Lã Hậu dã tâm cao, vì sao Lưu Bang vẫn để yên, lịch sử nêu rõ ra sao?
3 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
Trong lịch sử nước ta, có ghi chép lại câu chuyện của vị võ tướng, có công khai hoang vùng nông thôn hẻo lánh, biến thành một thương cảng tấp nập, sầm uất kẻ mua người bán, có tiếng trong thế kỷ XVIII.
Trong sách Biên Hòa - Đồng Nai xưa và nay (NXB Tổng hợp Đồng Nai - 2005), các nhà nghiên cứu lịch sử đã đưa ra hai sự kiện lớn trong những năm cuối thế kỷ XVII và xuyên suốt thế kỷ XVIII. Hai sự kiện đó là: "Việc xây dựng Văn miếu Trấn Biên năm Ất Mùi 1715, mở nền quốc học ở phương Nam và việc Nông Nại Đại Phố (cù lao Hiệp Hòa) trở thành một thương cảng quan trọng của vùng đất Nam bộ".
Thương cảng cù lao Phố là một trung tâm thương mại và giao dịch với nước ngoài sầm uất nhất miền Đông Nam bộ được ra đời bởi Trấn Biên Đô đốc tướng quân Trần Thượng Xuyên (1655-1725) - vị võ tướng có tài kinh bang tế thế được vua Minh Mạng và Thiệu Trị phong là Thượng đẳng thần và được nhân dân vùng Đồng Nai - Gia Định tôn kính gọi là Đức Ông. Người dân lập đền thờ ghi nhớ công lao như bậc tiền hiền khai mở vùng đất mới Nam bộ, hàng năm đến ngày 20/10 âm lịch tổ chức cúng tế trang trọng. Đặc biệt nhất là đình Tân Lân (tọa lạc bên bờ sông Đồng Nai, thuộc địa bàn P. Hòa Bình, TP. Biên Hòa) nơi cả thế kỷ nay thờ tự Đức Ông Trần Thượng Xuyên.
Vào tháng 4/1679, chúa Hiền Nguyễn Phúc Tần được sớ tâu có một đoàn quan binh Trung Hoa do Tổng binh thủy lục Dương Ngạn Địch cùng Phó tướng Hoàng Tấn trấn thủ Long Môn và Tổng binh Trần Thượng Xuyên cùng Phó tướng Trần An Bình trấn thủ các châu Cao, Lôi, Liêm thuộc vùng Quảng Đông, sau khi phất cờ "bài Mãn phục Minh" không thành đã đem 3 ngàn quân gia đi trên 50 chiến thuyền chạy sang nước Nam "nguyện được làm dân mọn".
Chúa Nguyễn cùng triều thần bàn bạc: "Lúc ấy ở Bắc Hà đang có biến, vả lại họ ở xa mới đến, hư thực chưa hay, lại y phục ngôn ngữ bất đồng, nhất thời thật khó giải quyết ngay. Nhưng họ đang cùng quẩn mà chạy sang, lại tỏ bày lòng trung thực, về nghĩa cũng không thể từ chối được; vả lại xứ Đông Phố (một tên gọi khác của đất Gia Định xưa) của nước Cao Miên, đất đai màu mỡ có đến ngàn dặm, triều đình chưa rỗi để lo liệu, chi bằng tận dụng sức lực của họ, giao cho họ khai hoang đất đai để ở, ấy cũng là một cách làm mà được ba điều lợi. Nghĩ vậy, triều đình mới tổ chức khao đãi ân cần, chuẩn y cho giữ nguyên chức hàm, phong cho quan tước rồi lệnh cho tới Nông Nại (Đồng Nai) làm ăn, gắng sức khai thác đất đai". (Gia Định thành thông chí - quyển 3: Cương vực chí).
Thế là nhóm Long Môn của Dương Ngạn Địch theo cửa Đại, cửa Tiểu đến Mỹ Tho (nay thuộc tỉnh Tiền Giang) định cư; nhóm Cao, Lôi, Liêm của Trần Thượng Xuyên theo cửa biển Cần Giờ vào lưu vực sông Đồng Nai đoạn Bàn Lân (nay là TP. Biên Hòa) lập nghiệp.
