừng việc học Đại học.
Sau khi tập trung vào việc kinh doanh giày, ông mở rộng phát triển thêm 3 cửa hàng, tiếp đến là mở 1 trung tâm mua sắm lớn chuyên về giày mang tên ShoeMart. Từ năm 1955, ông đi du lịch vòng quanh thế giới bằng máy bay cánh quạt, nhập khẩu các loại giày về Philippines. Chỉ trong vài năm, ông đã lập kỷ lục bán được 100 triệu đôi giày và giành được danh hiệu "Vua ngành giày" vào thời điểm đó.
Từ cửa hàng bách hóa thành trung tâm thương mại
Vào những năm 1970, Henry Sy đã mở rộng hoạt động kinh doanh từ ngành giày sang cửa hàng bách hóa tích hợp mua sắm và giải trí. "Ngành công nghiệp giày dép đã mang lại khách hàng, và tôi có thể bán cho họ những mặt hàng khác." - Ông nói.
Henry Sy đã huy động hết sức lực của gia đình và đào tạo những đứa con của mình thành cánh tay phải đắc lực. Cửa hàng bách hóa đầu tiên được Henry Sy thành lập cùng với con gái lớn của ông. Năm 1970, con gái lớn mới 20 tuổi - Teresita Sy Coson - đang chuẩn bị học tiếp để lấy bằng Thạc sĩ thì được ông ngỏ lời "quay về giúp bố". Thực tế đã chứng minh những nỗ lực của bà đã gặt hái được thành quả, và chẳng mấy chốc doanh số bán hàng trong cửa hàng đã tăng gấp đôi.
2 năm sau, Henry Sy đề nghị Teresita mở cửa hàng bách hóa đầu tiên ở Manila. Cửa hàng bách hóa này có diện tích kinh doanh 20.000m2, thuộc hàng tráng lệ ở Philippines thời bấy giờ. Vì là lần đầu tiên nên việc thiết kế cửa hàng như thế nào, trưng bày sản phẩm ra sao... tất cả đều là 1 bí ẩn đối với Teresita Sy. Để khẳng định khả năng với bố, bà đã làm việc chăm chỉ, đồng thời đến thăm nhiều hội chợ thương mại để học hỏi kinh nghiệm.
Vào năm 1972, Henry Sy và con gái đã thành công trong việc mở rộng ShoeMart thành cửa hàng bách hóa SM.
Sau đó, gia đình tỷ phú đã phấn đấu đưa cửa hàng bách hóa SM vươn lên thành số 1 ở Philippines. Trong những năm đầu, ông đã nhìn thấy cơ hội kinh doanh tại các trung tâm mua sắm ở châu Âu và Hoa Kỳ, đồng thời tin rằng đây là tương lai của tiêu dùng bán lẻ. Năm 1985, Henry Sy đầu tư mạnh vào việc xây dựng trung tâm mua sắm lớn. Sự đột phá đó đã mang lại những khái niệm mua sắm và tiêu dùng hoàn toàn mới cho Philippines, đồng thời đưa Henry Sy trở thành người tiên phong trong ngành Shopping Mall châu Á.
Cùng lúc với việc mở trung tâm mua sắm lớn, ông cũng đưa ra mô hình kinh doanh hợp tác, cho các doanh nghiệp khác thuê lại 1 số cửa hàng và tập hợp sức mạnh của nhiều doanh nghiệp để kinh doanh "vương quốc" bán lẻ, tiêu dùng của riêng mình.
Điều này đã biến Henry Sy trở thành ông hoàng thực sự của các trung tâm mua sắm, cho phép ông chuyển dần hoạt động kinh doanh từ bán lẻ thuần túy sang phát triển bất động sản và quản lý trung tâm mua sắm, tạo ra 1 mô hình kinh doanh - bất động sản hoàn toàn mới. Cho đến nay, các trung tâm mua sắm lớn của của tập đoàn SM ở Philippines vẫn là sự kết hợp giữa thương mại và bất động sản. 60% diện tích do tập đoàn tự quản lý, chẳng hạn như cửa hàng bách hóa, nội thất gia đình, rạp chiếu phim... 40% còn lại là khoảng trống dành cho đối tác phát triển.
Mở rộng lãnh thổ tài chính ngoài thương mại
Năm 1976, Henry Sy mua lại ngân hàng Acme Savings Bank, sau đổi tên thành Banco de Oro Savings & Mortgage Bank, với mục đích ban đầu là phục vụ các giao dịch kinh doanh của ShoeMart. Năm 1996, ngân hàng đổi tên 1 lần nữa thành Banco de Oro Universal Bank (BDO) và nhận được giấy phép ngân hàng thương mại do Ngân hàng Trung ương Philippines cấp và hiện đã trở thành 1 trong những ngân hàng thương mại lớn nhất ở Philippines.
1 người bạn từng hỏi Henry Sy tại sao tỷ phú lại đầu tư vào ngành ngân hàng, ông trả lời rằng SM có rất nhiều khách hàng và nhà cung cấp cần các dịch vụ tài chính, nếu có thể cung cấp cho họ nhiều dịch vụ hơn và kiếm tiền thì tại sao lại không làm. "Chúng tôi làm hài lòng khách hàng, mọi người cần những gì họ muốn. Tôi sẽ cung cấp những gì mọi người cần." - Tỷ Phú Henry Sy nói. Đây cũng là logic trong việc mở rộng kinh doanh của gia đình tỷ phú: dựa trên lợi thế hiện có, liên kết với nhu cấu của khách hàng và mở rộng đa dạng ngành nghề.
Mở trung tâm mua sắm ở Trung Quốc
Kể từ những năm 1990, nền kinh tế Trung Quốc bắt đầu phát triển. Gia đình tỷ phú đánh giá thị trường Trung Quốc sẽ là cơ hội phát triển rất lớn. Sau nhiều thập kỷ phát triển, khi đầu tư ra nước ngoài, họ vẫn tuân thủ chiến lược đầu tư của gia đình và có 1 bản đồ tài chính vững chắc mà không dựa vào vay mượn.
Gia đình tỷ phú Henry Sy không chỉ mở rộng kinh doanh ở Trung Quốc, mà từ năm 2002, Henry Sy và nhà đầu tư Lý Gia Thành đã cùng nhau phát triển thị trường bán lẻ Philippines, đồng thời thành lập chuỗi cửa hàng sản phẩm cá nhân Watsons tập trung vào dược mỹ phẩm và các sản phẩm chăm sóc cá nhân.
Trong 1 doanh nghiệp gia đình đa dạng, chủ tịch Henry Sy cho phép các con trai và con gái của mình kinh doanh "tách biệt" theo chuyên môn hoặc sở thích cá nhân, đồng thời phụ trách các loại tài sản khác nhau trong ngành công nghiệp khổng lồ của gia đình, tạo thành 1 hiện tượng kế thừa hợp tác "chuyên về ngành kỹ thuật".
Ông Sy đã từ chức Chủ tịch tập đoàn vào năm 2017 và đảm nhận chức danh Chủ tịch danh dự khi để những người con của mình cùng đội ngũ lãnh đạo điều hành đáng tin cậy ở vị trí lãnh đạo. "Ông ấy đã ra đi bình yên trong giấc ngủ vào sáng sớm thứ Bảy." - Thông báo của gia đình tỷ phú vào năm 2019.
Bên cạnh sự giàu có và óc kinh doanh xuất thần, Henry Sy còn được nhiều người ngưỡng mộ bởi cách giáo dục con cái. Có 6 người con, ông luôn dạy các con phải đề cao tính kiên trì và chăm chỉ lao động. Từ khi 13 tuổi, các con của vị tỷ phú này đã phải đến siêu thị xếp hàng hóa lên các quầy kệ và làm thu ngân. Giờ đây, các con và cháu của ông đều tham gia vào việc kinh doanh của gia đình. Cả 6 người con của tỷ phú đều được thừa kế tập đoàn. Trong đó, Teresita Sy Coson - con gái cả của ông thường đại diện cho SM tại các sự kiện quốc tế và được xem là người sáng giá nhất kế nhiệm tỷ phú Henry Sy.
Bà Phương Hằng hả hê nói về Mr Đàm, tuyên bố nghiệp quật, nói thêm 1 câu sốc Minh Lợi09:58:19 21/12/2024Thông tin diễn biến của vụ kiện Đàm Vĩnh Hưng với vị nhà giàu ở Mỹ - ông Gerard Williams (chồng ca sĩ Bích Tuyền) - vẫn khiến dư luận đặc biệt quan tâm. Mới đây, bà Phương Hằng chính thức nhắc tên nam ca sĩ.
4 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
7 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
4 | 3 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
5 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
5 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
5 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
5 | 0 Thảo luận | Báo cáo