Số người Hoa do Trần Thượng Xuyên cầm đầu đến định cư ở Biên Hòa phần lớn là binh lính, cùng với thương nhân và giới quý tộc Đại Minh giàu có thuộc các nhóm Hải Nam, Phúc Kiến, Triều Châu, Hẹ, Quảng Đông. Thời gian đầu định cư binh lính và gia nhân của số người Hoa này tiến hành khai khẩn đất đai để canh tác nhằm giải quyết vấn đề lương thực, thực phẩm thiết yếu cho cuộc sống. Sau đó chỉ có một bộ phận tiếp tục làm nông nghiệp, phần lớn số người Hoa còn lại bắt đầu tìm cách khôi phục lại những ngành nghề truyền thống của mình như khai thác đá, sản xuất gốm, chế tạo các mặt hàng gia dụng... Sở trường và phổ biến hơn cả là làm thương mại, mở quán ăn... "Chủ tướng" Trần Thượng Xuyên cùng các doanh gia có tầm nhìn cao rộng hơn. Họ nhìn thấy cái cù lao không lớn lắm nằm giữa sông Phước Long (tức sông Đồng Nai) có một vị trí rất thuận lợi trong việc giao thương với hệ thống đường thủy từ Bắc xuống Nam, lên Cao Miên và xuống miền Tây Nam bộ. Đặc biệt trên cù lao này đã sớm là nơi có các nghề thủ công như: dệt chiếu, dệt tơ lụa, gốm, đúc đồng, nấu đường, làm bột, làm đồ gỗ...
Thế là các phú thương người Hoa rời Bàn Lân chuyển qua cù lao lập nghiệp. Và bằng uy tín của mình "Trần Thượng Xuyên chiêu tập người buôn nước Trung Quốc đến lập ra phố xá, mái ngói, tường vôi, lầu quán cao ngất, dòng sông rực rỡ, ánh nhật huy hoàng, liền nhau tới năm dặm, chia thành ba đường phố, đường phố lớn lát đá trắng, đường phố ngang lát đá ong, đường phố nhỏ lát đá xanh, toàn thể đường bằng phẳng như đá mài, kẻ buôn tụ tập, thuyền đi biển, đi sông đều đến cuốn buồm neo đậu, đầu đuôi thuyền đậu kế tiếp nhau, thật là một chỗ đô hội. Các nhà phú thương buôn to bán lớn chỉ ở đây nhiều hơn, có người cả nước đều biết tiếng" (Gia Định thành thông chí - quyển 6 Thành trì chí).
Nông Nại Đại Phố được hình thành không những thu hút giới thương nhân Trung Hoa, mà cả tàu buôn phương Tây, Nhật Bản, Mã Lai, Chà Và... đến giao thương mua bán. Do đó thương cảng này đã nhanh chóng trở thành một trung tâm thương mại đáp ứng rất tốt các dịch vụ xuất nhập khẩu hàng hóa. Dày dạn kinh nghiệm thương trường, các thương nhân người Hoa định cư ở cù lao Phố đã tổ chức mạng lưới thu gom các loại nông lâm thổ sản ở Đồng Nai khắp các vùng Long Thành, Nhơn Trạch, Vĩnh Cửu như: lúa gạo, gỗ, ngà voi, gạc nai, dược thảo, mật ong, sáp ong, trà, đường, tôm càng, sò huyết, cát, đá, chiếu, đồ gốm... tạo thành nguồn hàng chủ động cung cấp với một hệ thống kho bãi thích hợp. Đồng thời nhập vào các loại đồ sứ, tơ lụa, vải bố, thuốc bắc, đồng, vật liệu trang trí đình chùa, nhang đèn, giấy, vàng, bạc...
Vua triều Nguyễn chỉ ăn cơm bằng đũa cây Kim Giao, lý do gây bất ngờ! Thảo Mai17:02:27 17/01/2024Từ xa xưa, vua chúa đã có quy trình chặt chẽ nhằm đảm bảo an toàn khi ăn uống các món sơn hào hải vị. Đặc biệt, để đề phòng bị hạ độc, các vua triều Nguyễn đã dùng đũa Kim Giao để ăn.
3 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
4 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
8 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
5 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
20 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
4 | 1 Thảo luận | Báo cáo